Xét theo họ tên, nhà văn Đức này thuộc nhóm người Praha ( Séc), nhưng gốc gác ông là người Do Thái. Franz Kafka, tên tuổi của ông đồng nghĩa với hai chữ Phi lý. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu văn học vẫn coi các tác phẩm của ông là hiện tượng phản biện sự thật của thời đại.Những tình tiết, những cốt chuyện trong tác phẩm của ông thì mọi người đã quá rành.Nhưng thử hỏi thiên hạ mấy ai biết tới những mối tình của nhà văn này? Chính ở mảng riêng tư ấy càng minh chứng một cách hùng hồn thuyết phi lý mà ông đeo đẳng. Vậy trong cuộc đời thực, Franz Kafka đã yêu ai ?
Vào mỗi dịp tháng Tám trong 2 năm 1905 và 1906 Kafka thường tới nghỉ dưỡng ở một nơi đẹp mê hồn thuộc vùng Siledi, nước Áo. Về kỳ nghỉ phép này ít người biết tới. Nhưng 2 năm ấy chính là thời kỳ diễn ra những mối quan hệ tình cảm khá đáng kể của nhà văn.
Sau này trong thư từ và trong tác phẩm “ Nhật ký” của mình, Franz Kafka đã nhắc tới mà không dấu diếm những chữ đầu tên của một phụ nữ bí ẩn. Các nhà nghiên cứu văn học chỉ biết người đàn bà kia khá nhiều tuổi so với Franz. Một người bạn của nhà văn tên là Max Brod kể lại ông ta đã nhận được từ nơi an dưỡng của Franz một bức bưu ảnh với nét chữ phụ nữ ghi như sau: “ Đây là khu rừng mà ở trong rừng bạn có thể trở thành người hạnh phúc. Hãy tới đây với chúng tôi!”. Phía dưới là một chữ ký không rành rõ.
Bảy năm sau, trong một khu an dưỡng khác, Kafka gặp gỡ một cô gái trẻ hơn ông nhiều. Kể từ ngày đó hai người gắn bó với nhau trong mối thân giao thật sự trong sáng nếu so với cách cánh đàn ông sử sự thường tình đối với phụ nữ. Dường như với sự mẫn cảm đặc biệt, ông không muốn sọc bàn tay thô bạo đụng chạm tới những gì thiêng liêng trong trái tim của cả hai người. Cho dù thiên hạ cứ mê say, cuốn hút bởi những câu chuyện tình do nhà văn sáng tạo nên với khả năng quyến rũ đặc biệt từ phái yếu.
Người tình đầu của Kafka, như chúng ta đều biết là một cô gái thành Vienna có tên là Hedwig Therese Weiler. Với cô gái trẻ hơn ông 5 tuổi này, Franz làm quen vào mùa hè năm 1907 tại Triesch, ( bây giờ là thành phố Trest thuộc nước Cộng hòa Séc ). Vào thời điểm ấy, Therese Weiler, 19 tuổi, đang theo đuổi môn triết học tại Vienna và cùng với cô bạn gái Agata nghỉ hè tại nhà bà của cô.Nhà văn nhớ rõ hai cô gái trẻ-những thành viên xã hội-dân chủ bốc lửa này đã “ca” đến khản giọng những tư tưởng mà họ đang theo đổi đuổi để đối lập lại với chủ nghĩa giáo điều và những gì mà thiên hạ đang bị ám ảnh. Và chả bao lâu sau Franz đã bị Therese, cô gái dáng vẻ mảnh dẻ, eo nhỏ, mũi ngắn hớp hồn. Sau đó là dòng thư từ của hai người sôi réo lên trên đường thư giữa Praha và Vienna.Tiếp tới, khi thì Franz tìm ra cớ để tới Vienna; khi thì Therese tìm cách tới Praha.Franz giúp Therese hoàn tất bài vớ của cô mỗi lần cô tới Praha.Vào đầu năm 1909, giữa hai người xẩy ra chuyện xích mích.Nguyên nhân vì sao ư, đến nay cũng chưa rõ, nhưng Therese yêu cầu Franz trả lại số thư từ cô đã viết cho anh. Lần cuối cùng Franz viết thư cho Therese là vào tháng 4 năm 1909. Lá thư vẫn giữ nguyên sự dịu dàng, thân ái, nhưng Franz không còn gọi Therese bằng tiếng “ Em” trìu mến nữa.
Đến năm 1912 đột nhiên Franz có ý định lấy vợ. Không thể dấu nổi Franz đi tới quyết định này là do tác động của Max Brod, bạn nhà văn-một người bị thắt buộc bởi một quan niệm lạ, bạn mà có vợ rồi không còn là bạn nữa. Như sau này Franz viết trong truyện “Dos Urteil “( Tuyên án )
Ngày 13 tháng 8 năm 1912, gần 9 giờ tối Franz đến nhà cha mẹ của Max Brod. Vào thời điểm ấy ở đó đã có 1 vị khách khác là cô gái Felice Bauer, 24 tuổi mới từ Berlin tới. Một tuần lễ sau Franz ghi lại trong “ Nhật ký”, rằng thoạt đầu anh nghĩ cô gái kia là người hầu gái trong gia đình.Anh không một chút để ý đến cô ta, thậm chí không muốn trò chuyện. Franz phác họa “ chân dung” cô gái như sau: “ Hai lưỡng quyền khá cao, càng như lột rõ vẻ không chút biểu cảm trên khuôn mặt. Áo mở cổ, trễ nải. Ăn vận thoạt nhìn có vẻ suồng sã, sau không phải như thế. Mũi gãy, tóc vàng, vẻ khó gần, cằm phẳng”.
Đọc những dòng trên thật khó hình dung nổi chỉ hai ngày sau Franz đã mê mẩn cô gái này. Nhưng vì Franz là người luôn luôn đối lập tình yêu với tình dục nên vẻ ít hấp dẫn của Felice lại hoàn toàn là cần thiết đối với một người vợ tương lai.Về cô gái này chúng ta chỉ được biết qua thư từ của Franz. Nữ tiểu thư Felice xuất thân từ một gia đình thương gia tầm tầm gốc Do Thái, quê ở Áo nhưng đã định cư tại Berlin. Felice là nhân viên tốc ký tại một cơ sở sản xuất đĩa hát. Tiểu thư học ngôn ngữ Hy La và điều khiến Franz càng vui hơn vì nàng theo chủ nghĩa phục hồi Do Thái.Cũng nói thêm anh rể của Max Brod là bà con của Felice, vì thế tiểu thư mới tới gia đình Brod.
Tiêp nối giữa Franz và Felice là những cuộc trao đổi thư từ. Franz biết rõ mình viết tốt hơn nói nên bắt đầu viết thư cho cô gái mỗi ngày; sau đó là vài bức thư trong một ngày cho tận đến lúc tự ông hiểu rằng làm như vậy là không nên nữa.Thư từ không phải là những thông tin ngắn gọn mà là những giãi bày lê thê.Đương nhiên phong cách nhiều lời như vậy tuyệt nhiên không thể coi là nét điển hình của văn phong Kafka trong tác phẩm “ Những bức thư gửi Felice”.
Có một lần Felice gửi cho Franz bức ảnh khi cô còn là một bé gái.” Anh đã trải qua cảm xúc lạ lùng trước bức ảnh mới em gửi cho anh- Franz viết cho Felice- Em bé gái này hết sức gần gụi đối với anh khiến anh có thể bộc bạch với cô bé mọi điều,rằng anh càng thấy kính trọng những người đàn bà hơn nữa…Nếu giả như trong cuộc đời thật anh phải lựa chọn giữa cô bé ấy và em; có lẽ anh sẽ không phải suy nghĩ gì lâu; không, anh không phải suy nghĩ nữa mà lao bổ về phía cô bé”.
Dịp Lễ Giáng sinh năm ấy Franz không tới Berlin gặp người yêu.Ông viện cớ cần phải ở lại Praha để viết.Nhưng mọi điều vẫn đang mù mờ trong ông. Vào thời gian ấy Franz không viết một truyện ngắn nào như đã nói với Filice.Không một truyện nào cả ! Có một lần Franz chợt nhận ra rằng nếu cộng lại tất cả số thời gian ông đã dùng vào việc trao đổi thư từ với Filice, ông sẽ có thể đến thăm Felice ở Berlin nhiều lần. Sau đó Franz còn nghĩ thêm, nếu hai người ở bên nhau rồi, biết bao chuyện họ sẽ không cần trao đổi bằng giấy mực nữa…
Rồi Tuần lễ Thánh năm 1913 xích lại gần. Sau một thời gian dài lưỡng lự, cuối cùng Franz cũng quyết định lên tầu. Franz và Felice ở bên nhau không lâu: hai người dạo chơi trong công viên, sắm vai như những người tình, khắc tên lồng lên cây..Có lẽ cũng đã đủ thời gian để hai người ôm hôn nhau, hẹn nhau về lần gặp mặt sắp tới tại Troisa.Nhưng việc tỏ lời cầu hôn với Felice thì nhất định Franz phải thực hiện trên giấy!
Nhưng thời điểm giành cho cuộc hẹn hò mới đã không xẩy ra. Tại Troisa, Felice bận dự đám ăn hỏi của người anh trai. Hai người phải chầy chật lắm mới gặp nhau được một lần nữa. Sau lần gặp thứ ba này Felice ít viết thư cho Franz hơn. Franz cũng viện cớ sức khỏe không tốt và nhiều lý do khác để thưa thớt thư từ với Felice. Và ngày 28 tháng 5 ông viết một lá thư cho Felice như ngầm báo cho cô biết từ nay giữa hai người sẽ chấm dứt chuyện trao đổi thư từ.
Nhưng đột nhiên vào ngày 16 tháng 6 Franz bỗng lên tiếng cầu hôn với cô gái. Felice đồng ý liền.Ngay lập tức Fanz ngồi vào bàn bên cuốn “ Nhật ký” tựa như đã bị bỏ quên khá lâu: “ Vì cuộc sống của con người Lửa và Nước vẫn cần ở bên nhau. Cuộc đời có thể trở nên khổ hạnh, khổ hạnh hơn nữa vẫn hơn là sự độc thân.Chính vì lẽ đó tôi chỉ còn một lối thoát duy nhất là lấy vợ. Còn không biết đối với nàng thì sao?”. Những suy ngẫm ấy đã được Franz thể hiện trong truyện “ Das Urteil” ( Tuyên án )”.Nguyên nhân của cơn khủng hoảng xẩy ra giữa các nhân vật chính là từ phía cô người yêu của chàng trai. Liệu có phải bằng vũ khí của mình, cô gái đã giêt chết chàng trai ?
Đám ăn hỏi giữa hai người đã được công bố, nhưng không hiểu vì duyên do gì Franz cứ trần chừ kéo dài thời gian làm đám cưới. Qua đi đúng một năm tròn, lại trao đổi thư, thêm 4 tháng nữa thì quan hệ giữa Franz và Felice chấm dức hoàn toàn.
Các nhà nghiên cứu sáng tác và cuộc đời của Franz Kafka đều gặp nhau ở một điểm: Franz không chỉ yêu một Felice bằng xương bằng thịt mà còn yêu chính cái tình yêu của anh-một tình yêu được trí tưởng tượng của nhà văn vẽ ra qua những ảo ảnh hư thực. Và như cách Franz tự biểu đạt, cái tình yêu mang tên là Franz kia cũng là sự móc nối giữa một sinh thể đã chết với một sinh thể đang sống.
TÔ HOÀNG
( từ Pravada. Ru )