Trang chủ » Tài liệu tham khảo

ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ SỐ 14 LẠ LÙNG

sưu tầm
Thứ năm ngày 25 tháng 7 năm 2024 4:48 PM

… Khi tôi đọc về tiểu sử của Tổng bí thư, tôi nhận thấy cuộc đời của ông gắn bó rất nhiều với số 14, không phải chỉ vì ông sinh ra vào ngày 14 Dương lịch và qua đời vào ngày 14 Âm lịch. Số 14 đã gắn bó mật thiết với ông tới nỗi, tôi tự hỏi, phải chăng có một sự tâm linh huyền bí nào đó ở đây?
- Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 Dương lịch và qua đời ngày 14 Âm lịch.
- Ông sinh năm 1944, tức 14 năm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- Ông là người đứng đầu Đảng nhiệm kỳ thứ 14, lần lượt sau các vị Trịnh Đình Cửu (phụ trách lâm thời), Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh (lần 2), Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh.
- Tên của ông “Nguyễn Phú Trọng” có đúng 14 chữ cái. Nếu tính thêm các chữ cái khác để tạo thành dấu tiếng Việt thì nó sẽ thành 14 + 4 chữ cái. 14-4 chính là ngày sinh của ông.
- Quê của ông xưa thuộc tỉnh Bắc Ninh, khi chuyển khẩu sang Hà Nội thì nó giữ nguyên tên thôn, chỉ đổi tên xã và huyện. Nhưng trùng hợp là dù ở Bắc Ninh hay Hà Nội thì tổng số chữ cái tạo nên tên xã và huyện vẫn là 14. Đó là xã Hội Phụ, huyện Đông Ngàn (Bắc Ninh) nay thành xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).
- Nếu tính từ thời điểm nước Việt Nam mới ra đời ngày 2-9-1945, có tổng cộng 14 vị Tổng thống Mỹ xuất hiện và Joe Biden – vị Tổng thống Mỹ cuối cùng bắt tay ông Trọng – chính là người thứ 14 trong danh sách. Nó diễn ra ở thời điểm 14 tháng trước khi kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 tiến hành.
- Ông vào Đảng ngay sau khi hoàn thành 14 năm học, bao gồm 10 năm phổ thông và 4 năm Đại học.
- Thời gian học nghiên cứu sinh của ông ở Việt Nam là 32 tháng, ở Liên Xô là 24 tháng, tổng cộng là 14 x 4 = 56 tháng. 14-4 là ngày sinh của ông, nhắc lại.
- Ông làm việc tại Tạp chí Cộng sản từ năm 1967 với tư cách cán bộ bình thường trong 14 năm thì được lựa chọn vào nhóm hạt giống đỏ và sang Liên Xô học tập vào năm 1981.
- Sau 2 năm học tại Liên Xô, năm 1983, ông chính thức trở thành cán bộ của Đảng với chức vụ đầu tiên là Phó ban Xây dựng Đảng của Tạp chí Cộng sản. Năm 1997, ông trở thành cán bộ cấp Trung ương khi gia nhập Bộ Chính trị, cũng đúng 14 năm sau khi đảm nhiệm chức vụ đầu tiên trong sự nghiệp.
- Trong nhiệm kỳ Chủ tịch Quốc hội của ông, Quốc hội đã thông qua việc sáp nhập Hà Tây (tỉnh có đúng 14 đơn vị cấp huyện) vào Thủ đô Hà Nội – quê của ông.
- Năm 2011, ông được bầu làm Tổng bí thư sau 14 năm công tác trong Bộ Chính trị.
- Tính đến khi qua đời, năm 2024 là năm thứ 14 ông đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tối cao của Đảng.
- Năm 2018, Quốc hội khóa 14 đã bầu ông giữ chức Chủ tịch nước.
- Ông bị đột quỵ tại Kiên Giang ngày 14-4-2019.
- Kể từ năm 2006 – thời điểm mà ông Trọng được bầu vào danh sách “Tứ trụ”, tức lãnh đạo hạt nhân của Việt Nam – cho đến nay, có tổng cộng đúng 14 người từng đảm nhiệm các vị trí Tứ trụ này, bao gồm: Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Tô Lâm, Nguyễn Tấn Dũng, Phạm Minh Chính, Nguyễn Sinh Hùng,
13:17
/-hea
/-strong
/-heart
:>
:o
:-((
:-h