Trên thế giới hiện có 3 Chỉ số Trích dẫn (Citation Index) loại lớn:
- Science Citation Index,SCI (Chỉ số Trích dẫn Khoa học SCI) ;
- Social Science Citation Index,SSCI (Chỉ số Trích dẫn Khoa học xã hội
SSCI);
- Art & Humanities Citation Index,A&HCI (Chỉ số Trích dẫn Nghệ thuật
và Nhân văn A&HCI).
Trong đó SCI là tập hợp số liệu kết quả nghiên cứu khoa học lớn nhất, chủ
yếu là ấn phẩm chuyên ngành định kỳ và luận văn (papers) thuộc lĩnh vực
khoa học tự nhiên và khoa học ứng dụng, liên quan tới 106 phương hướng
học thuật (toán, lý, hóa, địa chất, cơ khí, robot, máy tính v.v…).
SSCI chủ yếu gồm ấn phẩm chuyên ngành định kỳ và luận văn thuộc lĩnh
vực khoa học xã hội, liên quan tới 25 phương hướng học thuật (ngôn ngữ, xã
hội, tâm lý, địa lý, chính trị, nghiên cứu khu vực, truyền thông v.v…).
A&HCI gồm 14 phương hướng học thuật liên quan nghệ thuật, triết học, văn
học, kiến trúc, lịch sử, thần học v.v…
Mới đây một nhóm nhà khoa học trẻ Trung Quốc đã thống kê phân tích tình
hình 3 Chỉ số Trích dẫn nói trên trong 10 năm qua, kết quả như sau:
- Trong SCI, các văn bản tiếng Anh chiếm 98,05%. Nghĩa là hơn 7000 ngôn
ngữ còn lại chỉ chiếm chưa đến 2%. Khối thứ 2 là từ No.2 (tiếng Đức) đến
No.6 (tiếng Bồ Đào Nha). Khối thứ 3 là từ No.7 (tiếng Ba lan ) đến No.16
(tiếng Croatia).
Xét về văn bản khoa học kỹ thuật, có chưa tới 20 ngôn ngữ quan trọng nhất,
trong đó Trung văn đứng thứ 4, nhưng tỷ lệ lại chỉ có 0,28%.
- Trong SSCI, tiếng Anh vẫn có vị trí thứ nhất, chiếm 96,2% tổng số văn
bản. Khối thứ hai gồm các thứ tiếng: Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha,
Nga. Khối thứ 3 gồm từ No. 7 (tiếng Czech) đến No. 20 (tiếng Nhật). Tiếng
Trung Quốc xếp thứ 22, thật đáng suy ngẫm.
- Trong A&HCI, tiếng Anh chiếm 75,3%. Khối 2 gồm tiếng Pháp, Đức,
TBN, Ý, Nga. Khối 3 gồm từ No. 7 (tiếng Bồ Đào Nha) cho tới No. 16
(tiếng Lithuania). Trung văn xếp thứ 10.
Số liệu trên cho thấy tiếng Trung Quốc (và chữ Hán) có vai trò quốc tế thật
bi quan.
Nguyễn Hải Hoành tổng hợp