Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Tiền công đức, vài điều tản mạn

Tạ Hữu Đỉnh
Chủ nhật ngày 20 tháng 4 năm 2014 8:00 PM

 

                                “Thứ nhất tu gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”

                                                                                  (Tục ngữ)

 

Bản tin thời sự mười chín giờ, ngày 7/1/2014 của Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, mùa lễ hội năm nay, Nhà nước sẽ không phát hành tiền lẻ để đáp ứng nhu cầu đổi tiền lẻ của người dân đi lễ hội nữa. Vì chi phí in một đồng tiền lẻ mới, lại tốn phí đến mấy đồng tiền lẻ cũ. Đài không cho biết mệnh giá đồng tiền lẻ là bao nhiêu? Nếu là hai trăm và năm trăm đồng, thì ở ngoài thị trường đã rất khó tiêu rồi. Và Đài cũng cho biết, không in tiền lẻ, còn vì một lý do khác nữa, là nhiều tiền lẻ quá, nên cán bộ, nhân viên các Ban quản lí lễ hội phải đếm tiền rất vất vả. Chỉ riêng chùa Thiên Trù (trong hệ thống chùa Hương), sau mùa lễ hội, đã phải thuê hơn hai chục chuyến xe tải, để chở tiền công đưc về Hà Nội. Biên tập viên Kiều Trinh còn cho biết, mỗi năm nước ta có hơn tám nghìn lễ hội. Nếu những thông tin đó đúng là sự thật, thì biết bao công sức đã bỏ rá để đếm tiền. Và đoàn xe chở tiền, có thể phải đến mấy vạn chiếc. Chả thua kém gì đoàn xe chở vũ khí, đạn dược vào chiến trường miền Nam thời chống Mỹ cứu nước.

Nếu so sánh về lợi nhụân của nhà chùa, với các xí nghiệp kinh tế quốc doanh, thì sự trái ngược rõ thật buồn cười. Nhà nước phải bỏ ra rất nhiều tiền vốn, để thành lập các tập đoàn kinh tế. Như Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Vinashin, Tập đoàn Vinaline v…v…Nhưng lợi nhuận từ các tập đoàn này đem lại thì ít, mà thua lỗ thì nhiều. Như Tập đoàn Vinahsin đấy…  Nếu Nhà nước không tiếp tục rót tiền vào để cứu nguy (mà người ta đã gọi tránh đi là “tái cơ cấu”), thì chắc chắn tập đoàn này đã phá sản từ lâu rồi. Còn ở các chùa, Nhà nước chẳng phải bỏ ra xu vốn nào, nhưng tiền công đức thu về thì không hề nhỏ!

Thế mới biết nhà chùa thu được lắm tiền. Và cái câu thành ngữ: “Tiêu tiền chùa” là chuyện có thật, vừa đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng.. Mà xem ra nguồn thu này lại rất bền vững. Dù tình trạng suy thoái kinh tế thế giới có tái diễn, thì nguồn thu này cũng vẫn ổn định. Vì nó dưạ trên nền tảng tâm linh và tín ngưỡng rất kiên định của người dân nước Việt ta.. Vậy nên, để bảo đảm sự công bằng trong xã hội, đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận: Nhà chùa vừa là một tổ chưc tôn giáo, vừa là một tổ chức kinh tế. Mà trong thực tế, giữa nhà chùa và Ban quản lý lễ hội đã liên kết với nhau theo kiểu: “Công tư hợp doanh” từ láu rồi. Và cũng đã đến lúc, các nhà kinh tế học phải đặt cho liên doanh này một cái tên cho đàng hoàng. Chẳng hạn như: “Tập đoàn Vinatamlinh”, hay: “Tập đoàn Vinatinngương” v…v…

Còn bảo Nhà nước không phát hành tiền lẻ, vì bị “lỗ vốn”. Chẳng biết cái tin đó có đúng không? Nếu đúng thì chẳng hoá ra bao nhiêu năm nay phát hành tiền lẻ, ngành Tài chính đã làm thất thoát của công quỹ không biết bao nhiêu tiền ? Thế mà chẳng thắy ông bà tài chính nào bị phê bình, bị kỷ luật?...

Vậy, vì sao du khách đi lễ hội lại có nhu cầu đổi tiền lẻ? Vì đền chùa càng ngày càng được xây dựng nhiều hơn. Và lễ hội cũng càng ngày càng được tổ chức nhiều hơn. Tỉnh nào, địa phương nào cũng muốn tổ chức lễ hội thật “hoành trang”để thu hút khách du lịch đến địa phương mình, càng nhiều càng có lợi nhiều. Mà đền chùa nào cũng vậy, Ban quàn lí và nhà chùa đặt rất nhiều hòm công đức. Hòm công đưc ở trước cửa chùa, ở trong chùa. Hòm công đức ỏ trung tâm bái đường, ở hai bên tả hữu bái đường. Hòm công đức ở chùa cao, chùa thấp, ở chùa trong, chùa ngoài…Và hòm công đức càng nhiều bao nhiêu, thi nhu cầu đổi tiền lẻ của du khách càng tăng lên bấy nhiêu. Vì người đi chùa dâng hương lễ Phật, ai cũng muốn bỏ một chút mồ hôi công sức của mình vào hòm công đức, để Phật phù hộ cho mình mạnh khoẻ, an khang thịnh vượng. Nhưng tiền thì ít, mà hòm công đức thì nhiều. Không lẽ bỏ tiền vào hòm này, trước các Phật (tượng) ở đây, mà lại không bỏ vào hòm công đức, trước các Phật (tượng) ở ban thờ bên kía. Cho nên người ta đổi tiền lẻ, để hòm nào mình cũng có tiền bỏ, cho lương tâm khỏi phải áy náy. Nếu Nhà nước không phát hành tiền lẻ nữa, thì người dân đi lễ hội sẽ phải chi phí nhiều hơn. Vì họ sẽ phải bỏ vào các hòm công đức những đồng tiền có mệnh giá cao hơn. Và như vậy cũng có nghĩa là con số thu của cái “Liên doanh” giữa “đời” và “đạo” kia, tự nhiên cũng tăng vọt lên.

Song việc đổi tiên lẻ chỉ là nhu cầu của du khách bình dân. Còn những người giầu, và nhất là các “đại gia” thì họ đua nhau bỏ tiền tỉ ra công đức cho các nhà chùa, để Phật phù hộ cho họ thăng quan, tiến chức, giầu sang phú quý hơn. Và nhất là để tên tuổi của họ sẽ được khăc ghi vào chuông đồng, bia đá, lưu danh nuôn thuở…

Người đang viết những dòng này, đã có lần đến thăm quan Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Cao nguyên này bạt ngàn đồi núi trồng toàn thông xanh biếc. Có lẽ cả nước ta không ở đâu có thảm thực vật thông to đẹp và mênh mông đến thế. Có cây thật vĩ đại, phải đến ba người ôm mới xuể. Khí hậu quanh năm chỉ trên dưới 20 độ xê. Kể ra, du khách ai đã có dịp ghé qua đây, cũng không nên quên tên người đầu tiên đã phát hiện ra cao nguyên vô cùng đẹp đẽ này: Nhà thám hiểm Yersin. Cao nguyên hoàn toàn không có trúc. Nhưng các tu sinh được đảo tạo ở đây, chắc theo môn phái Trúc Lâm Yên Tử. Cho nên thiền viện ở rừng thông nhưng lại gọi là rừng trúc. Ở đây có một quả chuông rất lớn. Tôi chưa được thấy bao giờ. Có lẽ do chuông quá to, nên không treo ở trong giảng đường. Người ta làm riêng một căn nhà tròn ra ngoài vườn để treo chuông. Các chỉ số đường bán kính, chiều cao, cân nặng, giá thành, và cả tên tuổi người cung tiến đều được chạm khắc trên thành chuông. Rất tiếc rằng tôi không ghi, nên chỉ nhớ “thí chủ” được khắc tên là gia đình một Việt kiều ở Canada.

Nghe đâu, chùa Ba Vàng ở thành phố Uông Bí (đang xây), vừa đúc một quả chuông, giá tỉ rưỡi hay tỉ bẩy gì đó. Và có một “đại gia” ở Hà Nội về, xin được công đức số tiền đó. Nhưng Hoà thượng trụ trì từ chối, bảo: “Chuông chùa để thỉnh gọi các vong linh trầm luân lưu lạc về nơi cửa Phật, để được Phật Tổ cứu vớt, độ trì cho siêu thoát, nên để cho phật tử thập phương công đức”. Tuy nhiên, vị “đại gia” ấy vẫn được nhà chùa nhận cho được công đức một cây cột bê tông, giá hơn hai trăm triệu đồng. Lại còn trường hợp, một “đại gia”, tuy là người ở trong tỉnh, nhưng chậm chân đến muộn, nên chỉ nhận được làm một đoạn đường bê tông đi lên chùa, giá hơn trăm triệu,

Như vậy là quả chuông ở chùa Ba Vàng Uông Bí, không có tên người công đức như quả chuông ở Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Nhưng rồi đây, khi hoàn thành công trình đồ sộ, nhiều nghìn tỷ đồng này, chắc chùa Ba Vàng sẽ đúc bia đá, để ghi tên những người công đức.

Từ chuyện xây dựng chùa Ba Vàng, người viết bài này trộm nghĩ:  Giá Chính phủ cho phép các “đại gia”, ai tự nguyện bỏ tiền ra xây dựng bệnh viện, thì được khắc tên vào bia đá, để taị bệnh viên đó, như bia khắc tên người công đức để ở các chùa. Thì tình trạng quá tải, năm sáu người trên một giường bệnh, chắc chẳng bao lâu sẽ chấm dứt.

Xin được trở lại chuyện hòm công đức: Nếu bảo, để bảo đảm mĩ quan cho các lễ hội, nên Ban quản lý cấm những người nghèo khổ không được đến ăn xin. “Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”. Tất nhiên việc làm này là cần thiết. Song, hàng vạn chiếc hòm công đức, đủ loại to nhỏ, mới cũ khác nhau được đặt ở khắp nơi thờ tự tôn nghiêm kia, liệu có đẹp đẽ hơn, hay cũng giống hệt những kẻ ăn mày, đứng chìa tay ra xin du khách thập phương bố thí? Vậy có nên dẹp các hòm công đưc đi, mà thay vào đó bằng một hình thức nào văn minh hơn và đẹp đẽ hơn không?

Mà không chỉ có một loại hòm công đức đâu. Mùa lễ hội năm nay, lại thấy một loại hòm nữa, ghi hai chữ “Giọt dầu”. Ngày xưa chưa có điện, mà ở nơi thờ tự nào thì cũng sử dụng các phẩm vật như: hương-đăng-hoa-trái. Đăng là đèn (dầu). Vậy, những chiếc hòm ghi hai chữ “Giọt dầu” kia, liệu có phải là thông điệp của nhà chùa muốn báo cho các phật tử biết rằng: Họ có bỏ tiền vào đó thì mới đến tay nhà chùa. Nếu đúng như vậy, thì chúng ta cũng có thể hiểu rằng cái liên doanh này đang có sự va chạm về quyền và lợi. Hay cũng có thể nói là, giữa những bao tải tiền được xếp lên ô tô chở về Hà Nôị, và những đồng tiền được để lại cho nhà chùa, chắc có sự chênh lệch nhiều ít khác nhau, cho nên hai đồng tiền ấy đang va chạm nhau. Mà va chạm về cái gì kia, chứ va chạm về quyền và lợi thì quyết liệt lắm. Chắc còn phải lâu lâu mới đến hồi kết thúc. Ấy là còn chưa kể số tiền bị “dính tay” các quan chức đã quá vất vả vì phải đếm tiền! Mà cái khoản “dính tay” này xem ra cũng không phải là ít…

Con trai ông bạn tôi được đi học tập và lao động ở Liên Xô (khi khối Xô Viết còn tồn tại). Ngày hết hạn về, anh ta không có đài bán dẫn, nồi áp suất, bàn là… đem về như các bạn, mà chỉ có mỗi cái va ly bẹp, với mấy bộ quần áo. Vì các nàng thiếu nữ Nga xinh đẹp quá, và rượu votka Nga ngon quá! Ở nhà ắn bám một thời gian, rồi ông bố lại dùng uy tin của mình, xin cho con được cái chân xé vé ở rạp chiếu bóng nghèo kiết. Thế rồi chẳng biết trời xui đất khiến thế nào, anh ta lại được chuyển công tác vào Ban quản lý lễ hội. Và rồi chỉ sau có dăm ba mùa lễ hội, ông cựu nhân viên xé vé ấy đã trở thành người giầu có. Mà chẳng ai biết ông ta làm giầu bằng cách nào? Nếu bảo ông ta đếm tiền bị “dính tay”, thì không có bằng chứng. Nhưng cũng có một điều hiển nhiên ai cũng biết. Đó là tất cả cán bộ, nhân viên các Ban quản lý lễ hội đều giầu có, và chưa thấy các vị ấy xin chuyển đổi đơn vị công tác bao giờ.

Thưa bạn, còn một điều tản mạn cuối cùng, và cũng là điều tôi thắc mắc, nhưng không giải đáp được. Vậy xin trình ra đây, nhờ các bậc cao minh chỉ bảo cho. Đó là số tiền công đức Ban quản lý lễ hội để lại cho nhà chùa, hay nói cách khác là chia cho nhà chùa, để hương đăng thờ Phật. Chắc Phật Tổ sẽ tri ân, phù hộ độ trì cho các tín chủ. Vậy còn số tiền công đức được chở về Hà Nội, để Nhà nước sử dụng. Nhưng Nhà nước thì không có khả năng phù hộ độ trì cho tín chủ. Vậy, liệu Đức Phật ngài có vui lòng làm giúp Nhà nước công việc đó không?...

 

 TP Uông Bí, ngày 27/2/2014