Cậu bé Nguyễn Tường Khang, năm nay vừa đầy 12 tuổi, là người Mỹ gốc Việt, em mới học hết lớp 6 bậc tiểu học ở Fairfax, bang Virginia, Mỹ. Cậu bé 12 tuổi đã lọt vào tốp 4 trong vòng chung kết và xuất sắc trở thành người chiến thắng trong cuộc thi tài năng diễn thuyết tổ chức vào năm 2010 với chủ đề giáo dục của NAACP tổ chức tại thành phố Suffolk. Không những thế, những ý tưởng của cậu còn được coi là đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama. Sau đó, Nguyễn Tường Khang được một trường đại học ở Virginia mời “lên bục Giảng đường đại học” với vai trò là Giảng viên thỉnh giảng…
Cậu bé Nguyễn Tường Khang, sinh ngày 31 tháng 2 năm 1999, là người Mỹ gốc Việt, học hết lớp 6 bậc tiểu học ở Fairfax, bang Virginia, Mỹ. Năm nay 12 tuổi. Khang đã khiến giới báo chí cũng như nhiều người Mỹ bất ngờ bởi tài diễn thuyết cực “đỉnh” của cậu. Khang được một trường đại học ở Virginia mời đến trong vai trò là giảng viên thỉnh giảng về môn “khoa ăn nói”. Mỗi tuần có 4 giờ diễn thuyết, tiền thù lao mỗi giờ $250. Và tất nhiên, “học trò” đều là những người lớn tuổi hơn cậu. Thật hiếm có trường hợp nào đặc biệt như Nguyễn Tường Khang, mặc dù mới chỉ là một học sinh tiểu học nhưng Khang đã tự tin thể hiện khả năng diễn thuyết “thiên bẩm” của mình trên bục giảng của giảng đường đại học ở Mỹ. Có lẽ Nguyễn Tường Khang là một “Giáo sư thỉnh giảng” trẻ nhất nước Mỹ.
Trong cuộc thi tài năng diễn thuyết tổ chức vào năm 2010 với chủ đề giáo dục của NAACP, Khang đã gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo và khán giả bởi tài hùng biện, cái nhìn sâu sắc cũng như những suy nghĩ rất chín chắn. Cậu bé 12 tuổi đã lọt vào top 4 trong vòng chung kết và xuất sắc trở thành người chiến thắng.
Không những thế, những ý tưởng của cậu còn được coi là đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama, đồng thời truyền đạt cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục.
Khang không chỉ là một niềm tự hào của gia đình và người Việt nói riêng mà còn là đại diện xuất sắc của cộng đồng người Châu Á nói chung tại nước Mỹ.
Trung tuần tháng 2 năm 2011, một e-mail được chuyển đi với nội dung nói về một bé trai 11 tuổi đọat giải nhất trong một cuộc thi tại Virginia. E-mail này nhanh chóng được chuyển đi nhiều lần. Chúng tôi đã liên lạc được với gia đình Nguyễn Tường Khang. Xin mời xem buổi trò chuyện nhỏ giữa Hoàng Lan Chi và Nguyễn Tường Khang. Cháu Khang trả lời cuộc phỏng vấn hoàn toàn bằng tiếng Anh, nên chúng tôi xin giới thiệu nội dung qua bản dịch của Đỗ Văn Phúc. Nội dung cuộc nói chuyện như sau:
HLC: Chào cháu Khang! Cháu có thể cho tôi biết vài điều về bài thuyết trình của cháu trên Youtube?
Khang: Cháu có ba bài để dự thi được đăng trên Youtube. Các đề tài là: “Sự tự nhận thức”, “Hoà bình có ý nghĩa gì cho tôi”, và “Giáo dục”. Bài thuyết trình được nhiều người xem nhất là về “Cảm hứng trong Giáo dục”. Dù bài này không đoạt giải, nhưng đó là bài quan trọng nhất của cháu. Sở dĩ cháu cho là quan trọng nhất, là vì cháu nhận thấy các bậc cha mẹ đã không chịu dành thì giờ với con cái. Bài luận văn này như là một thông điệp khuyến khích các bậc cha mẹ quan tâm đến việc học hành của con cái, chứ không thể cứ đổ thừa cho trường học và các thầy giáo về sự kém cỏi của con mình. Bài thuyết trình mà cháu đoạt giải nhất là với đề tài: Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi.
HLC: Ai đứng ra bảo trợ cho cuộc thi? Cuộc thi tiến hành ra sao? Ai tài trợ? Cháu đã tham dự như thế nào? Có điều kiện gì không?
Khang: Cuộc thi do Hiệp hội Thăng tiến cho Người Da Màu (NAACP) bảo trợ, và được tổ chức tại thành phố Suffolk, Virginia, với sự yểm trợ và tài trợ của Tổ chức Thi đua diễn thuyết công cộng. Tổ chức này do bà Lauren Davis lập ra. Tùy theo lứa tuổi, cuộc thi được chia ra làm 4 nhóm. Người đoạt giải trong nhóm sẽ được vào vòng bán kết; người đoạt giải vòng bán kết sẽ vào chung kết. Cháu đã đoạt giải nhất và vào chung kết với bài diễn thuyết về Sự cảm hứng trong Giáo dục. Trước đây, cuộc thi dành cho lứa tuổi từ 13 đến 19. Nay họ nới thêm, từ 11 đến 19 tuổi. Người tham dự không phải đóng lệ phí nào. Ai muốn dự thi, có thể ghi danh tại trang web
www.thepublicspeakingcontest.comHLC: Năm nay, đề tài là gì? Cháu mất bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho cuộc thi?
Khang: Có rất nhiều đề tài khác nhau. Năm nay, có 8 cuộc thi, kể cả chung kết. Cháu tham dự 4 cuộc thi. Đó là; “Haiti”, “Tự nhận thức”, “Hoà bình có ý nghĩa gì với tôi”, và “Giáo dục.”
Cháu dành từ 1 đến 4 tuần để nghiên cứu, soạn bài nói và thực tập. Vì phải còn nhiều bài vở ở trường, thời gian rất eo hẹp. Cháu phải thực tập bất kỳ lúc nào, bất cứ nơi đâu mà cháu có dịp. Ví dụ như: khi ăn sáng, lúc ăn trưa, trên xe buýt...
HLC: Cháu đã từng dự thi bao nhiêu lần? Tôi thấy cháu tự tin và có vẻ người lớn, cháu có thấy lo âu khi tham gia lần đầu không?
Khang: Cháu từng tham dự nhiều cuộc thi như bơi lội, cờ vua, Wushu, Thái cực đạo. Nhưng đây là lần đầu cháu tham dự diễn thuyết trước công chúng. Lần này, cháu dự thi 4 đợt. Tuy nhiên, cháu đã được huấn luyện trong 3 năm về thuyết trình trước công chúng tại Young Speaker Club, nơi mà cháu phải diễn thuyết mỗi tuần một lần.
HLC: Khi ban Tổ Chức xướng tên người thắng giải từ dưới lên, cháu có cảm giác thế nào? Cháu nghĩ thế nào? Cháu có nghĩ rằng cháu sẽ đoạt giải nhất không?
Khang: Lúc đó, cháu đang ngồi trên ghế. Ba cháu nghiêng qua cháu và khen cháu. Khi Ban Tổ chức tuyên bố rằng các vị giám khảo đã có kết quả chung kết, cháu đứng thẳng lên và nghe rất chăm chú. Ông điều phối viên rút tên ra chậm chậm. Cháu thấy như mọi người đều căng thẳng chờ nghe kết quả chung kết. Ông ta rút tên người đoạt giải tư. Không phải cháu. Cháu thở hắt ra. Rồi vị giám khảo rút tên người giài nhì. Ông ta chậm rãi đọc: Ông... Cháu rất bồn chồn lắng nghe. Nhưng ông ta cũng không kêu tên cháu. Ba cháu lại nghiêng qua nói rằng cháu đã đoạt giải nhất. Cháu nhìn ba cháu và nhận biết ông rất nghiêm chỉnh khi nói thế. Vị chủ toạ, ông Charles Gates, Chủ Tịch NAACP, rút tên người đoạt giải nhì và nói: “Tôi thích phần này, và ghi nhớ rằng tất cả mọi người đều là người chiến thắng”. Ông ta đọc tên một người nào đó, và lúc đó, là cháu biết chắc mình đoạt giải nhất.
HLC: Ai hướng dẫn cháu đi vào lĩnh vực này? Khi mới vào cuộc, cháu có cảm giác ra sao? Cháu có thấy hứng thú và nhiệt tình trong việc học hỏi hay bất cứ gì khác không?
Khang: Ba năm trước, lúc cháu mới 8 tuổi, ba cháu đưa cháu đến một lớp học về diễn thuyết trước công chúng tại một trung tâm giải trí địa phương. Cháu không biết gì về lớp này; cháu cũng không biết gì về diễn thuyết. Cháu đến vì ba cháu bảo rằng lớp này rất quan trọng. Sau khi tham quan, cháu nghĩ rằng ý của ba cháu rất hay, vì những gì cháu làm sẽ ảnh hưởng đến tương lai mình.
HLC: Cháu học thuyết trình ở đâu? Ai là thầy cháu, và tiến trình học thế nào?
Khang: Cháu học tại Câu lạc bộ Diễn giả trẻ (YSC), một tổ chức bất vụ lợi tại Fairfax, Virginia. Chương trình một khóa kéo dài 8 tuần. Mỗi tuần một giờ, vào các ngày thứ Tư, thứ Bảy hoặc Chủ Nhật. Có ba cấp. Cháu học ở cấp cuối cùng, là cấp cao. Chúng cháu có nhiều thì giờ tranh luận, huấn luyện và sử dụng trang thiết bị về truyền thông. Cháu muốn học đi học lại nhiều lần để thêm kinh nghiệm. Cháu cũng học hỏi từ Youtube, xem các giải vô địch thế giới và huấn luyện viên.
HLC: Hiện cháu đang học trường nào? Ngoài giờ học ở trường, cháu có tham gia sinh hoạt thể thao, nghệ thuật?
Khang: Cháu đang học chương trình “chuyên” tại Trường Tiểu học Hunters Woods. Cháu chơi đàn Violin, cờ Vua, tham gia nhiệm vụ đi tuần và hoà giải tại trường. Ngoài trường, thì cháu học Thái cực đạo và Wushu mỗi tuần 7 giờ. Cháu sắp lên đai đen Thái cực đạo, và cấp Xanh của Wushu.
Từ năm 7 tuổi, cháu đã dự thi bơi lội. Mỗi mùa hè, cháu bơi với đội Raston Swim Team - Rifge Height Sharks sáu ngày 1 tuần. Cháu tham dự Swim-a-thon để gây quỹ. Năm ngoái, cháu bơi 198 vòng, khoảng 3 dặm. Cháu thích bơi bướm. Cháu cũng theo học tại trường Việt Ngữ Thăng Long. Cháu cũng học ba năm về diễn xuất, một năm hội họa, vẽ chân dung.
HLC: Với khả năng diễn thuyết như thế, cháu có nghĩ rằng mình sẽ theo nghề này không?
Khang: Cháu còn nhỏ và đang còn khám phá, nên chưa quyết định nghề nghiệp tương lai. Cháu còn phải học hỏi nhiều. Nhưng cháu biết nếu làm điều gì, thì phải làm tốt việc ấy.
HLC: Cháu có chia sẻ với bạn đồng lứa phương thức học hỏi và làm việc không?
Khang: Thật ra, cháu chẳng có phương thức nào cả. Cháu sử dụng Quizlet (một loại câu hỏi trắc nghiệm) nhiều. Đó là là chương trình dùng các bản để giúp ghi nhớ các dữ kiện cho bài thi. Cháu tin ở sự cố gắng; không bao giò bỏ cuộc trước khi hoàn tất công việc. Cháu cũng tin vào sự khoáng đạt, và chấp nhận thử thách.
HLC: Trong việc học hỏi, cháu có gặp điều gì khó khăn? Và cháu làm sao để vượt qua?
Khang: Cháu thường hỏi ba cháu giúp ý kiến. Cha mẹ biết nhiều do họ đã từng trải. Ba cháu có thể ngồi và cùng làm việc với cháu cho đến khi cháu thực sự hiểu và vượt qua các khó khăn.
…
HLC: xin cảm ơn cháu và chúc cháu thành công.