Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

SẼ CÒN GẶP ĐƯỢC NHIỀU VIỆT KIỀU NHƯ THẾ..

Tô Hoàng
Thứ bẩy ngày 16 tháng 3 năm 2024 7:49 PM




Trên chuyến bay Zeta từ Sydney về Việt Nam, tôi tình cờ được gặp và trò chuyện với anh T.-một Việt kiều qua Úc định cư từ những năm 1975- 1976. Anh về nước lần này khg phải là lần đầu. Tiếc rằng tôi khg kịp ghi lại hình ảnh và số di động của anh. Câu chuyện tâm sự đứt nối của anh T trên máy bay bỗng

gợi trong tôi những cảm xúc ấm áp và niềm tin về một ngày hòa nhập thực sự giữa " bên thắng cuộc" và " bên thua cuộc"..

Anh T. kể:

- Trong các thời kỳ ở Sài gòn trước ngày 30 tháng Tư năm 1975, thịnh vượng, huy hoàng, đáng nhớ nhất là trào ông Ngô Đình Diệm. Ông này là chính khách có học, từng bôn ba nước ngoài, khg làm chính trị để làm giàu, để vinh hoa phú quý cho riêng mình, gia đình mình.Thời đó, VNCH vượt trội hơn hẳn các nước châu Á, Đông Nam Á, kể cả Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan. Chỉ thua Nhật Bản, Singapore.Ông Diệm có cái tâm vì người Việt, vì đất Việt...

- Còn vì sao Mỹ diệt anh em nhà Diệm à? Vì Mỹ muốn mở mặt trận ở VN để gây sự nhắm chiếm thị trường Trung quốc. Mà ông Diệm khg muốn việc ấy nên Mỹ phải "xử" anh em ông ta, dùng bọn tướng diều hâu đào tạo ở Mỹ về. Lịch sử đã chứng minh Mỹ luôn dùng những vùng đất càng xa nước Mỹ càng tốt; xương máu của người nước khác, để làm giàu cho chính nước họ. Khi cuộc chiến bùng nổ thì Mỹ kiếm lời bằng việc buôn bán vũ khí. Tiếp bom tiếp đạn đập cho tan nát, san cho bằng cho hết thì sẽ nhẩy vào kiếm chác bằng đầu tư, xây cất lại...Đó là mánh lới làm giàu truyền thống của các chính giới, các nhà tài phiệt Mỹ mà..

- Vụ tàu hải quân VNDCCH tấn công tàu Madoxx Mỹvào mùa thu năm 1964, nghe tin này, ở Sài gòn nhiều anh em chúng tôi bảo nhau: các chú Mẽo lại chơi trò " tay trên" . Hải quân Hà Nội yếu như vậy, dại gì họ chơi trò " lấy trứng đập vào đá". Các chú Mẽo kiếm cớ gây chuyện đây. Quả nhiên chỉ vài hôm sau Fantom Mỹ bắn phá miền Bắc khắp nơi...

Anh T. kể:

- Sau tháng Tư năm 1975, tôi cùng gia đình sang Mỹ và đã có ý định cư ở đấy. Nhưng cuộc sống ở Mỹ nhộn nhạo quá, nhu cầu phải kiếm tiền, phải làm giàu thôi thúc quá. Mà tôi thì thích sự yên ổn, phẳng lặng, kiếm đủ để sống nhẹ nhàng, thanh thản là được rồi. Thế là tôi quyết định sống lâu dài tại Úc, anh ơi..

Ở Úc không có sự phân biệt giàu nghèo. Ngày hè, người Úc ra đường chỉ cần mặc chiếc áo phông, quần soọc, đi đôi giép lê là được rồi. Có phân biệt chủng tộc đấy, nhưng không nặng nề. Anh qua Sydney thì tận mắt anh thấy rồi: phố xá không băngron, cờ xí nhiều. Người ta không lớn tiếng yêu cầu Xóa đói giảm nghèo, không tính tỷ lệ phần trăm số hộ vượt nghèo; càng không cao giọng tất cả vì dân, do dân..Nhưng trong mọi họat động xã hội, ở khắp mọi nơi đều in rõ dấu ấn coi trọng con người, chăm nom săn sóc tới những ai bị thiệt thòi nhất. Ở các ngã ba, ngã tư, trên lối sang đường đều có chỗ sẻ thấp cho người tàn, khuyết tật. Bến tàu, bến xe cũng vậy: ngoài thang cuốn, thang đi bộ đều có thang máy trợ giúp người già, người tàng tật. Ở bên này kiếm được tấm bằng lái xe kỳ khu lắm anh ạ. Đơn giản, không phải chỉ học để lái được xe mà phải học, phải thuộc rất rất nhiều các quy định đi đường. Ví như, đèn đỏ bật lên rồi đấy, bất ngờ có ai lao qua đường, xe vẫn phải dừng lại. Còn nếu anh cứ phóng,đâm phải người, lái xe phải ra tòa, chứ không phải đổ lỗi cho người đi sai...

- Nói gì thì nói, ông Hồ Chí Minh vẫn là người tài trong việc hoạch định chiến lược chiến thuật. Ví dụ như thế này: Trong thơ chúc Tết của Ông Cụ, ngay từ năm 1969 đã chỉ ra:

...đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào

Ví như Ông Cụ lẫn mà kêu gọi:

..đánh cho Mỹ ngụy cùng đổ nhào.. thì sao đây?

Vào mùa xuân năm 1973, khi hiệp định Paris được ký kết, nhìn vào các điều khoản 2 bên thỏa thuận, ở Sài gòn, nhiều anh em chúng tôi xôn xao hỏi nhau: Tại sao phía Mỹ lại ngu dại, chấp nhận rút hết quân ra khỏi Miền Nam, để mình quân lực VNCH đương đầu với Việt Cộng? Vì anh em chúng tôi hiểu rằng, dù Mỹ có hứa chi viện tối đa phi pháo cho quân đội Sài gòn, thì xét thuần túy về mặt tâm lý, tướng tá, lính láp Sài gòn đều hiểu rõ rằng, rời Mỹ ra, là họ chịu thua rồi..

- ..Nếu Mỹ còn ở lại Việt Nam, chiến tranh hẳn sẽ nhùng nhằng, thắng thua chưa ngã ngũ. Thành thử, ngay từ tháng 3,năm 1974, sau khi Hiệp nghị Paris được ký kết, anh em chúng tôi đã bảo nhau: Mỹ là chỗ dựa lưng của chúng ta, nhưng bây giờ họ phủi tay, buông bỏ chúng ta . Tướng Dương Văn Minh nhận ngay ra điều này và khi lên điều hành ở Phủ Đầu Rồng, ông ta án binh bất động, rồi nhanh chóng ký với Hà Nội thỏa thuận đầu hàng. Để cứu lấy Sài gòn còn lành lặn, nguyên vẹn như hôm nay. Anh nghĩ sao, liệu sẽ có lúc nào đó không, một đường phố, một khu công viên nào đấy sẽ mang tên tướng Dương Văn Minh? Đáng làm lắm chứ !

- Tại sao Mỹ bỏ rơi Miền Nam Việt Nam để Miền Bắc nắm thời cơ " ào ào xốc tới" à ? Vì ngay từ năm 1973, khi Tổng thống Mỹ Nicxơn sang thăm Bắc Kinh, 2 cường quốc này đã thực thi màn giao hữu ngoại giao bóng bàn. Chú Mẽo vốn tinh ma, thực dụng. Biết Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình ngả vào lòng mình rồi, đã ngoạm được miếng lớn thì thiết gì ba thứ lẻ tẻ? Nghĩ chỉ tội nghiệp cho những anh nhược tiểu vốn nghĩ ngợi cạn kiệt, tầm nhìn không qua khỏi gót chân...

- ..Dẫu sao Nam Bắc được về một mối, Việt Nam trả lại ngàn xưa thông tuông từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu, bom đạn chấm dứt, vợ chồng con cái, anh em ly tán nay được về chung một mái nhà, cũng là tổ nghiệp còn biết thương người Việt mình. Nhìn sang Bắc Hàn, Nam Hàn bây giờ thấy mà ghê. Chỉ cần một giây thôi, một kẻ nổi máu điên sẽ ra sao đây?

Tiếc rằng chúng ta đã bỏ lỡ mất cơ hội ngàn vàng...

Tôi định hỏi anh T thêm xem cơ hội ngàn vàng ấy là sao? Liệu cơ hội ấy có khả thi không? Nhưng đã đến thời điểm lên máy bay. Mà anh T thì ngồi hàng ghế gần tổ lái, còn tôi ngồi gần sát phía đuôi. Rồi gà gật, rồi thiếp ngủ, rồi quẩn quanh lo toan rất tiểu nông của " các cụ già bắn rơi máy bay đứt đuôi ", nhỡ mình bỗng đột quỵ, nhỡ mình bỗng bí tiêu bí tiểu, chả lẽ máy bay hạ cánh xuống biển để cấp cứu cho mình sao?

Tiếp tới là nhốn nháo, xếp hàng, đổi hàng ở chỗ xét thị thực nhập cảnh. Và không thể gặp anh T. được nữa..