Từ độ mang gươm đi mở cõi.
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long (Nhớ Bắc – Huỳnh Văn Nghệ).
Nếu nhắc đến Thăng Long thì nhớ ngay đến vua Lý Thái Tổ (ngược lại cũng thế)
VUA LÝ THÁI TỔ : Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖) (974 – 1028), húy là Lý Công Uẩn (李公蘊), là vị Hoàng Đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ (殿前指揮使), là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư (華閭) bấy giờ. Ông được lực lượng của Đào Cam Mộc (陶甘沐) và sư Vạn Hạnh (萬行) tôn làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từHoa Lư về thành Đại La (大羅) vào tháng 7 năm Thuận Thiên thứ hai (1010), và thành này được đổi tên thành Thăng Long (昇龍)( Theo Bách Khoa toàn thư – WIKIPEDIA).
Hiện nay, đức vua Lý Thái Tổ được dựng tương uy nghiêm bên bờ hồ Hoàn Kiếm, để thần dân chiêm bái, cầu nguyện và tổ chức kỹ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam (nói chung) và thủ đô Hà Nội (nói riêng). Năm 2010 thủ đô Hà Nội đã tổ chức lễ kỹ niệm 1.000 năm thiên đô từ Hoa Lư đến Hà Nội, thành lập thành Thăng Long theo lệnh của vua Lý Thái Tổ.
Lễ và Hội thật vô cùng hoành tráng, nhiều kỹ lục Guinesses mới được thành lập : Con đường gốm sứ dài nhất thế giới …. Tiêu tốn (nghe đâu vài trăm nghìn tỷ đồng), mần ba bộ phim hoành tráng ( lớn nhất trong lịch sử ngành điện ảnh Việt Nam) : Lý Công Uẩn, Huyền Sử Thiên Đô và Thái sư Trần Thủ Độ, mất 216 tỷ đồng, đến nay biết chắc rằng các phim nầy không hiệu quả ….
Đó là chuyện qua rồi, nhắc sơ lại thôi. Số là từ đầu năm 2014 dương lịch đến nay, vua Lý Thái Tổ có hai lần chứng kiến chuyện không vui (nếu không nói là vô cùng phiền phức) :
- Chuyện thứ nhất : Vào ngày 19/01/2014 số người dân yêu nước, tỏ lòng thành kính tri ân 74 chiến sĩ Hải quân hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Hoàng Sa với quân xâm lược Trung Quốc vào ngày 19/01/1974. Khi đoàn người mang vòng hoa, nhang, đèn đến bên chân của vua Lý Thái Tổ, thì bị các ông Công an mang máy xẻ đá, xẻ đá gây tiếng ồn, tỏa bụi đá mù mịt, che khuất cả gương mặt của nhà vua, bụi đá bay cả vào tai, mắt , mũi, miệng của ngài, số bụi bám vào đến nay vẫn còn .
- Chuyện thứ nhì : Ngày chủ nhật ngày 16/02/2014 các nhà yêu nước , nhân dân đến tượng đài vua Lý Thái Tổ đặt tràng hoa , thắp hương kỷ niệm ngày 17/02/1979 Trung quốc xua trên 600.000 quân sang xâm lược, đánh phá 6 tỉnh biên giới phía Bắc, giết hại đồng bào ta và các chiến sĩ ta đã anh dũng chiến đấu hy sinh trong trận chiến phi nhân nầy. Khi đoàn người yêu nước đến thì vang dội tiếng hát bài hát “Con Bướm Xinh” (Nhạc Trung quốc), cùng một số cặp nhảy nhót trước tượng đài . Họ múa theo nền bài hát Tàu ,bài hát tên : Trung Hoa chính nghĩa, theo video clip do ca sĩ Trung quốc Ngô Tiểu Như trình bày, được nhạc sĩ Hồ Quang Hiếu, đạo nhạc, đặt lời việt là “Con Bướm Xuân”, nhằm cản trở đoàn người yêu nước . Trời ạ ! , Xem bài : 35 năm ! Hãy nhảy múa ăn mừng của Trần Mạnh Hảo, và bài : Những bước nhảy đầy ấn tượng trước tượng đài vua Lý.
Bình luận của Giáo sư Trần Hữu Dũng: Trấn áp, dù tàn bạo, bất nhân, cũng có nhiều cách. Có cách thì phải công nhận là khôn ngoan, có học, có cách thì ngu xuẩn, vô học. Cách trấn áp này thuộc loại sau. (Bi hài hơn nữa là những người có "sáng kiến" này hẳn đang ngồi quanh bàn nhậu, dương dương tự đắc, vỗ đùi tự khen "diệu kế" của mình) QUÊ CHOA , Đọc bài thơ Vong quốc nô nhảy bài Vong quốc vũ của Thái Hữu Tình, nhớ thơ Đỗ Mục …….
Đoàn người phải chuyển đi dâng hương trước Tháp Bút ..
Các anh hùng, các nhân dân đã chiến đấu với quân thù, giữ bình yên cho chúng ta còn có được như ngày hôm nay, thì tại sao thắp cho họ một nén hương, viếng một tràng hoa cũng không được. Tại sao ? Mà lịch sử nước Việt Nam há không chạm trán với Trung quốc nhiều lần rồi hay sao ?
Thời nhà Lý, Lý Thường Kiệt từng mang quân chinh phạt nhà Tống chiến thắng và công bố cho nước Tống biết rằng :
: Nam quốc sơn hà nam đế cư.
Tiệc nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.
Nhữ đẵng hành khang thủ bại hư . LÝ THƯỜNG KIỆT
- Vất vả nhất là thời nhà Trần, nước Nam phải chống với giặc Mông Cổ, đội quân xâm lược mạnh nhất thời bấy giờ ( từ Á sang Âu), mà thắng đến những ba lần, oai hùng làm sao, . Khi thắng giặc, không lấy làm kiêu, mà vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308), phải ngậm ngùi :
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã. ( Xã tắc hai phen chồn ngụa đá)
Sơn hà thiên cổ điện kim âu . ( Non sông nghìn thuở vững âu vàng)
Nhà vua nhớ lại một danh tướng Trần Bình Trọng, không may sa vào tay giặc, khẳng khái quát : “Thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc “
- Rồi Hịch Tướng Sĩ của Hưng Đạo Đại Vương.
- Rồi Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.
- Một sứ thần Giang Văn Minh (1573 – 1638). Khi đi sứ sang Tàu, ông đã tát nước vào mặt vua, quan Tàu : vua Minh Dụ Tông (Sùng Trinh) và Chu Do.
Chu Do ra câu đối : Đồng trụ chí kim đài dĩ lục ( Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc) , nhắc lại cột đồng được chôn bởi Mã Viện sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Giang Văn Minh đối : Đằng Giang tự cổ huyết do hồng ( Đằng Giang thưở trước máu còn loang đỏ) nhắc lại 2 trận chiến sông Bạch Đằng thời Ngô Quyền và thời Trần.
Nghe xong, vua nhà Minh bừng bừng nổi giận, quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách nấu đường trám vào mắt và miệng của ông, rồi cho người mổ bụng xem : “bọn sứ thần An Nam to gan, lớn mật đến đâu”. Ngày đó là ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỹ Mão 1638
Ông Giang Văn Minh được mệnh danh là vị Sứ thần “Bất nhục quân mệnh” .
- Rồi một mùa Xuân Kỹ Dậu 1789 lừng lẫy, hào hùng của Hoàng đế Quang Trung., thây giặc Thanh nổi bều mặt sông Hồng .
Ngày 14 tháng ba năm 1988 lại đến rồi .tới : Ngày tưởng niệm các chiến sĩ Hải quân hy sinh tại đảo Trường Sa rồi vua Lý Thái Tổ ôi ! Đã là 26 năm, thời gian đủ dài , đến giờ nầy các liệt sĩ ấy vẫn chưa được vinh danh, chưa một lần được công khai ….Ngài phải chịu liên luy nữa thôi, nhưng chiêu thức chi thì chưa rõ .
Kẽ hậu bối xin có ý kiến đạo đạt đến ngài :
- Ngài báo mộng cho mấy ông : Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Khắc Mai, Phương Bích, Dương Tường …… nếu có tưởng niệm nữa thì đi kéo đến Gò Đống Đa, đền thờ Sầm Nghi Đống mà tưởng niệm, cứ đốt nhang tại đền mà khấn vái ….: đừng vái Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Đống thì được thôi .
Hoặc là Về đi thôi, Ngài ạ !
- Về đâu : Lên núi Yên Tử ở với Phật Hoàng Trần Nhân Tông, nơi nầy có cái Chùa Đồng to nhất Việt Nam, có tập thơ thần nặng nhất và lớn nhất Việt nam ( có vào Giunesses Việt Nam và thế giới cả đấy, đã được gởi dự giải Nobel văn chương nữa đấy, ghê chưa ?….), nhưng e rằng đức Phật Hoàng thấy cảnh nhốn nháo hiện nay và cảnh ngộ của ngài vừa qua, có lẽ cũng bỏ chùa mà đi nơi khác rồi …. Bọn chúng hiện nay đa số là buôn thần, bán thánh cả .
- Hay là Ngài về lại quê cũ, nơi Ngài chào đời là : hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, tên mới ngày nay là làng Dương Lôi, phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ở , được biết nơi đây có đền thờ của Ngài đấy . Ôi ! phải chi 216 tỷ mần ba cuốn phim mà giúp cho cái làng Dương Nội một bệnh viện và vài mươi cái phòng học được quá Ngài nhỉ ? Công đức của Ngài người dân được hưởng thì phần hương khói cho Ngài cũng không tệ, tiếc thay không được như thế !
- Nếu không ổn nữa, thôi thì Ngài lên núi Tản Viên, sống cùng chàng Sơn Tinh và nàng Mỵ Nương yêu kiều kia đi, không chừng Ngài gặp Phật Hoàng Trần Nhân Tông đang tạm trú nơi đây . À chuyện nầy nữa, bác Huỳnh Văn Nghệ ở trong Nam, nhờ nếu Ngài có gặp Thần Rùa ở Hồ Hoàn Kiếm , năn nỉ ông ta trả lại thanh kiếm thần, để dân Nam chống giặc , giặc đang lăm le ở biển Đông rồi :
Ai đi về Bắc xin thăm hỏi.
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa.
Hoàn kiếm hồn xưa, Linh Quy hỡi. ( Bài thơ Nhớ Bắc của
Bao giờ mang kiếm trả dân ta ? Huỳnh Văn Nghệ . Ga Sài Gón 1940)
Nhớ lại một bài ca vọng cổ xưa “Trống loạn Thăng Long Thành của soạn giả Viễn Châu, anh Minh Cảnh ca, lúc còn 9, 10 tuổi tôi rất thích và mê, vào mạng tìm , may quá, nghe lại : Khúc nhạc mở đầu vừa bi, vừa hùng : …. Thăng Long ơi ! nghe chăng tiếng trống… tiếng trống thê lương, Thăng Long sắp mất, uy danh sắp tàn, đời ta nát tan ….. hay lắm quí vị ạ ! vị Tổng Đốc Hoàng Diệu giữ không được thành, tuẫn tiết theo thành …. Mời quí vị mở nghe , chia sẽ cùng nỗi lòng với Tổng Đốc Hoàng Diệu .
Còn giờ đây : Trước những hiện tượng khó giải thích dưới chân tượng đài vua Lý Thái Tổ, kẽ hậu bối mạo muội thưa với Ngài rằng :
VỀ ĐI THÔI : Ngài Lý Thái Tổ ôi !!! . .
19/02/2014 TRỊNH KIM THUẤN