Nhà báo ấy là ông Hữu Thọ. Tôi cũng đã nói nhiều về ông. Viết nhiều về ông. Nay tôi nói thêm những gì trước đây tôi chưa nói. Không phải té nước theo mưa. Ngày nhà báo qua rồi. Chuyện ông vẫn có tính thời sự.
Hữu Thọ là nhà báo lớn. Ông từng giữ nhiều trọng trách của Đảng: Tổng biên tập báo Nhân Dân, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Trợ lý Tổng Bí thư và rất nhiều các chức tước khác. Tuy nhiên, ông vẫn không bỏ nghề. Dù ở trọng trách nào, ông cũng vẫn là một nhà báo. Dù bận việc, ông vẫn viết hàng ngày. Không có thời gian trong giờ hành chính thì viết vào lúc nghỉ trưa. Có bài báo chỉ bằng một ...bàn tay, tãi ra phong phanh vài trăm chữ, có khi vài chục chữ, mà vẫn nói được những vấn đề lớn. Nhiều bài viết của ông, xứng đáng là tác phẩm kinh điển, có thể làm sách giáo khoa cho ai muốn học nghề. Ông cũng rất tài đúc kết kinh nghiệm. Thế nào là một nhà báo giỏi? Tôi hỏi ông thế. Ông bảo: Đó là người có TÂM SÁNG, LÒNG TRONG, BÚT SẮC. 6 chữ đó giờ đã thành tiêu chí định hướng cho ngành báo chí.
Trong công tác quản lý báo chí, hay quản lý văn nghệ nói chung, tôi thấy ông cũng rất xuất sắc, đặc biệt là việc xử lý những vấn đề phức tạp. Hồi ông làm công tác tư tưởng, ở Hội Nhà văn có một tác giả rất có tài, nhưng anh không "bay theo đường dân tộc đang bay", cũng không nghĩ những điều Đảng nghĩ, có người yêu cầu phải xử lý, thậm chí phải kỷ luật thật nặng, hỏi ý kiến ông, ông bảo, kỷ luật thì dễ thôi. Nhưng kỷ luật thì Đảng được gì? Hội Nhà văn được gì và Dân được gì? Cậu ấy lại có tài. Mà tài năng bao giờ cũng hiếm. Chúng ta không dĩ hoà vi quý. Cũng phải giữ đúng nguyên tắc, giữ nghiêm kỷ luật, nhưng cách xử lý phải khéo. Cần rút kinh nghiệm trong vụ xử lý nhân văn giai phẩm. Đối với nhà văn, hay giới trí thức, cần tránh bắt bớ.
Nhà báo ấy là ông Hữu Thọ. Tôi cũng đã nói nhiều về ông. Viết nhiều về ông. Nay tôi nói thêm những gì trước đây tôi chưa nói. Không phải té nước theo mưa. Ngày nhà báo qua rồi. Chuyện ông vẫn có tính thời sự.
Hữu Thọ là nhà báo lớn. Ông từng giữ nhiều trọng trách của Đảng: Tổng biên tập báo Nhân Dân, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Trợ lý Tổng Bí thư và rất nhiều các chức tước khác. Tuy nhiên, ông vẫn không bỏ nghề. Dù ở trọng trách nào, ông cũng vẫn là một nhà báo. Dù bận việc, ông vẫn viết hàng ngày. Không có thời gian trong giờ hành chính thì viết vào lúc nghỉ trưa. Có bài báo chỉ bằng một ...bàn tay, tãi ra phong phanh vài trăm chữ, có khi vài chục chữ, mà vẫn nói được những vấn đề lớn. Nhiều bài viết của ông, xứng đáng là tác phẩm kinh điển, có thể làm sách giáo khoa cho ai muốn học nghề. Ông cũng rất tài đúc kết kinh nghiệm. Thế nào là một nhà báo giỏi? Tôi hỏi ông thế. Ông bảo: Đó là người có MẮT SÁNG, LÒNG TRONG, BÚT SẮC. 6 chữ đó giờ đã thành tiêu chí định hướng cho ngành báo chí.
Trong công tác quản lý báo chí, hay quản lý văn nghệ nói chung, tôi thấy ông cũng rất xuất sắc, đặc biệt là việc xử lý những vấn đề phức tạp. Hồi ông làm công tác tư tưởng, ở Hội Nhà văn có một tác giả rất có tài, nhưng anh không "bay theo đường dân tộc đang bay", cũng không nghĩ những điều Đảng nghĩ, có người yêu cầu phải xử lý, thậm chí phải kỷ luật thật nặng, hỏi ý kiến ông, ông bảo, kỷ luật thì dễ thôi. Nhưng kỷ luật thì Đảng được gì? Hội Nhà văn được gì và Dân được gì? Cậu ấy lại có tài. Mà tài năng bao giờ cũng hiếm. Chúng ta không dĩ hoà vi quý. Cũng phải giữ đúng nguyên tắc, giữ nghiêm kỷ luật, nhưng cách xử lý phải khéo. Cần rút kinh nghiệm trong vụ xử lý nhân văn giai phẩm. Đối với nhà văn, hay giới trí thức, cần tránh bắt bớ. Bắt thì dễ, nhưng thả lại khó và rất lôi thôi. Cũng đừng nghĩ một cách đơn giản và ấu trĩ: Trừng phạt để răn đe. Trong công tác tư tưởng, có khi ngược lại. Chẳng đe được ai đâu. Rồi anh em nó sẽ viết. Không in được trong nước thì nước ngoài in. Gửi ra nước ngoài bây giờ chỉ một nháy chuột. Chẳng ra làm sao! Sắp Đại hội Đảng rồi, đừng làm to chuyện rồi những thế lực thù địch ở nước ngoài, những kẻ xấu trong nước lại lu loa chúng ta đàn áp văn nghệ, đàn áp trí thức, không có dân chủ. Thôi cứ lờ đi. Lờ đi cũng là một kỷ luật mà kỷ luật nặng đấy. Sau này, khi từng trải thêm nhiều, tôi mới thấy cách xử lý của ông là thông minh nhất, đúng đắn nhất.
Hữu Thọ cũng là người sâu sắc trong những vấn đề lớn. Ông không chỉ nói mà còn viết và viết rất sâu sắc về những vấn đề nhạy cảm. Ông bảo nước đã thống nhất rồi, chúng ta đã hợp tác toàn diện với cả những kẻ thù địch rồi, sao người trong cùng một nước thì vẫn không ngồi được với nhau. Lãnh thổ đã thống nhất rồi nhưng lòng người lại cách chia thì sự thống nhất ấy cũng vô nghĩa. Ở ngoài Bắc thì đơn giản, nhưng trong Nam, thì không đơn giản đâu. Có bà mẹ có con là bộ đội giải phóng, nhưng cũng lại có đứa con ở chiến tuyến bên kia. Cả hai đứa đều chết trận. Với bà mẹ thì con nào chẳng là con. Đau lắm chứ. Lỡ lòng nào lại hất một đứa ra khỏi bàn thờ. Nhìn nhận vấn đề đó như thế nào đây. Nước thống nhất rồi thì vấn đề lớn nhất là hoà hợp dân tộc. Có hoà hợp được dân tộc thì nước mới lớn mạnh. Chúng ta tri ân những người hy sinh vì cách mạng. Nhưng cũng đừng quá nặng nề trong việc phân biệt đối xử với những người không cùng chí hướng với chúng ta. Có thế lòng người mới thống nhất được. Phải nói Hữu Thọ rất sâu sắc. Nếu nhà lãnh đạo nào cũng được như ông thì thật là là một hồng phúc cho dân tộc.
Nhiều vấn đề nổi cộm bây giờ, như chuyện chạy quyền chạy chức, vận động, bè phái, Hữu Thọ đã bàn từ mấy chục năm trước. Bài báo có tên là “Chó cắn suốt đêm”. Hữu Thọ kể một lần về địa phương tiếp xúc cử tri. Sau khi xong việc, ông đi dạo quanh xóm, hỏi thăm đời sống bà con. Một cụ bà bảo ông: "Gớm, đêm qua, tôi chẳng ngủ được, ông ạ". "Có chuyện gì thế cụ?". "Chó cứ cắn suốt đêm. Ông đã về đây, ông còn lạ gì!" Bà cụ chỉ bóng gió vậy, rồi hỏi gì cũng không nói nữa. Muốn biết lòng dân thì phải tìm hiểu. Hữu Thọ la cà hỏi chuyện, mới hay làng có cuộc bầu bán một chức vụ gì đó trong cơ sở Đảng. Cái chức bé con con mà cả làng cứ xì xì xầm xầm. Rồi ba bè, bảy nhóm thậm thà thậm thụt đi vận động suốt đêm. Chó cứ nương theo những bước chân rón rén mà sủa ông ổng đến sáng, làm cho dân không thể ngủ yên được. Bà cụ mượn tiếng chó sủa để bóng gió nói nỗi lo lắng của dân về sự mất đoàn kết nội bộ, trong việc tranh giành một cái ghế lãnh đạo. Cái ghế thì bé, nhưng việc bè cánh, phe phái trong cơ sở Đảng thì lại chẳng bé chút nào. Nó chính là hiểm hoạ làm cho dân chán nản, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Còn bàn chuyện ký kết kinh tế, hay chuyện tham nhũng, Hữu Thọ có một bài viết cũng rất ngắn. Bài “Gói ruốc và chiếc ô-tô”. Ông kể về chuyến công tác của ông xuống cơ sở. Một vị lãnh đạo địa phương mời ông lên chiếc xe ngoại mới. Được giải thích là, khi mua một chiếc tàu biển, Hãng bán hàng "biếu không" cho hai chiếc xe du lịch. Một cho đồng chí chủ tịch. Một cho đồng chí bí thư. Mới hay, cái Hãng buôn bán nước ngoài này cũng lõi đời, biết ở ta không chỉ có chủ tịch mà bí thư cũng to, cũng quan trọng không kém nên đã biếu cả hai, chứ không biếu một. Các nhà buôn thường rất biết tiêu tiền. Họ đâu có ném tiền ra gió. Rồi ông chợt nhớ đến cái thời còn là đứa trẻ thò lò mũi xanh. Bấy giờ ở phố Hàng Giấy có một ông chủ hiệu rất tinh quái, đã hiểu thấu bụng dạ trẻ con, biết chúng thích ăn vặt và món chúng mê nhất là ruốc, nên thường bán mỗi cuốn vở, ông ta lại tặng riêng cho mỗi đứa một gói ruốc. Gói ruốc chả đáng là bao. Thế nhưng vì sở thích ấy, lũ trẻ thời đó sẵn sàng mua những cuốn vở xấu xí, không đủ chất lượng, bao nhiêu vở, chúng cũng mua hết, bởi vì tiền của bố mẹ, chứ tiền quái gì của mình. Còn “gói ruốc” thì lại của riêng mình rồi. Gói ruốc và cái xe ô-tô là hai thứ rất khác nhau, và hai thời cũng rất khác nhau, là chuyện một trời một vực. Bây giờ lớn rồi, ai lại nhận gói ruốc. Có nhận thì cũng nhận cái gì ra tấm ra món, như nhà lầu xe hơi và còn hơn thế nữa với số tiền khủng hàng trăm tỷ, ngàn tỷ cho bõ với chữ ký. Người lớn chứ đâu phải trẻ con. Nhưng có khi to đầu mà vẫn còn dại dột, nếu vẫn cứ nghĩ: Tiền của bố mẹ, chứ tiền quái gì của mình. Rồi sự thể sau này muốn ra sao thì ra. Đến lúc có sự cố thì khi đó đã là việc của người khác, lo gì! Có lẽ cũng vì hiểm hoạ đó mà bây giờ. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có sáng kiến kỷ luật cách tất cả những chức vụ đã có của những kẻ tội phạm, cho tất cả chúng vào lò. Đã làm điều ác hại nước, hại dân thì không còn có chỗ nào an toàn để mà hạ cánh.
Cũng có khi Hữu Thọ lùi sâu một khoảng thời gian, lùi đến mấy thế kỷ để bàn về cách dùng người, về mẹo trị dân của các bậc vua chúa. Bài “Quần hiền và trảo nha” cũng chỉ không đầy ba trăm âm tiết. Thời nào cũng vậy, một người dù hiền tài đến mấy, hoặc bạo ngược đến mấy cũng không thể một mình cai trị đất nước, hay trấn trị một phương. Cho nên mới phải dùng người. Và dùng người thường chỉ có hai phép: Quần hiền và trảo nha. Quần hiền là phép tụ tập người hiền tài, muốn nghe chước lạ mưu hay, dùng người đúng việc và kính trọng mọi người, kể cả những người nói ngang, để hình thành một lực luợng hùng hậu, chân tài dưới cờ nghĩa. Còn trảo nha là nanh vuốt, từ điển còn chua nghĩa đời thường là vây cánh, bè đảng. Người dùng thuật trảo nha chỉ nghe một số người, tin một số người, tạo thành tay chân, cài cắm ở mọi nơi và trong mọi việc, lấy đạo trung thành với mình làm mục tiêu, bất kể phải trái. Vua hiền thường dùng phép quần hiền, nhưng lại có lúc dùng thuật trảo nha. Thuở hàn vi lập nghiệp, các vua hay dùng phép cầu hiền để quần hiền, khi thoả mãn địa vị cao sang thì làm điều càn rỡ, không nghe lời ngay thẳng, lòng tin bị ngả nghiêng thì nghi kỵ lan tràn, cho nên hay dùng thuật trảo nha. Quần hiền thì mây lành hội tụ. Sức lúc đầu yếu, nhưng sau mạnh. Trảo nha thì lũ hung đồ và nịnh bợ xuất hiện, bạo lực lan tràn, cũng có lúc mạnh, nhưng lại là cái mạnh nhất thời, lâm vào thế phòng thủ, cho nên là thế yếu và lòng dân ly tán.
Các bài báo của Hữu Thọ thường như vậy. Ông bàn đến nhiều vấn đề lớn trong một bài rất nhỏ. Dù chuyện xưa hay chuyện nay. Tóm tắt bài viết của ông có khi lại còn dài dòng hơn nguyên bản ông viết. Hữu Thọ có khả năng thời sự hoá những chuyện đã trở thành vĩnh cửu và vĩnh cửu hoá những chuyện tưởng như là thời sự, thậm chí cả những cái vụn vặt hàng ngày, chúng ta có thể thấy rồi bỏ qua, nhưng Hữu Thọ vẫn có thể dựng chúng thành những bài báo đọc không nhạt, người đọc cũng không nghĩ đấy là chuyện vụn vặt. Đó là cái tài và cũng là cái tâm của một nhà báo. Những người như thế, trong giới báo chí của ta cũng đâu có nhiều...
Hữu Thọ ra đi cũng đã lâu rồi. Nhưng ông vẫn còn sống mãi trong lòng người có lương tri. Ươc gì ở các thành phố, mà trước hết là Hà Nội, nơi ông sống, và Thái Bình, miền đất đã sinh ra ông có một con đường mang tên ông. Cần giữ ông lại với hậu thế. Đó là một con người rất đẹp mà tôi biết.