Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

VĂN NGHỆ CHÍ (5)

Trương Vĩnh Tuân
Thứ tư ngày 4 tháng 5 năm 2011 6:29 AM
Link đọc các hồi trước:
Hồi 1:  
http://trannhuong.com/news_detail/8948/VĂN--NGHỆ-CHÍ
Hồi 2: http://trannhuong.com/news_detail/8988/VĂN-NGHỆ-CHÍ-(2)
Hồi 3:
http://trannhuong.com/news_detail/9016/VĂN-NGHỆ-CHÍ-(3)
Hồi 4-
http://trannhuong.com/news_detail/9043/VĂN-NGHỆ-CHÍ-(4)

 Hồi thứ năm

      Đụng đến áo cơm cãi nhau như mổ bò
      Thảo đề dẫn rối lại càng thêm rối .
  
    Nhiều đêm Nguyên Ngọc thức trắng, nước cờ rối mù,  tung mấy chiêu xem ra lành ít dữ nhiều, ông đi đến quyết định công khai mục đích của mình . Ngày 16 tháng 9 năm 1988 trong buổi họp chi bộ và các biên tập viên ngoài Đảng ông ta phát biểu thẳng thắn :”Vấn đề ta đang làm đây là cuộc đại cách mạng, sau khi Lê Nin chết phe ta kịch đường , do đó sau 70 năm chủ nghiã xã hội không có sức sống, đấy là vấn đề đặt ra . Ta phải làm, đây chính là vấn đề gốc . Đồng chí Trường Chinh nói ốn ĐỔI MỚI LÀ VẤN ĐỀ SỐNG CÒN, nghiêm trọng lắm, nó gay gắt và lâu dài”
.
       Nói là vậy nhưng truyền cái tư tưởng này và biến nó thành hành động với những con người cụ thể thật là khó , nhiều người trong số này đã từng kinh qua hai cuộc kháng chiến, họ hiểu hơn ông nhiều vì họ là những người lính, vì mục đích của họ rất rõ ràng , đánh đuổi đế quốc giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội . Bây giờ ông nói là kịch đường, vậy thì ông lôi dân tộc này đi theo con đường nào, ừ thì ĐỔI MỚI LÀ VẤN ĐỀ SỐNG CÒN, nhưng đổi mới khác với cuộc đại cách mạng mà ông đang giương cao.
      
  Hỡi ôi khi Nguyễn Minh Châu ròng ròng rơi lệ để đọc Lời ai điếu cho nền văn học minh họa thì bây giờ tờ Văn nghệ đang làm điều gì đây, có người hỏi ông thế, ông chỉ cười nhưng xem ra nụ cười bây giờ thiếu tự tin lắm .
        
Sơ kết một năm cải tiến tờ báo trước những ý kiến không đồng tình, ông phải thốt lên: nó khó vô cùng phải phải bình tĩnh, đừng đánh giá quá nặng nề chúng ta buồn thêm. Qua đây bộc lộ cá nhân chủ nghĩa quá đáng cũng đáng buồn, nhiều anh em ứng xử với nhau không còn ra cái gì nữa, phải biết kìm nén .
      
Ấy là ông muốn nhắc tới đợt phân nhà hồi tháng sáu, suy tính cò kè với nhau từng mét vuông, nhiều lúc như hàng tôm cá .
      
Nhà văn Ngọc Trai phó tổng nhận đinh trong buổi sơ kết một năm: Ban nhà thành lập, sau đó có  trường hợp không thảo luận xuất phát từ tiêu chuẩn, việc làm có phần thiếu công khai từ đầu nên cũng gây ra ồn ã trong cơ quan.
     
 Bắt đầu từ nhà lý luận phê bình Thiếu Mai, mà Nguyên Ngọc từng dựa vào như một nữ tướng trong cuộc “ đại cách mạng “ của ông .
      
 Tốt nghiệp đại học văn khoa, bà bị cái bệnh hen dày vò đến khốn khổ, tiếp xúc lần đầu với bà người ta có cảm giác bà không màng gì về vật chất . Bà chỉ có công việc, tám giờ vàng ngọc bà ngồi với trang giấy ở góc phòng, bà ủng hộ Nguyên Ngọc hết lòng , bà đã tìm thấy chân trời .
        
 Ấy thế mà khi phân phối nhà bà mới giật mình, thì ra không phải như bà nghĩ, bà bị hất ra ngoài . lúc đầu bà tin vào tiêu chuẩn , bà tin vào sự công bằng .
           Trong ba ngày bà viết ba tối hậu thư, đây là một việc làm hiếm thấy ở bà , một nhà lý luận thâm trầm .
            Lá thư đề ngày 17 tháng 6 năm 1988 : kính gửi đ/c Võ Văn Trực bí thư chi bộ báo Văn nghệ .
            Tôi ốm không đến gặp anh được , xin viết mấy chữ để trình bày tóm tắt vài ý kiến : nếu hội phân cho tôi 26m2 thì tôi không nhận , các đ/c cứ phân cho ai tùy các đồng chí . Tôi sẽ đưa ra công luận . ngay trong báo cũng đã có sự bất công với tôi .
            Anh là bí thư chi bộ , là phụ trách tổ chức , vậy xin báo để anh biết , là tôi sẽ không thể đi đâu mà vẫn ở lại căn nhà 34 hàng bài trong sự dọa dẫm đe nẹt của chủ nhà . Tôi là người cần nhà số một , cũng là người có đủ tiêu chuẩn để xin nhà số một , nay lại phải chịu sự bất công , chỉ vì một ý kiến thiếu thiện chí . Nhân danh  sự nhân ái vu vơ mà công lý phải thua , tôi sẽ không để yên cái sự bất công này
.
           Xin báo để anh biết .
   
  Lá thư thứ hai được ghi ngày 22 tháng 6 năm 1988 : k/g ban biên tập , đồng k/g đồng chí Nguyên Ngọc .
       … Chiều hôm qua anh Võ Văn Trực đến nhà tôi cho biết anh ấy nghe nói rằng bên hội có phương án chia cho tôi 2 căn hộ cộng lại 32m2 ở hai tầng khác nhau .
         Như vậy chủ nhà và hội đẩy tôi đến  chỗ không thể chịu đựng được . Tôi có đủ cơ sở pháp lý về chế độ chính sách tiêu chuẩn để lấy một căn hộ khép kín 32m2 .
         Trong báo Văn nghệ không ai có yêu cầu cấp thiết đến mức sinh tử như tôi ( nếu tính điểm về lương , năm công tác , năm về hôi, nhân khẩu , tuổi tác , sức khỏe lại là phụ nữ .
         Tôi yêu cầu phân phối nhà cho tôi căn cứ trên cơ sở pháp lý về tiêu chuẩn .
       
Nguyên Ngọc viết thư cho Võ Văn Trực : Chị Thiếu Mai có trình bày với tôi một phương án mới , tôi thấy có thể hợp lý và để thoát ra khỏi tình hình bế tắc hiện nay .
       Quả là nan giải .
        Phó tổng Ngọc Trai viết thư cho ban nhà cấp I và cấp II : Sau khi biết dự kiến phân nhà của ban thư ký . chị Oanh vợ anh Võ Văn Trực có gặp tôi và trình nguyện vọng như sau : - nếu phân cho anh Trực ở nhà cũ và thêm nhà Trân Ninh Hồ thì khó lòng anh Trực nhận được nhà  , vả lại nhà Hồ có làm thêm , bây giờ đến ở phải giả thêm tiền cho Hồ chị không chạy được tiền . Công ty quản lý nhà đất sẽ không cho anh Trực nhận một lúc hai nhà như vậy cho anh Trực mà cũng như không .
              Nếu cho anh Trực thêm một căn hộ , gia đình xé lẻ ở hai nơi chị Oanh không quản lý được .
              Vì vậy tôi xin phản ánh lại ý kiến của vợ anh Trực và nhắc lại ý kiến của tôi từ đầu, đề nghị phân cho anh Trực căn hộ 36m2 và anh Trực trả lại diện tích 24m2 để phân cho người khác .
           
Nhà văn Ngọc Trai , quê ở Huế người ta đọc đầy đủ họ tên chị CÔNG TẰNG TÔN NỮ NGUYÊN THỊ NGỌC TRAI , chất Huế đặc sệt trong chị , có người còn đùa vui : Mệ Trai . nhà thơ Phạm Hổ trong một lần thách đối : TRAI MÀ GÁI . Nếu được lòng chị, ân sủng chị sẽ ban , cãi lại chị đất đen chị sẽ vùi . Được cái chị không tham , chị xả thân vì việc nghĩa, đấu tranh đến cùng bảo vệ chính kiến , người ta trọng chị nhưng ngại dây với chị , chị cực đoan đôi khi thiếu suy xét làm tổn thương nhiều người , tuy nhiên sau cái sồn sồn của chị là sự bao dung rất người . 
         
Ngày 23 tháng 6 năm 1988 Thiếu Mai gửi thư ngỏ tới Võ Văn Trực : Trong chuyện phân phối nhà lần này từ đầu đến cuối , tôi hoàn toàn ủng hộ anh , ngay cả giữa cuộc họp cơ quan , tôi đã lên tiến bác lại những lời phát biểu không ủng hộ anh . Trong lúc cơ quan có khó khăn , chính anh với cương vị phó tổng biên tập , đã tự nguyện nhận nhà anh Hồ để nhường căn hộ 36m2 cho người khác , đó là một hành động tốt ,
         Song , sau đó anh cùng gia đình tính toán thiệt hơn cuối cùng anh đã thay đổi ý kiến . Đó là việc của anh , song anh đã có những hành động không đẹp , và đặc biệt là thiếu trung thực , thiếu thiện chí đối với tôi , một người xưa nay anh vẫn xem là người ban trung thực , trao đổi những vấn đề lớn nhỏ , chung cũng như riêng . Đối với tôi , đây là một đòn quá bất ngờ , ngoài sức tượng thông thường . và đây cũng la nỗi mất mát lớn nhất đối với tôi lúc này , nhưng thôi , điều đó không quan trọng , nhất là đối với anh .
           Anh là người tự nguyện lấy nhà anh Hồ , bây giờ anh thay đổi ý kiến . Anh muốn ở nhà mới , tùy anh . Song , chỉ còn một căn hộ 3 buồng , anh lại có ý định chiêm lấy , bắt tôi nhận 2 buồng 2 tầng với diện tích 30,5 m2 . Tôi có phải là người ngu đâu để anh muốn làm gì thì làm , theo ý kiến cá nhân và tham lam của bà vợ anh , tiện đây , xin hỏi , để bà Oanh đến nhà bà Trai và ông Xuân Thiều khóc lóc , không hiểu anh có thấy lòng tự trọng bị xúc phạm không .
           Tôi vẫn ủng hộ ý kiến để anh nhận 36m2 song , tôi yêu cầu anh nghiên cứu một cách vô tư , khách quan cả trường hợp của anh và của tôi , để anh hiểu rằng , nếu anh 36 m2 thì nhất thiết tôi không thể ít hơn . Đây là điều tất nhiên như đinh đóng cột . Vậy anh hãy xử sự ra sao cho đúng với cương vị của người lãnh đạo , và đừng để tôi phải trình bày công khai ý kiến của mình .
           Phải viết những dòng này , lòng tôi tan nát , những giọt nước mắt nhức buốt chảy từ trong tim và trên mắt , song buộc phải viết . Tình người , tình đồng chí là gì , trước lòng tham của con người
.
         Cãi vã nhau chán rồi cuối cùng cũng ổn , vì chính họ không ai khác phải tự dàn xếp với nhau để chia chiếc bánh này . ngày 25 tháng 6 năm 1988 nhà văn Xuân Thiều , chánh văn phòng hội viết thư cho lãnh đạo báo : Anh Chính Hữu và tôi có trao đổi với nhau tối hôm qua . Ban thư ký sẽ có thể hoãn ra quyết định với báo để có thời gian anh chị em dàn xếp với nhau cho thật thỏa đáng . . . Rất mong các anh chị dàn xếp chóng vánh kẻo ảnh hưởng tơi công việc cua hội .
          Về việc này họa sỹ Thành Chương  một quần chúng ngoài Đảng có lần ngửa cổ lên trời mà than rằng : THẬT ĐÁNG BUỒN , THẬT ĐÁNG BUỒN .
            Ngày 19 tháng 11 năm 1988 là một ngày lịch sử , hội nghị biên tập và đảng viên với sự có mặt nhà văn Từ Sơn , đại diện cho ban Văn hóa văn nghệ Trung. ương , chị Tuyết Mai cán bộ vụ báo chí ban văn hóa văn nghệ , nhà văn Vũ Tú Nam đại diện Đang ủy .
            Cứ nghe nói gần đây Nguyên Ngọc có bản đề dẫn hay lắm , cấp trên đang đau đầu về bản đề dẫn . Tại hội nghị này được Nguyên Ngọc trình bày , trong ghi chép của thư kí hội nghị ghi tóm lược  : Chủ trương ta đúng, làm có hiệu quả, cho rằng những bài đó gây mất lòng tin là không đúng . Thực ra , nó làm tăng lòng tin của nhân dân .
          Còn những sai sót ông ta đổ lỗi cho khâu biên tập và tổ chức dung lượng tờ báo .
          
Tại hội nghị này nhà thơ Võ Thanh An một người ngoài đảng , ông vốn là một phiên dịch của bộ ngoai giao phát biểu ; Hiện nay báo Văn nghệ đang mất lòng tin, ai cũng hỏi tranh con cóc là gì, tôi không trả lời được . Ban lý luận phê bình thì bắng nhắng , bị phản ứng từ lâu . Ta kiểm điểm cụ thể để thấy bao công bao tội, báo xuống cấp rôi .   
         
Nhà thơ Trần Ninh Hồ một nhà thơ xứ Kinh Bắc , lúc đó đang còn ngoài Đảng cũng nói : Rõ ràng ta lệch qua mấy bài của Liên Xô , tôi thấy có những ý kiến thâm trầm, toát lên khát vọng bảo vệ giá trị cổ điển.Ta không có thông tin đây đủ … Về biên tập thiếu sót nhiều quá Nguyễn Huy Thiệp chỉ được TƯƠNG VỀ HƯU thôi . Thiệp có tài ở khát vọng xóa đi tất cả . Cách giải thích lịch sử của Thiệp không được , nói về nhân vật lịch sử phải có chứng cứ, nhìn vĩ nhân bằng con mắt của kẻ hầu phòng . Bây giờ chúng ta mới thấy bọn đạo đức giả . làm báo phải bằng sự chân thật, có văn hóa . . . Dương Thu Hương in 4 lần trong tháng là không được, đả kich vào ông Thi . Ông Khải phát biểu sơ hở về tôn giáo vô tình anh Khải và anh Nguyên Ngọc xa nhau .
          In Phẩm Tiết của Nguyễn Huy Thiệp là không ổn tạo cớ suy diễn .
          Tôi thật lòng nói rằng tôi hết sức nghi ngờ về ba cái đó. Tôi gạt hết thông tin nhiễu ra , trên kính dưới nhường nhưng không phải cấp dưới chiều cấp trên ( ý nói Trân Độ , NV ) .
            Và cái gì đến cuối cùng đã đến .

Thật là :   Dã tràng xe cát biển đông .
              Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì .
   
Sự thể ra sao xem hồi sau sẽ rõ .