Đó là nhận xét của một cử tri ở TP HCM về các ý kiến chất vấn và trả lời chất vấn mặc dù kỳ họp lần thư X của Quốc hội thực hiện chất vấn “mở” mà các cử tri nhận xét là hoàn toàn mới, chưa hề có tiền lệ trong tất cả các kỳ họp của Quốc hội từ trước đến nay. Lần này Quốc hội không “chốt” danh sách các bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn theo nhóm vấn đề định sẵn. Xin nhắc lại, cử tri từng băn khoăn việc “chốt” danh sách trả lời dễ bị đánh giá là “bẻ ghi” nhằm “né” mối quan tâm hoặc bức xúc của cử tri và Đại biểu Quốc hội về một số vấn đề nổi cộm.
Nội dung chất vấn lần này sẽ là "chất vấn lại tất cả vấn đề đã chất vấn", nghĩa là đại biểu có thể đặt câu hỏi với bất cứ thành viên nào của Chính phủ để “truy hỏi” đến cùng về những lời hứa trước cử tri đã được thực hiện như thế nào, Vậy là tất cả lĩnh vực của 22 bộ, ngành mà cử tri quan tâm sẽ được các Bộ trưởng, trưởng ngành trả lời trong phiên chất vấn có đổi mới hình thức và nội dung chưa có tiên lệ này. Cách chất vấn này có thể làm rõ hơn trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, các trưởng ngành về lời hứa của mình với cử tri cả nước.
Chất vấn cuối nhiệm kỳ còn đánh giá lại toàn bộ việc thực hiện của Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm soát Nhân dân Tối cao đối với các Nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến năm 2015. Tuy nhiên theo ông Vũ Mão, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, điều này sẽ gây khó cho các ĐB khi đặt câu hỏi.
Việc chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội đã được thực hiện trên 20 năm, qua mấy khóa Quốc hội. Tuy nhiên, không phải phiên chất vấn nào, câu chất vấn nào và câu trả lời nào và nhất là việc hậu chất vấn đều làm cử tri hài lòng. Trên nghị trường, từng diễn ra cảnh đối thoại căng thẳng và gay gắt giữa người hỏi và người trả lời để rồi sau kỳ họp, cử tri không biết vấn đề đã được xử lý ra sao và các Bộ trưởng thực hiện lời hứa như thế nào. Đã có những vấn đề đăt ra khóa trước “bàn giao” cho bộ trưởng khóa sau phải trả lời chất vấn vì chưa thực hiện được. Thậm chí có những nội dung được “chốt” ở nghị trường nhưng khi diễn ra khiến cử tri không mặn mà, chưa nghe hết đã tắt ti vi. Tình trạng đặt câu hỏi quá dài dòng, vong vo, thiêu trọng tâm trọng điểm khiên các tư lệnh ngành lúng túng đành chon cách trả lời chung chung, thiếu sắc bén nhưng an toàn.
Vậy hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ở Quốc hội tiến hành theo quy trình ra sao? Hiện nay, quy trình, thủ tục chất vấn được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật Hoạt động giám sát của QH, Điều 25 Quy chế hoạt động của UBTVQH và Điều 43 Nội quy Kỳ họp QH. Trong đó, Điều 11 Luật Hoạt động giám sát của QH hiện hành quy định: QH ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết. Liên tiếp hai nhiệm kỳ QH Khóa XII và Khóa XIII, hoạt động chất vấn được đánh giá là có cải tiến, đổi mới. Trong đó có việc ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn sau mỗi kỳ chất vấn.
Phải chăng, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đã hoàn hảo, không cần thêm cải tiến, đổi mới nào nữa? Không phải như vậy!
Trả lời câu hỏi trên, Ủy ban Thương vụ Quốc hội đã quyết định ngay trong kỳ họp áp chót sẽ đổi mới toàn diện hoạt động chất vấn.
Như vậy, nội dung chất vấn sẽ không chỉ tập trung vào kết quả thực hiện các yêu cầu tại nghị quyết của Quốc hội và cam kết của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương khi trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội tại các kỳ họp mà còn làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chậm hoặc chưa đạt được các yêu cầu của Nghị quyết của Quốc hội đặt ra; biện pháp, giải pháp, thời hạn thực hiện các nội dung chưa đạt được và những vấn đề khác có liên quan mà đại biểu Quốc hội quan tâm. Chẳng hạn khi chất vấn Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo về việc dạy tích hợp môn sử, Chu tịch Quốc hội và một số Đại biêu đều “truy” đến cùng việc đưa môn sử thành môn tự chọn môn tích hợp Và để an toàn Bộ trưởng Luận đã né, không trả lơid có hay không việc bỏ môn sử mà hứa sẽ trả lời sau khi tham khảo ý kiến các cơ quan chỉ đạo, phối hợp. Cũn vì an toàn nên cả hai Bộ trưởng Cao Đức Phát và Vũ Huy Hoàng cùng trả lời nhưng ĐBQH đưa câu hỏi vẫn lo sẽ không biêt báo cáo cử tri thế nào để an dân.
Đúng như một số Đại biểu nhận xét , cử tri rất mong muốn được nghe ý kiến của Chính phủ vừa làm rõ trách nhiệm về các vấn đề đại sự của quốc gia. Có ĐBQH đề xuất thêm, ngoài việc trả lời bằng văn bản cho người trực tiếp chất vấn, phải công bố văn bản trả lời trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho toàn thể cử tri theo dõi giám sát vấn đề này. Khi bài báo này lên trang, các nội dung báo cáo về việc thực hiện chất vấn vừa kết thúc và đã chuyển sang nội dung chất vấn. Tuy nhiên, theo dõi một số ý kiến chất vấn trong phiên buổi sáng và buổi chiều thấy vẫn còn dài, vòng vo , nói lại các ý kiến đánh giá mà không nêu rõ nội dung định chất vấn cụ thể của mình. Với kiểu chất vấn này, các Bộ trưởng đã khó trả lời. Thiết nghĩ, các ĐB cũng nên rút kinh nghiệm để có câu chất vấn sắc sảo, cụ thể để các Bộ trưởng biết rõ mình bị chất vấn nội dung gì mà trả lời.
Mặc dù vậy, cử tri vẫn có thể hy vọng cuộc chất vấn việc thực hiện các chất vấn trong suốt nhiệm kỳ Quốc hội sẽ đạt kết quả như mong đợi. Kỳ chất vấn này, các cử tri không chỉ được nghe những điều “nhi nhĩ thuận” mà sẽ nghe Thủ tướng , các Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời đầy đủ, cặn kẽ, có trách nhiệm về những việc đã làm được theo lòng dân ý Đảng và cả nhưng việc chưa làm được trong nhiệm kỳ. Và cử tri sẽ chăm chủ theo dõi, không tắt ti vi vì câu chất vấn lãng xẹt và câu trả lời như tiền lệ. Xin đừng lấy nê an toàn mà quên mất mục đích an dân! Và quan trọng nhất là thực hiện “hậu chất vấn để thực hiện tôt nhất các vấn đề được đăt ra từ phiên chất vấn có nhiều đổi mới không có tiền lệ này!
Bảo Dân