Đọc tiểu thuyết GÓC KHUẤT THIÊN ĐƯỜNG của Nguyễn Ngọc Mộc
Với cách viết giản dị, giầu hình ảnh, chân thực, tiểu thuyết “Góc khuất thiên đường” của nhà văn Nguyễn Ngọc Mộc kể lại câu chuyện về cuộc đời của người lính sau những năm trận mạc. Đó là chuyện của thiếu tá Trương Xuân Mạnh.
Sau ngày miền Nam giải phóng, thiếu tá Trương Xuân Mạnh chính trị viên Phó tiểu đoàn vận tải được tăng cường về ngành thương nghiệp phụ trách Bí thư đảng ủy Công ty ăn uống giải khát của quận 18. Mạnh vừa về thăm gia đình sau 10 năm chiến đấu ở chiến trường biết bi kịch của người vợ là Lê Thị Soa, cô giáo dạy lớp một ở xã không chung thủy đã có thai với anh đội trưởng đội chăn nuôi. Biết mình có thai, tay đội trưởng bàn với Soa dựng tình huống để đổ vấy Soa có thai với người bố chồng. Tình ngay, lý gian, quá uất lòng, gia đình nhà chồng tránh sự đàm tiếu của bà con hợp tác xã, phải chuyển nhà từ trong làng Vồi ra bờ đê sông Cái, nhưng cũng không thoát sự châm chọc của người đời. Sau khi con dâu sinh con, người ta giả vờ đến thăm“bà đẻ”, và họ nói con của Soa giống y trang ông Manh (bố của Mạnh, chồng của Soa). Không chịu nổi sự nhục nhã với dư luận, ông Manh mang bệnh rồi qua đời. Căn nhà nhỏ của Soa ven chân để sông Cái gần gia đình ông Ngô Viết Đại dáng người to béo, khỏe mạnh làm nghề chài lưới trên sông Cái, vợ ông phải điều trị nhiều năm ở bệnh viện tâm thần. Trên chuyến đò đi chợ qua sông Cái chẳng may bà mẹ chồng của Soa bị đám, cũng qua đới. Nhà cạnh nhau, ông Đại thường xuyên giúp đỡ gia đình cô giáo Soa. Thế rồi lửa gần rơm, hai trái tim cô đơn tìm đến với nhau sống trong góc khuất của người đời, nhưng là những giây phút thăng hoa thiên đường. Lại biết mình có thai, ông Đại bàn với Soa vào Nam thăm chồng để hợp pháp đứa con trong bụng Soa, nhưng khi Soa đến đơn vị của Mạnh thì anh đang bị kiểm điểm nhận hình thức kỷ luật vì quan hệ bất chính với một cô nhân viên xinh đẹp làm ở cửa hàng ăn uống Hương Đồng của công ty nên Mạnh không gặp vợ. Nhưng Soa trở về quê tung tin, vào thăm chồng trong Nam sau đó sinh cháu gái đặt tên là Mẫn.
Về thăm nhà, Mạnh biết bi kịch gia đình, nhưng anh tin rằng cha anh không bao giờ cha anh có có hành vi đồi bại, anh dự định thuyết phục Soa nói ra sự thật ,nhận tội, anh bỏ, nhưng Soa chanh chua lăng mạ Mạnh và nói xấu người cha chồng. Không chịu nổi sự lăng loàn của Soa, ạnh quyết định sẽ ly hôn. Nhưng như duyên trời đã định, trở lại cơ quan anh gặp cô nhân viên Lương Thị Hạnh người cha nợ tiền đành gả con gái cho viên sĩ quan chế Sài Gòn cũ. Đó là thiếu tá Huỳnh Thanh Bình, sỹ quan chỉ huy của Liên đoàn biệt kích 81. Bình cưới Hạnh không có giấy tờ và ở với nhau được ba ngày thì phải trở về đơn vị biệt kích. Trong trận đánh ở Bù Đăng, đơn vị Mạnh bắt sống được năm tên biệt kích, trong đó có viên sĩ quan Bình, Mạnh là cán bộ chính trị nên hỏi cung, nhưng Bình khai là lính trơn, mấy tên lính là lính, Mạnh xin lệnh trên phóng thích ở thị trấn Phước Bình… Cuối tháng 4 năm 1975, Bình di tản sang Mỹ.
*
Do ghen gét, và mâu thuẫn giữa cán bộ tập kết, cán bộ từ rừng về, cán bộ nằm vùng, Mạnh bị gài nên từ chỗ vô tình đến thăm Hạnh bị đau khi hai người trong phòng riêng cửa đóng. Thế là Mạnh bị buộc có hành vị quan hệ bất chính với nhân viên, mặc dù chẳng ai nhìn thấy, song trai gái trong phòng đóng kín cửa, mà lại là Bí thư đảng ủy của công ty tình ngay, lý gian. Mạnh nhận kỷ luật từ Bí thư đảng ủy công ty, trên đưa về phụ trách trách Trưởng phòng hành chính của quận. Mạnh và Hạnh yêu nhau nên khi Mạnh bị kỷ luật, Hạnh cũng bị công ty cho nghỉ việc. Hạnh ở ngôi biệt thự của gia đình nhà chồng đã di tản sang Mỹ nên đưa Mạnh về sống chung. Sau khi đất nước mở cửa, viên thiếu tá biệt kích Bình ngày nào nay là Việt kiều về thăm người vợ mà Bình cũng không nhớ rõ mặt. Về nhà thăm vợ gặp ông cán bộ Việt cộng đã từng hỏi cung mình hồi chiến tranh ở Phước Bình và số lính được phóng thích còn Bình trốn thoát. Hai người nhận ra nhau, lúc này Hạnh khóc xin chồng tùy xử lý và xin lỗi Mạnh đã giấu kín mình đã có chồng vì Hạnh có thông tin Bình bị tử trận trong trận đánh ở Phước Bình, Mỹ ném bom mất xác. Khi Bình trở về, Mạnh lặng lẽ rút lui về ở trong căn phòng của bộ phận bảo vệ của quận.
Sau này Bình bảo lãnh cho Hạnh qua Mỹ đã bàn với Hạnh bảo lãnh cho Mạnh chuyển hộ khẩu về biệt thự và giao giấy tờ nhà cho Mạnh giữ, nếu nhà vắng chủ sẽ bị chính quyền tịch thu. Căn biệt thự đẹp nên có vợ một cán muốn chiến ngôi biệt thự ấy, song Mạnh cương quyết bảo vệ; bảo vệ lẽ phải nên thế lực tiêu cực lại xử lý Mạnh xuống làm đội trưởng đội bảo vệ ở bến xe liên tỉnh.
*
Trước lúc Hạnh sang Mỹ cùng chồng chị bí mật quyết định có con với Mạnh nên khi sang Mỹ được chín tháng thì sanh con trai. Hạnh đặt tên con trai là Huỳnh Tứ Quý ( tên bộ tranh sơn mài tứ qúy Mạnh vợ chồng Bình ).
*
Ở xóm bờ đê sông Cái vắng vẻ, ông Đại ngày đi đánh cá chiều ghé nhà Soa cho mớ cá và hẹn tối khuya ra gốc cây sung bên cái ao vắng tình tự với nhau. Và lần ấy tháng Sáu, trời nóng, cá bò om nghệ, rượu say ông Đại bị phạm phòng và chết trên bụng Soa. Soa đã đẩy ông Đại xuống ao để người ta cho rằng, ông uống rượu say ngã xuống ao mà chết. Nhưng thầy cúng sau khi xem xác ông Đại, ông thấy cúng bảo rằng người này chết trên cạn không phải dưới ao. Sau đám tang, em ông Đại là ông Đài tìm hiểu qua hai đứa con trai của ông Đại và hai đứa con của Soa, ông linh cảm thấy cái chết của ông Đại có không bình thường liên quan đến bà Soa hàng xóm. Và Soa cũng nhận ra ông Đài đang truy tìm về cái chết của người anh, hình như ông ta nghi ngờ Soa. Để bị miệng ông Đài, Soa lợi dụng cơ hội hợp lý sát hại ông Đài diệt khẩu. Sau khi ông Đài chết, Soa bỗng bị tâm thần, điên điên khùng khùng…
*
Năm tháng qua đi, bốn đứa con của hai gia đình sống cạnh nhà là bạn bè chơi thân với nhau. Thằng Di con trai ông Đại ngày nào nay trưởng thành đã tốt nghiệp trung cấp xây dựng, bé Mẫn con gái của Soa thành thiếu nữ xinh đẹp, anh chàng và cô nàng yêu nhau, nhưng họ hẹn khi nào Di tốt nghiệp nhận việc thì nói với mẹ; mặc dù cả hai đều biết Soa nửa điên, nửa tỉnh.
*
Với Hạnh sau khi sang Mỹ sanh con trai thì bạn cũ của Bình biết anh ta không thể có con do ăn chơi trác táng trước đây và đã chữa ở bệnh viện nhiều lần nhưng không có kết quả, chúng tìm hiểu và biết con của Hạnh có con với Mạnh, cán bộ cộng sản. Một tổ cực đoan tìm cách bắt cóc con của Hạnh làm chứng cứ một âm mưu hoạt động chính trị. Nhưng Bình yêu thương đứa con do Hạnh sinh ra coi như con của mình nên đưa con đi giấu, bọn cực đoan nên chúng không bắt con, chúng Bình hành hạ dẫn đến liệt nửa người.
*
Sau khi bị kỷ luật, Mạnh làm bảo vệ ở bến xe và trong một lần anh chống lại bọn cướp giật bị chúng đánh ngã xuống đường chấn thương sọ não dẫn đến tử vong.
Ở quê, Di tốt nghiệp trung cấp xây dựng về nhà chờ lúc bà Soa tỉnh táo thì dẫn Mẫn đến thưa chuyện. Soa nghe xong lời thưa của Di xin kết hôn với cô Mẫn con gái của bà thì người đàn bà điên khùng bấy lâu nay bỗng kêu ầm lên rằng, thằng Di con ông Đại là anh của con Mẫn, cùng cha khác mẹ, hai đứa không thể lấy nhau được. Và từ đó bà“ Soa khùng” ở xóm bờ đê sông Cái cứ lang thang đầu đường góc chợ cười cười, khóc khóc, mếu máo gặp ai cũng nói rằng :“Thằng Di không lấy được con Mẫn, chúng nó là anh em cùng cha khác mẹ!”. Ở cái làng Vồi này người ta bảo, ai mà tin cái bà Soa điên điên khùng khùng ấy, nhưng những người lớn tuổi thì nghi hoặc hình như… song từ đó anh thanh niên Di bỏ làng ra đi, đi đâu làm gì không ai biết lâu lắm không về, và cô Mẫn từ đó đến nay đã nhiều năm trôi qua cũng không lấy chồng…
Đọc xong 373 trang trong “Góc khuất thiên đường” để lại một nỗi se buồn man mát và nhận ra ở đời cái gì trong sáng, thánh thiện thì đến chết vẫn trong sáng’ được người đời và anh em đồng đội yêu thương; cái gì tàn ác thì phải trả giá như hành vi tội lỗi của mình.
Thì ra tạo hóa công bằng!
Như Thiện