Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

TÔI ĐỌC KIM KỔ KỲ KUẶC KÝ CỦA NV TRÂN NHƯƠNG : ĐÚNG LÀ KIM CỔ KỲ QUẶC THÂT

Nguyễn Chính Viễn
Thứ bẩy ngày 27 tháng 11 năm 2021 9:22 PM



Trong tay tôi đang có cuốn tiểu thuyết hài hước Kim Kổ Kỳ Kuặc Ký ( KKKKK) của nhà văn Trần Nhương ( NXB HNV – in Quý III- 2021).Tôi biết anh khi anh có con Web và tôi viết cho con Web này một cách tự giác và say xưa từ những ngày đầu.Tôi hơn anh một tuổi. Bạn anh ở Chu Hóa Lâm Thao Phú thọ cũng là ban tôi. Anh là BTV trang Văn Nghệ Tạp chí NCT .Bài viết về anh gần đây nhất là bài “ Khúc khích với Văn Nhân một cách tiếp cận hóm hỉnh, sáng tạo”.
Anh đã lưu bút “ Thân tặng anh Nguyên Chính Viễn - ngày 25-10-2021).
Viết bài này, để đánh máy cái đầu đề của sách tôi đã phải dùng thủ thuật riêng mới thành nếu không sẽ không ra “Kim Kổ Kỳ Kuặc Ký”- (đặc biệt hai chữ “ Cổ- Quặc). mà nó thành “KIM KOOR KỲ KUAWCJ KÝ “
Nhìn cuốn tiểu thuyết trình bày trang nhã, đầy đặn, đẹp, có những tranh minh họa của chính tác giả, thích… nhưng nghĩ đến phải đọc 38 chương với gần 500 trang thì quá ngại ngần. Tôi nghĩ phải đọc cách khác , đọc các bài “Bầu bạn góp cổ phần trước” để hiểu đã. Tôi đã đọc ý kiến của nhà văn Ma Văn Kháng ở bìa cuối sách “…Hài hước, hóm hỉnh, đôi khi còn pha chút suồng sã của chất châm biếm là những phẩm tính hiếm hoi, độc đáo, gần như bẩm sinh của nghệ sĩ, mừng thay lại thấy đậm đà ở thơ văn của nhà văn Trần Nhương…Đọc KKKKK vừa tủm tỉm cười thú vị vừa sảng khoái sung sướng vì cái nhìn thông minh đầy chất trí tuệ. Với các kiểu tu từ chữ nghĩa biến huyền và cái ngồ ngộ đầy tình thân ái của nhà văn…”
Tôi đã đọc phần” Bầu bạn góp cổ phần” của Minh Phương để thấy “KKKKK quả là kỳ quặc”.Đọc Nguyễn Duy Liễm để biết văn phong, tính cách đa chiều về không gian thời gian kim cổ đông tây , lối văn thật thật hư hư của Trân Nhương . Đọc Nguyễn Hiếu đẻ thấy “ Vấn đề xử lý thời gian trong tiểu thuyết KKKKK”. Đoc Trần Ngọc Sơn để thấy : Kỳ quặc mà thú vị. Đọc Phùng Hoàng Anh- Phan Ngọc để thấy “ KKKKK, cuốn tiểu thuyết “Lạ miệng”. Đọc Bùi Việt Thắng để thấy “ Xã hội ba đào ký mới” . Đọc Nguyễn Tham Thiện Kế để hiểu “Trần Nhương- Tâm thành thì lời sáng” v.v…
Nhà văn viết theo kiểu chương (hồi) như Tam Quốc Diễn Nghĩa mà tôi đã đọc khi còn tuổi học trò. Mỗi chương là một câu chuyện, nhưng vẫn có sự kết nối hoàn hảo, đọc KKKKK tưởng xưa cũ nhưng tư duy một tý thì lại như hiện hữu ỏ các CLB thơ văn, ở chốn quan trường, là cục bộ bản vi là chanh cháp bon chen, những văn nhân bẻm mép luôn hươ chân múa tay để nêu cao tài năng vị thế của mình, luôn ở thế thượng phong để đè đầu cưỡi cổ bạn bè ở cương vị thế cô vận hết Lời văn của Trân Nhương rất gần gũi dễ đọc dễ vào. Trần Nhương tả về Mao tôn Úc khi tuổi thơ như nói chuyện : Thuở nhỏ lêu lỏng, không có chí lập thân, lớn lên vô nghề nghiệp, được vợ nuôi ăn , chỉ nằm dài đọc sách tim những điều hay dở trong sách suy xét làm thú vui… để rồi đượcTrân Nhương gắn cho các tên không hay ho gì : đồ cẩu trệ, chỉ tài hóng hít sủa càn. Đồ trư tuyệt thú. Ngu như trư( trang 7-8) Khi thành danh thì : Mao không biết học hậu thế khi bình phẩm văn chương theo trường phái “Thổi ống đu đủ”, cứ khen vung lên và chê chút xíu là “tuyệt bút”, “nỉ hảo”. Văn chương tự cổ vô bằng cớ, thì dù khen quá lên có xâm hại chi đến an ninh thiên hạ. Hậu sinh làm nghề phê bình văn chương xem ra quá dễ…( trang 55). Mao Tôn Úc là kẻ tham ăn tục uống và đã gặp nạn : Trà xanh ngọt và thanh lại mát ruột ăn kèm với khoai lang thì thật khoái khẩu. Chén bay một đĩa khoai lang . Mao thấy trong người khoan khoái dễ chịu. Đi được một quãng thì đến khu vực nhiều bóng cây. Bất ngờ có ba thiếu nữ ùa ra, người kéo tay, người gớ tay nải ngon ngọt mời chào và đấm bóp tầm quất cho giãn xương cốt. Mao định vùng chay nhưng nhìn ra xa một chút thấy mấy tay mặt hầm hầm khoanh tay đang nhìn chằm chằm vào Mao. Mao thừa thông minh để hiểu rằng đã rơi vào tổ quỷ. (trang 174-175). Mao là kẻ khốn khó túng quân không có xu dính túi “ Tôi là kẻ tu hành nào tôi có hành sự gì đâu mà thu lắm kim ngân thế ( trang 177) Nhưng Mao là kẻ hám sắc khi gặp lại tình nhân cũ : “Vừa nhìn thấy người đep Mao cứng cổ, tay chân hóa đá, mắt trợn ngược như trúng phong Đàm Linh nhìn thấy Mao thì buột tay đánh rơi khay trà vỡ tan dưới nền nhà” ( trang 222).
Để thích hợp với thời thế hoàn cảnh Mao Tôn Úc đã đã thay đổi dáng hình để không ai nhận ra để dễ bề lừa đảo đánh lận con đen : “Diện mạo Mao Tôn Úc cũng được săm thêm một vòng đỏ nơi ấn đường đẻ không ai còn nhân ra Mao Tôn Úc ngày xưa, không ai nghĩ là nhà phẩm bình văn chương ngày nào bôn tẩu sự săn đuổi của Trường Thượng văn hào”( trang 271).Nói về Mao Tôn Úc không thể không nói đến Đàm Linh ba đào, hồng nhan bạc phận “ Thương thay người đàn bà cô đơn trong khi tuổi còn đang trẻ. Cuộc đời của Đàm Linh vui mỏng buồn dày. Xuống tóc đi tu vừa chớm tuổi 17 thành ni cô chùa Đồng. Rồi gặp Mao Tôn Úc chạy chốn đến tá túc mà cháy cả nghiệp tu vì mấy câu phẩm bình thi ca của Mao. Chạy theo Mao cũng không xong, bên bờ sông Nhuệ lại hiến dâng cái ngàn vàng để có Kim Hoàn Toàn. Gặp được ân nhân Kim Thánh Phán những tưởng cả đời bên ông, nào ngờ Kim vội bỏ Đàm Linh ra đi ( trang 298).
Lại nói vê Kim Thánh Phán . Cuộc đời tiên sinh gặp những tai ương bất kỳ. Vì viết mấy tác phẩm phạm húy mà bão táp đổ xuống đầu ông liên miên trong gần 20 năm trời. Tuy ông không bị giam cầm khởi tố gì nhưng đã có nhiều bài báo buộc tội ông là là kẻ xấu xa, bệnh hoạn, Cũng từ đấy những bài viết của ông không một tờ báo nào dám in. Từ một người lấy nghề viết sinh nhai ông thành ra thất nhiệp. Có một lần Kim Thánh Phán tức cảnh sinh tình ngẫu hứng một bài thơ như sau : “Cái kiếp con tằm tớ nhả tơ/Khi thì tùy bút lúc thì thơ/Bọn chó gâu gâu không biết chữ/ Nhìn vào trang sách mặt ngơ ngơ,,,(trang 87) Khi thời thế thay đổi, nhờ nghề viết thuê mà đã trỏ thành giầu sụ : “Kim Thánh Phán không bao giờ nghĩ mình lại có lúc tiền tiêu không hết như bây giờ/ Mỗi tập sách Chu Lin cho Kim tiên sinh cơ man nào là bạc còn cung phụng đủ thứ, tiệc tùng, cô đầu ả đào tít mít…” (trang 138) Kim Thánh Phán dưới ngòi bút của Trân Nhương là một con người vị tha, thương người, cưu mang kẻ sa cơ lỡ vận. Ông viết về Kim Thánh Phán : “ Trên đường làm tế bần gặp tiểu Đàm Linh bị Mao Tôn Úc bỏ rơi ngày nào thành người thân tàn ma dại..Vốn có lòng vị tha Kim tiên sinh lấy Đàm Linh. Hai người sống hạnh phúc trong căn nhà đơn sơ giữa kinh thành Đại La” ( trang 252). Trân Nhương có những trang đăc tả theo cá nhân tôi cho là hay, trong văn phong có những điều gợi mở sâu sắc, ta hãy đọc đọan văn đặc tả vê nghĩa trang : “ Lại nói về Đàm Linh buổi chều hôm ấy đi thăm mộ Kim Thánh Phán. Sau khi đọc bài thơ trong đóng di cảo của ông lòng nàng nhớ ông cồn cào. Nghĩa trang phía tây thành vào mùa này cỏ cây tươi tốt, những ngôi mộ như cũng nhuận sắc hơn. Đàm Linh nhìn những dãy mộ mà nghĩ ngợi bao nhiêu cuộc đời giấu trong nấm đất tròn kia. Có thể là một ông quan, có thể là một nhà nho, có thể là một người hành khất, tất cả như nhau vùi sâu trong mấy tấc đất. Thoảng có một khu đất lăng tẩm nguy nga chắc của những viên quan đầu triều rộng đến mấy mẫu. Không biết khi sinh thời làm gì cho dân cho nước không mà khi chết còn chiếm mấy mẫu đất. Đúng là tham lam đén cả khi xuống lỗ” ( trang 304)
Đọc KKKKK không thể bỏ qua nhân vật Nhương Tác Nghiệp, Nhương Tác Ngiệp là mạch nối, là trung tâm cho các nhân vật, có những giây phút lãng mạn rất đời thường : “ Nhương Tác Nghiệp người bỗng nóng ran, lồng ngực như có ai bóp chặt. Làm sao trời lại cho ta giây phút này, chẳng hay trong họa có phúc là đây. Nàng thắp ba nén nhanh cắm lên bàn thờ gia tiên rồi sát đến bên Nhương Tác Nghiệp ngả đầu vào vai chàng. Mùi hương sả, hương chanh trên tóc nàng khiến Nhương Tác Nghiệp như chim trong cõi thiên thai…” ( trang 83) Trân Nhương đã viết vê Nhương Tác Nghiệp với tình cảm mặn mà thân quý, Nhương Tác Nghiệp hiểu biết, rộng rãi, bao dung, nói vậy không phải không biết cương nhu trong hành động, nhiều khi dùng cả thuyết âm mưu để đạt đến cái đích của mình, như nhờ thày bói để gài bẫy bà cả để mình được thỏa trí tang bông với Na…” Được bà cả tháo khoán, Nhương tiên sinh tha hồ tụ tập văn nhân chém gió phần phật. Có đôi hạt rượu vào các văn nhân thành thần Siêu Thánh Quát cả,. Đêm đêm lại được nàng Na ôm ấp…( trang 262)
”Khi quán văn của Nhương Tác Nghiệp bị đập phá tanh bành chỉ biết bức xúc làm thơ :”Đạo tặc kinh hoàng minh đạo//Tiểu nhân hãm hại chân nhân/ Thời cuộc đảo điên thất đức/ Triều đình bao ngược hôn quân ( trang 182)
Trần Nhương đã giành cả chương 38 để viết về Nhương Tác Nghiệp : Bí Ngô bi bô chơi vườn nhãn/ Chinku trầm bổng điệu thi ca.
Vào một sáng con Samsung Note9 của Nhương Tác Nghiệp cất tiêng tinh tinh. Nhương Tác Nghiệp mở Zalo thấy bà cả trên phố cổ gửi cho một clip ghi hình Nhương Tác Nghiệp năm giữa, nàng Na một bên, Đàm linh một bên gác hai cái đùi tráng nõn vắt chéo lên người Nhương Tác Nghiệp trong như một dấu nhân. Bà cả đính kèm lời nhắn “ Vừa vừa thôi nhé kẻo lại tẻo teo teo.”. Nhương Tác Nghiệp toát mồ hôi lẩm bẩm bỏ mẹ bà ấy đặt camera ghi trộm. (trang 374)
Thư các ban tôi đã đọc xong tiểu thuyết KIM KỔ KỲ KUẶC KÝ, nói tôm lai hay đúng là kỳ quặc thật , hài hước thật. Tôi chẳng biết nói gì nữa. Tôi xin ghi lại LỜI CUỐI TRUYÊN để làm cái kết bài viết của tôi : “Truyện xin được két thúc ở đây. Nhân vật quan trọng là nhà phẩm bình văn chương Mao Tôn Úc sau đổi tên thành Mao Dâm Dàm đã bị đầu độc tại quán Thủy Tạ thì không còn gì nói thêm . Các nhân vật chính chỉ còn lại Nhương Tác Nghiệp, chủ quan văn thì giờ đây an bài cùng hai người đẹp và làm chủ soái Chinku. Tác giả gửi gắm vào nhân vật này như nột mong ước cho các văn nhân được thong dong, vui thú với văn chương và chấn hưng dân trí…
Nguyễn Chính Viễn
Tổ 9 K 6 P, Thanh Sơn Uông í Quảng Ninh 

Le Thanh Minh, Nguyễn Thế Kiên và 37 người khác
2 bình luận
Thích
Bình luận
Chia sẻ