Ngày đầu tháng 8 vừa qua cả gia đình tôi về Hà Nội ăn giỗ, nhân có xe tôi đã điện thoại cho bạn tôi ở nhà in cố gắng in cho tôi 50 cuốn Dấu ấn thời gian( Tập truyện ngắn Tác giả Nguyễn Chính Viễn- KHXB số 1427-2014/CXB/28-45/HNV Quyết đinh XB số 755 QĐ-NXB HNV…) để tôi tặng các bác các chú, các cậu các mợ ở quê ra Hà Nội ăn giỗ làm quà.Điều mong muốn của tôi đã được nhiệt tình ủng hộ , anh bạn nhà in đã đem đến cho tôi đúng giờ hẹn. Cũng rất tình cờ hôm ấy trên tay bạn tôi lại cầm tập truyện ngắn của Đinh Đức Cường. Có lẽ đôi mắt của tôi hau háu nhìn vào tập truyện nên anh cười : Em tặng bác đọc trước. Cầm tập truyện, theo quán tinh tôi lật luôn trang bìa sau, thì ra nhà văn Đinh Đức Cường cũng quê ở Quảng Ninh , ở thị trấn Mạo Khê gần Uông Bí tôi.Trước đây tôi đã đọc Đinh Đức Cường qua bài viết của Vũ Thảo Ngọc : Âm vang khúc quân hành qua thơ Đinh Đức Cường viết về “ Chợ Tình”, nay biết thêm Đinh Đức Cường có viết văn suôi. Trông hình Đinh Đức Cường như một Sĩ quan Cô dắc trong Sông Đông Êm Đềm của Sô Lô Khốp. Nhìn bìa Gã thợ săn đã đem đến cho tôi một cảm nhận Gã THợ Săn một vẻ mặt nửa sáng nửa tối, thật ngang tàng, đôi lông mày sắc lém như lưỡi dao, cái tai cũng luôn căng ra để nghe ngóng cảnh giác và hình như luôn có tâm trạng thật giả song song tồn tại…Tôi đã đọc lời tựa của nhà văn Sương Nguyệ Minh một cách thích thú, thứ nhất Sương Nguyệt Minh là nhà văn cùng ở Sơn Tây với tôi, thứ hai có cái tít ngồ ngộ khác người : Văn suôi Đinh Đức Cường- Những cái nhìn tinh quái- Lọc lõi & Nồng nhiệt đã nâng thêm trí tò mò của tôi, đọc ngay để xem Sương Nguyệt Minh nói Đinh Đức Cường văn suôi tinh quái thì tinh quái thế nào? Lọc lõi thì lọc lõi cái gì ? và nồng nhiệt nữa?. Tôi đã đọc xong bài tựa và đã phần nào hiểu được cái tinh quái và lọc lõi như thế nào của tập truyện. Tôi đã đọc một mạch các truyện theo trình tự sắp xếp cấu trúc của anh. Thật sự tôi đã ngộp thở về ngòi bút đặc tả của anh nó trần trụi nhưng vẫn mượt mà trơn chu đáng nể : “ Bàn tay như có điện trường ấy lại xoa từ ngực xuống rốn và lần mò vào cái chỗ thiêng liêng của con gái….Nàng tê liệt phản kháng, bất lực buông xuôi. Có cái gì nóng cứng ngắc cứ rê rê trên khe háng… Bất chợt, nó như một cục thép nóng hổi cắm sâu vào trong nàng…” (Dốc thời gian) Có lẽ Sương Nguyệt Minh nói cái tinh quái trong hành lạc này chăng? Giường chiếu chăn gối là phải vậy nhưng đã ai nói ra đâu… Có lẽ chỉ có Đinh Đức Cương mới dám đặc tả trần triu tự nhiên chủ nghĩa như vậy. Đinh Đức Cường đã nói về một một tình yêu đẹp, thủy chung của Tư Kiên và Tuyết thật đẹp : “…Đứng ở lan can khách sạn nhìn ra biển, lòng tôi nôn nao trôi về quá khứ. Tôi cố tìm lại những cảnh vật xưa cũ nhưng tất cả đã thay đổi đến không nhận ra. Những bãi cát vắng nơi tôi trao cho Kiên đời con gái trong tiếng sóng biển rì rầm…” ( Hai chiếc nhẫn). Nếu ta lấy hai truyện Dốc thời gian với Hai chiếc nhẫn để lên bàn cân thì ta thấy mỗi chuyện một vẻ mười phân vẹn mười. Truyện đã thông điệp đến mọi người, cuộc sống luôn có mặt trái của nó : Có tốt có xấu, có may mắn tất có rủi ro. Sang truyện thằng Koong, người đọc coi như được đọc một chuyện cổ tích 100% ở thì hiện đại. “ Thằng Koong nằm mơ màng. Nó thấy mình cùng chị Huyền đuổi theo con lợn rừng con lợn rừng chạy xuống suối đang đổ bọt tung lên trắng xóa. Nước tràn lên ngực, thằng Koong mở mắt nhìn nghiêng, thấy chị Huyền đang lội đến chỗ tảng đá bên cạnh cách chỗ nó nằm vài mét…”, hoặc “ Ánh nắng mặt trời chiếu xuống lung linh như trăm ngàn mảnh pha lê lấp lánh. Huyền cởi bỏ quần áo, cơ thể săn chắc, trắng nõn. Đôi gò má ửng đỏ. Cô nhẹ nhàng bước xuống, khỏa nước lên mặt, rồi lặn và thỏa thích. Suối tóc đen dài chảy dọc cơ thể như một nàng tiên cá” ( Thàng Koong). Truyện Lên Núi theo tôi hiểu Đinh Đức Cường muốn nói đến Nguyệt Cầm đến vùng sơn cước cõi Phật để tìm sự thanh thản để cứu rỗi nỗi lòng, nhưng cũng có thể một cuộc picnic vì bên cạnh Nguyệt Cầm có bạn trai đi cùng. Cái thú vị là Đinh Đức Cường đã đem đến cho bạn đọc một sự bất ngờ nực cười rất thật của dân miền núi : “ Một mùi hương đặc biệt chưa có ở các loại nước hoa và mĩ phẩm thoang thoảng đâu đây xen lẫn một mùi ngai ngái, hăng hắc” ( Lên Núi) Để rồi Đinh Đức Cường phóng bút để viết ra cái điều không ai nghĩ : “ Nguyệt Cầm nhận ra cái mùi hăng hắc trong giấc mơ chính là mùi nước đái trâu bò của nhà lão xả ra bay theo chiều gió…”. Tôi đã vỗ đùi đến đét mà kêu lên rằng : Cái ông Đinh Đức Cường quá hóm! Truyện Trái cam vàng rỉ máu, đúng vậy tôi đã hiểu Đinh Đức Cường muốn lên án vì đồng tiền . vì lợi nhuận nên đã xuất hiện một tầng lớp người tha hóa làm những việc thất nhân tâm mặc dù đó là người thân bạn bè thân hữu…cái hay là Đinh Đức Cường đã ngay tức khắc cho nhân vật đã phục thiện hướng thiện ngay : Sơn như bị diện giật mồ hôi vã ra đứng dậy lảo đảo ra về. Từ hôm đó câu nói của bà cụ cứ ám ảnh Sơn. Có phải có luật nhân quả không? Tại sao hai vợ chồng khỏe mạnh mà gần hai mươi năm rồi vẫn chẳng có con….” Trước đó Đinh Đức Cường đã gửi thông điệp đến mọi người : “Thế nghĩa là ai làm điều ác sẽ phải gặp ác…” ( Trái cam vàng rỉ máu). Đến truyện Gã thợ săn chỉ mấy nét phác thảo Đinh Đức Cường đã lột tả được hắn là một con người bặm trợn sống hai mặt thật đấy nhưng cũng sẵn sàng nói dối để sống : “ gã đàn ông tóc bù xù, khẩu súng săn dựng bên cạnh, tay đầy cáu bẩn còn dính máu đang vắt chân hút thuốc rê. Cái quần zin bạc màu và cái áo vải thô đầy vết gai cào nhằng nhịt bẩn thỉu. Đôi giầy lính Cô Sơ Ghin ( sách in nhâm thành cô sư gin) đầy bùn đất…” ( Gã thợ săn) Đọc gã thợ săn còn cho thấy trông cuộc sống luôn tiềm ẩn hai mặt xấu tốt, có điều kiện là phát triển như thài lại gặp cứt chó…. Đinh Đức Cường đã biết khai thác lòng tốt của con người , nắm bắt được sự phụ thuộc của con người, để nói lên tình đồng đội, tính phục thiện một cách logic không thể chối cãi : “ Chúng em đã gặp lại anh mới ngộ nhiều điều. Vợ chồng em bàn rồi, nhưng cứ nấn ná mãi. Tham của mà anh. Cái nghề này bạc lắm. Có khi tội nợ đã giáng xuống gia đình em cũng vì chuyện ấy mà không biết. Giờ được gặp lại anh, chúng em càng quyết tâm chọn nghề khác…” (Gã thợ săn). Chị Ba Lài nói lên tình cảm của người lính chiến với người dân . Đinh Đức Cường đã cho mọi người người biết người lính đã phải chịu đựng những khó khăn thiếu thốn như thế nào : “… cả đêm không được ngủ. Trời mưa, giao thông hào toàn tuyến ngập nước đến bụng . Cả đơn vị hầu như chỉ mặc quần đùi để lội nước, mệt mỏi rã rời…” ( Chị Ba Lài) Ở Lão Cung Đinh Đức Cường đã nói lên những chuyện cần phải phê phán vì chính nó đã làm cho con người tha hóa, xảo trá. Đinh Đức Cường đã cho nhân vật phải kêu lên : “ Trời ơi cái việc chuyển mộ, tắm rửa cho người chết là việc tâm linh đạo lý mà cũng bị người ta bẻ méo đi để tìm đủ mọi cách làm tiền trên những bộ xương của người đã khuất” ( Lão Cung). Đinh Đức Cường đã tả về biển : “ Bãi cát trắng đẹp mê hồn phẳng lặng đang độ nước dừng nên bãi biển rộng mênh mông chỉ có các con sóng lăn tăn vỗ vào bờ cát. Xa xa ngoài kia vài con thuyền và tàu nhỏ lơ đãng trôi trên vịnh”. Thật lãng mạn, Đinh Đức Cường đã ghi được cái hình ảnh thật đẹp tôi cho là mê hồn : “Bỗng nàng đứng dậy cầm lấy tay tôi kéo về phía mình. Tôi như lên cơn sốt miệng khô cháy. Nàng vòng tay ôm lấy tôi và áp bầu ngực săn chắc vào tôi…tôi ôm chặt lấy nàng liếm lên cổ xuống ngực…” ( Người đàn bà của Biển) Viết đến đây tôi lại nhớ lời tựa của Sương Nguyệt Minh là văn suôi của Đinh Đức Cường là tinh quái là lọc lõi không sai chút nào! Đinh Đức Cường đã sắp xếp để truyện Bão Than cuối cùng. Vì anh ở vùng than mà.. Không hiểu Đinh Đức Cương có dụng ý gì không, theo tôi thì có, mở đầu là truyên Dốc thời gian, để cuôi tập truyên tập truyên là Bão Than. Dốc thời gian với cái kết có hậu đầy tính nhân văn : “ Hai trái tim tan vỡ, hai kẻ bất hạnh bị người đời giày vò, hai con người bị xã hội xô đẩy. Phận bèo giạt mây trôi, chán trường hết nẻo, họ tìm đến nhau và hy vọng hạnh phúc ở những ngày dài phần đời còn lại…” (Dốc thời gian). Còn Bão Than thì kết thúc lại không có hậu tuy trước đó nhân vật Thị đã có những giờ phút thăng hoa tột đỉnh : “Ánh đèn màu dìu dịu hắt lên tấm thân trai trẻ như một pho tượng thạch cao nằm ngửa. Thị đứng lặng ngắm nhìn , mặt Thị nóng ran miệng tự nhiên khô chát. Ngực Thị căng lên nóng rẫy như có ai đem lửa hơ vào. Thị cởi tung chiếc váy….” Nhưng để rồi : “Giấc mộng tỷ phú và mơ trở thành người thủ đô của Thị và hắn bỗng chốc tan thành mây khói…Thị mở mắt nhìn lên cái lỗ sáng nhỏ trên tường. Bỗng cánh cửa phòng giam bật mở…” (Bão than) Một chân lý tham thì thâm! Để kết thúc bài viết của mình về Đinh Đức Cường, tôi xin nhắc lại lời kết bài tựa của nhà văn Sương Nguyệt Minh : “ Nhà văn Đinh Đức Cường cũng không quá nệ thực một cách đơn giản, thật thà. Có nghĩa là ông đủ tinh để thoát khỏi hiện thực thô giản cứng ngắc bất biến ấy…., mà làm thiên chức sáng tạo của nhà văn quyền biến luyện quặng thành vàng. Ông vẫn hiểu và biết : …ngước lên mặt trăng và ngã vào rãnh nước”, vừa đủ độ lãng mạn để không làm những trang văn hiện thực…khô khan buồn tẻ. ( Sương Nguyệt Minh) Còn tôi chỉ xin được nói về Đinh Đức Cường là đã viết tập truyện Gã thợ săn nghiêm túc với lời văn “ chính tắc” . Theo một nguyên tắc chính xác- Nệ thực một cách giật mình, đã có cân nhắc đủ độ để đi đến sự hoàn mỹ! Đọc Đinh Đức Cường còn để biết thêm phong cách viết Văn của anh.