Lần cuối cùng thế giới lắng nghe ý kiến của châu Âu là khi nào? Câu hỏi này được hỏi bởi báo “Figaro” và với khám phá kinh hoàng: gần 20 năm trước. Năm 2003, Paris và Berlin không tham chiến Iraq. Sau đó là những thất bại ngoại giao liên tục. Các thỏa thuận Minsk không hoạt động, Châu Phi thuộc Pháp là một địa ngục.
Sự thoái trào địa chính trị của châu Âu là
kết quả của một chuỗi dài các cơ hội bị bỏ lỡ.
Tháng 7 năm 2007, tại Dakar, tổng thống Pháp chỉ trích người châu Phi không đi vào lịch sử nhân loại. Và bây giờ, bất kỳ công dân nào của nước Pháp ngày nay có thể tự hỏi, liệu Pháp và Châu Âu có đang rời khỏi giai đoạn lịch sử hay không.
Không ai trên thế giới, từ Dakar đến Nairobi, từ Thượng Hải đến Bombay, từ Rio đến Toronto, còn quan tâm đến những gì các nhà lãnh đạo châu Âu nói. Lần cuối cùng một bài phát biểu của người châu Âu thu hút sự chú ý của thế giới là khi Dominique de Villepin lên tiếng vào tháng 2 năm 2003 từ diễn đàn của Liên Hợp Quốc. Khi thuyết phục người Anglo-Saxon từ bỏ kế hoạch xâm lược Iraq, bộ trưởng Pháp đã thể hiện lòng dũng cảm, sự cởi mở và tầm nhìn xa - ba phẩm chất đã trở nên hiếm có ở Lục địa già.
Khi mười ba nhà lãnh đạo châu Âu ký Hiệp ước Maastricht vào ngày 7 tháng 2 năm 1992, họ có thể cảm nhận được hơi thở của chính Lịch sử. Liên minh mới không chỉ có được một loại tiền tệ duy nhất và hợp tác trong các vấn đề nội bộ, mà còn bắt tay vào một "chính sách an ninh và đối ngoại chung". Chính văn kiện này đã tạo ra Liên minh Châu Âu và những người ký tên vào đó tin tưởng một cách chân thành rằng nhờ sự phát triển kinh tế, đồng tiền chung, mô hình xã hội và ngoại giao, thực thể mới này (EU) sẽ có thể thắng Hoa Kỳ về mặt của ảnh hưởng thế giới.