Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Công dụng của rơm

Trịnh Kim Thuấn
Thứ ba ngày 18 tháng 2 năm 2014 9:44 PM
Rơm là sản phẩm từ cây lúa, khi thu hoạch lúa hạt xong, phần cây lúa còn lại gọi là rơm. Rơm là 1 phế phẩm, ngày xưa người nông dân tái sử dụng rơm làm chất đốt, làm vách nhà (trộn với đất bùn), lợp các chuồng bò, chuồng gà, trữ lại làm thức ăn cho trâu, bò vào lúc mùa đông….. Ở miền Nam  thì tủ đều đám ruộng rồi đốt , phần tro là phân bón cho ruộng ( đốt đồng), khoãng năm 1965 – 1975, nhà máy giấy COGIDO Biên Hòa đến tận các đám ruộng mua lại phần rơm của nông dân, đem máy ép từng bành rơm chuyển về nhà máy để làm giấy ….. Rơm rất có ích, nhưng dân gian lại có câu Rơm Rác …., nghe qua thật tủi cho anh Rơm …

Anh Rơm không phải có ích trong đời sống thường ngày vừa kể trên, trong quân sự anh Rơm lập được nhiều công lớn, xin kể :

CÔNG DỤNG CỦA RƠM  TẾT KỶ DẬU 1789 .
Đồn Ngọc Hồi cách Thăng Long 14 ki-lô-mét, án ngữ con đường thiên lý trong Nam ra. Quanh đồn có chiến lũy bảo vệ. Phía ngoài lũy có bãi chướng ngại dày đặc gồm chông sắt, cạm bẫy và địa lôi. Lực lượng quân địch ở đây có khoảng ba vạn quân tinh nhuệ đặt dưới quyền chỉ huy của đề đốc Hứa Thế Hanh là phó tướng của Tôn Sĩ Nghị và là tướng chỉ huy toàn bộ hệ thống phòng ngự phía Nam Thăng Long. Sau khi đồn Hà Hồi bị tiêu diệt, Tôn Sĩ Nghị ra lệnh tăng viện cho đồn Ngọc Hồi và thường xuyên theo dõi tình hình chiến sự của mặt trận phía Nam để sẵn sàng ứng phó.
Quang Trung trực tiếp chỉ huy trận công đồn ác liệt này.
Mở đầu trận đánh, đội tượng binh gồm hơn một trăm voi chiến của quân Tây Sơn xông vào tiến công. Đội kỵ binh thiện chiến của quân Thanh ra nghênh chiến bị tan vỡ nhanh chóng. Quân địch dựa vào chiến lũy, hết sức cố thủ. Chúng từ trên chiến lũy, bắn đại bác và cung tên ra dữ dội để cản đường quân ta. Một đội xung kích đã chuẩn bị trước gồm những chiến sĩ cảm tử, dùng những lá chắn lớn (ván gỗ quấn rơm ướt) che mình xông thẳng vào chiến lũy của địch. Quân ta đột nhập vào chiến lũy, giáp chiến với quân thù. Đại quân Tây Sơn ào ạt xung phong vào trận địa với dũng khí áp đảo kẻ thù. Chính quân địch cũng phải thừa nhận rằng: "Quân Tây Sơn, hợp lại đông như kiến cỏ, thế lực ồ ạt như triều dâng".
Trước sức công phá như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, đồn Ngọc Hồi bị san phẳng. Một bộ phận quân địch bị tiêu diệt tại trận. Bọn sống sót sau cơn bão lửa khủng khiếp đó, bỏ chạy về Thăng Long.

( theo Báo Bình Định  Dương Diên Hồng – Những đại binh gia Việt Nam – Minh Hải 2004)

Như thế vào năm 1789, Tết Kỷ Dậu vua Quang Trung đã biết tận dụng rơm đối phó với quân Thanh và có hiệu quả .

CÔNG DỤNG CỦA RƠM NĂM 2014 .
Người dân Văn Giang (Hưng Yên ) học theo sách lược của vua Quang Trung ngày xưa, cũng dùng rơm chống lại súng hoa cải.

KHÔNG CÒN AI BẢO VỆ CHÚNG TÔI  Sáng ngày 12 tháng 2, bà con nông dân xã Phụng Công tiếp tục kéo nhau ra đồng giữ đất mặc dù không ai trong chính quyền từ cấp xã cho tới huyện có tiếp xúc với bà con để tìm hiểu về vụ côn đồ dùng súng hoa cải bắn bị thương 5 người vào ngày 10 tháng 2 vừa qua tại cánh đồng mà người dân phải ra sức bảo vệ không cho tập đoàn Ecopark chiếm lấy. Mặc Lâm có thêm chi tiết.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Chính quyền làm ngơ

Côn đồ dùng súng hoa cải bắn vào người dân mất đất là hành vi cao nhất của bạo loạn và có thể gây phẫn nộ dẫn đến việc gây cho họ nổi loạn. Tuy nhiên hai ngày sau khi vụ việc xảy ra, vẫn chưa có một động thái nào từ chính quyền khiến người dân Văn Giang nghi ngờ rằng chính quyền các cấp đang cố tình làm ngơ để tạo cho họ nổi loạn và lúc ấy chính quyền sẽ có lý do để đàn áp như từng xử dụng hàng ngàn cảnh sát vào sáng ngày 24 tháng 4 năm 2012 để cưỡng chế thu hồi 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan thuộc huyện Văn Giang.
……………………………………………………………………………………………………

Một mặt làm đơn theo đúng tinh thần pháp luật, một mặt người dân Văn Giang đã có biện pháp đối phó với loại đạn hoa cải. Họ lấy rơm thắt từng sợi giây nối lại với nhau thành những tấm khiên để che cho thân thể. Hình ảnh những tấm khiên tự tạo ấy gây xúc động cho hàng ngàn người khi ở những năm của thế kỷ 21 mà người dân Việt phải tự lo cho thân mình bằng dụng cụ thô sơ chống lại bọn cướp đất như thời trung cổ. Một người dân giải thích việc tự tạo ra loại khiên chống đạn này: 

Vài chục mét thì nó không bị sao, làm những cây rơm như vầy nếu nó găm vào thì không sao hoặc là mặc nhiều áo len vào thì không sao. Mình làm như vầy để tránh việc sát thương và để tránh đạn hoa cà hoa cải.  (Không còn ai bảo vệ chúng tôi – Quê Choa).

Mùa Xuân năm Kỷ Dậu, kinh thành Thăng Long đón Xuân trong khí thế hào hùng, đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh, tướng Tôn Sĩ Nghị chạy về Tàu mà hốn phi, phách tán, Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Đống… bỏ thây nơi trận mạc…, đến nỗi bà Hồ Xuân Hương khi đi dạo chơi, lúc đi ngang đền Sầm Nghi Đống  phải đề thơ chê bai :

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đến thái thú đứng cheo leo.
Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!

Nghĩ thương, nghĩ tội cho bà con nông dân dân Văn Giang phải chịu nạn kiếp nầy, hương Xuân Giáp Ngọ  còn phảng phất mà  súng hoa cải đã vang lên, gây thương tích cho 5 người  ,còn nhớ lúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa mất, chưa hạ huyệt thì dân Văn Giang đã bị tấn công…

1/- Ngày 09/10/2013 : Tin nóng từ Trịnh Nguyễn – Văn Giang : Trấn áp, Bắt người, Phá hoại ….

Văn Giang : 14 giờ hôm nay, bọn côn đồ bắt anh Lê Văn Nhanh giao cho Công An Huyện.
Trịnh Nguyễn : Chiều nay Công An Từ Sơn đã bắt đi vợ chồng ông Hào và bà Đỗ Thị Thiêm đưa đi đâu hiện chưa rõ .

Bà Lê Hiền Đức : …. Nhưng khi tôi vào đến sân trụ sở nầy, được bà con chạy ra đón tôi , vừa khóc, vừa nói : “… cụ ơi, bọn công an Bắc Ninh đem xe ô tô (biển só 99….) đến tận đây bắt ông H. lên xe đi đâu chưa biết ???!!!” Nhân dân Trịnh Nguyễn kéo đến trụ sở tiếp dân ngày càng đông … và gởi đơn tố cáo bọn công an Bắc Ninh “bắt người” không có lệnh …” Cùng lúc nầy, nhân dân Văn Giang gọi điện tới tấp, nhắn tin liên tục báo việc Công an và côn đồ đem xe ủi kéo đến rất đông đàn áp nhân dân và cướp đất !!! (Blog Tễu  ngày 09/10/2013).

Việc chánh quyền đối với người dân Trịnh Nguyễn và Văn Giang, đúng sai tôi chưa rõ, nhưng việc làm nầy nếu thật sự cần làm cũng nên dời lại qua quốc tang đi chứ ? Tháng rộng, năm dài … kia mà, mấy mảnh đất vẫn còn nằm ì đấy, có chạy mất đi đâu mà sợ, không sợ hương hồn ngài Đại tướng buồn hay sao ?

Giờ đây, đối phó với cường quyền , bà con Văn Giang (Hưng Yên) chỉ trông cậy vào rơm…. Cầu mong sự yên lành…..Quang Trung đại đế ngài ôi ! Có thấu ?

15/02/2014  TRỊNH KIM THUẤN