Trang chủ » Tin văn và...

NGƯỜI BẠN ĐỨC NHỚ NGUYỄN HUY THIỆP

Trần Ngọc Quyên
Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2021 9:23 AM



Thưa bác Trần Nhương,
Tôi là Trần Ngọc Quyên, Phó Đại sứ tại Đức đã về hưu, hiện này là ủy viên BTV Hội Hữu nghị Việt-Đức. Tôi đã gặp bác nhiều lần: Tại Tòa soạn Báo NCT, tại TL của bác ở 16 Ngô Quyền, tại nhiều Ngày thơ VN ở Văn Miếu; được bác tặng sách, vẽ chân dung...
GS Giesenfeld là Chủ tịch Hội Hữu nghị với VN của CHLB Đức (thành lập từ 1976), tiếng Đức là FG Vietnam. Ông là bạn thân của NV NHT quá cố, đã dịch nhiều TN của NHT đăng trên tạp chí của FG Vietnam; sau đó dịch và xuất bản Tuyển tập TN của NHT và tổ chức chuyến đi dọc tác phẩm cho NV NHT tại nhiều thành phố tại Đức. Tôi cũng là người quen thân NV NHT, lần nào sang VN GS Giesenfeld cũng gặp NV NHT, một số lần tôi đi tháp tùng và dịch cho ông.
sau khi đọc tin NV NHT tạ thế đăng trên Website của bác tôi đã báo tin ngay cho GS Giesenfeld. Ông muốn gửi một thư chia buồn tới các con NV NHT, nhưng không có địa chỉ Email của các anh ấy. Bác chắc có, bác có thể vui lòng cho tôi địa chỉ email của con NV NHT để chuyển cho GS Giesenfeld được không. Chúng tôi (Hội hữu nghị Việt-Đức) sẽ dịch thư của ông ra tiếng Việt, rồi nhờ bác đăng trên Website trannhuong.com, nếu bác cho phép.
Kính mong bác giúp đỡ trong việc này, xin chân thành cảm ơn bác.
Kính
Trần Ngọc Quyên


Freundschaftsgesellschaft Vietnam Gesellschaft für die Freundschaft zwischen den Völkern der Bundesrepublik Deutschland und der Sozialistischen Republik Vietnam e.V. Der Vorsitzende: Prof. Dr. Günter Giesenfeld Frankfurter Str. 64, 35037 Marburg Tel. 06421-12170; Fax 06321-161832 Mail: guenter@giesenfeld.

Nguyen Huy Thiep (1950-2021)

Ein „Phänomen der modernen Literatur“ sei verstorben, meldete die Tageszeitung Viet Nam News. Man könnte auch sagen: Ein Schriftsteller, der in Vietnam eine neue wichtige Periode der Literatur eingeleitet hat, ist nun Geschichte geworden. Sein Name stand und steht für den jungen Aufbruch der vietnamesischen Literatur nach 1986, jenem denkwürdigen Wendepunkt, an dem Vietnam sich aufmachte in eine neue wirtschaftliche, gesellschaftliche und auch künstlerische Periode. Jetzt, anlässlich der Nachricht von seinem Tod, erinnere ich mich an eine Lesung mit ihm in Sulzbach-Rosenberg im Jahre 2010. Sie fand in einer Bibliothek statt, in der an der Wand Bilder von deutschen modernen Schriftstellern hingen, darunter auch Günter Grass. Thiep kannte ihn und fühlte sich ihm sehr verbunden, so dass der Eindruck nahe liegt, Thiep sei für Vietnam so eine Gestalt wie Grass für die Bundesrepublik. Im Rahmen unserer Arbeit an der Übersetzung seiner Werke hatte ich mich sehr intensiv mit seinen Texten auseinandergesetzt und mir wurde seine Bedeutung als radikaler Reformer ästhetischer und stofflicher Konventionen in Vietnam klar, die man mit einem Satz von ihm so zusammenfassen konnte: „Die Strömung trägt alles hinweg / Kein Platz mehr für Helden“. Das spielte auf seine berühmteste Geschichte an Der pensionierte General, in eben jenem Jahr 1986 erschienen. Die Diskussion damals, als die offizielle Literatur sich noch der Verklärung des heldenhaften Widerstandskampfes widmete, wurde mit harten Bandagen geführt. Ein Kritiker: „Seine Ideen sind nicht die Frucht eines gesunden Geistes“. Im Westen sprach man – wenn denn überhaupt je die Rede von einer modernen vietnamesischen Literatur war – von einem „Erdbeben“ oder einer „einschlagenden Bombe“ (Le Monde). Jetzt, da das Gesamtwerk abgeschlossen ist, wurde auch klar, dass man Thiep nicht auf die Rolle des Rebellen beschränken kann. Vielleicht hat er sie auch nur einmal – und dann unbewusst – gespielt, denn inzwischen ist es schon lange nicht mehr abwegig, in ihm einen „Klassiker“ zu sehen. 1 Auch aus der deutschen Literatur kennt man Gestalten wie z.B. Georg Büchner oder eben Günter Grass, die zunächst als Aufrührer, vielleicht Zerstörer aufgefasst wurden und dann vor allen wegen ihrer ästhetischen Neuerungen in die Literaturgeschichte eingegangen sind, mit einer neuen Literaturauffassung auch neue sprachliche und stilistische Errungenschaften eingeführt haben und so zur Herausgabe von vielbändigen Gesamtausgaben führten. Beim Schriftstellerverband hat Thieps Hartnäckigkeit jedenfalls zu einem interessanten Umdenken geführt. So sagte der derzeitige Vorsitzende Nguyen Quang Thieu: „Literatur muss nicht immer die Leute glücklich und zufrieden machen, sondern sollte auch dazu führen, dass Leute sich schämen.“ Ich will nicht behaupten, dass Thiep ein intimer Freund war, und wenn doch, so in dem Sinn dessen, was man früher „Solidarität“ nannte, nicht aber einer, mit dem ich einen andauernden und privaten Austausch von Gedanken und Erfahrungen gepflegt habe. Er ist mehrfach Gast bei unserer Freundschaftsgesellschaft gewesen, zum ersten Mal als Mitglied einer Delegation des vietnamesischen Schriftstellerverbandes zusammen mit Pham Tien Duat und Y Ban im Jahre 2000. Dafür hatten Marianne Ngo und ich den General ins Deutsche übersetzt, als Teil einer Broschüre für die Veranstaltungen auf der Lesereise der drei Gäste. Später hat er in unserer Geschäftsstelle seinen neuesten Roman Mit zwanzig Jahren vorgestellt. Und dann, in Jahre 2009, erschien eine Anthologie von Kurzgeschichten von Thiep im Rahmen eines Projekts, für das wir den Mitteldeutschen Verlag in Halle gewinnen konnten. Ein Jahr später kam Thiep zu einer zweiwöchigen Lesereise in die Bundesrepublik. Und auch danach haben Marianne Ngo und ich ihn jedes Mal besucht, wenn wir in Vietnam waren. Und er war stets bereit für ein Treffen mit unseren Reisegruppen. Diese Lesereise war eines der größeren Projekte unserer Freundschaftsgesellschaft, in Zusammenarbeit mit örtlichen Organisationen und dem Berliner Literaturfestival. Nur in diesen zwei Wochen hatte ich wirklich private Kontakte mit ihm, dabei aber auch die Gelegenheit, ihn zu beobachten: beim Spaziergang durch die Städte, wo wir „lasen“, bei seinen Auftritten, etwa an auf dem Berliner Internationalen Literaturfestival und bei Lesungen in kleinerem Rahmen bei vietnamesischen Freunden, in Bibliotheken und Kulturzentren. Da war ein er aufgeschlossener, souveräner Diskussionspartner, der alle Fragen aus dem Publikum ausführlich beantwortete, und zwar stets mit einer 2 Berlin Leipzig: Völkerschlachtdenkmal persönlichen Note, und ohne Klischees und eingefahrene Redensarten. Vor Sehenswürdigkeiten in den besuchten Städten wollte er oft ein Foto mit erhobenen Armen haben: „Seht, hier bin ich gewesen!“ Obwohl mir sein Gesicht und viele seiner Eigenheiten ziemlich vertraut waren und ich ihn häufig fotografiert habe, habe ich jetzt nicht nur empfunden, dass ich einen Freund verloren habe. Viel mehr zählt jetzt für mich das Glück gehabt zu haben, einem Menschen persönlich zu begegnen und sein Werk einer hiesige Leserschaft zu eröffnen, der in der Literaturgeschichte seines fernen Landes die Rolle eines Büchner oder Grass gespielt hat. Und traurig bin ich vor allem darüber, dass das alles jetzt eine vergangene Begegnung ist, die nicht mehr weitergeführt, intensiviert oder erneuert werden kann. Ich bin enttäuscht, dass er viel zu früh gegangen ist. Ich habe auch seine Söhne kennengelernt. Khoa, der ein Vorbild für die Hauptfigur im letzten Roman war, und Bach, den Maler. Zwei seiner Bilder, die in meiner Wohnung hängen, halten die Erinnerung an beide lebendig. Vielleicht stelle ich dazu noch einige der Portraits, die ich mit dem Fotoapparat von Thiep gemacht habe, daneben. Das ergibt keinen Ahnenaltar wie in einer vietnamesischen Wohnung, sondern nur eine kleine, private Gedenkstätte dafür, dass alles, was man erlebt, irgendwann zur Vergangenheit wird.

BẢN TIẾNG VIỆT


Hội hữu nghị với Việt Nam
Hội hữu nghị giữa nhân dân nước CHLB Đức và nhân dân nước CH XHCN Việt
Nam
Chủ tịch: GS.TS Günter Giesenfeld
Frankfurter Str. 64, 35037 Marburg Tel. 06421-12170; Fax 06321-161832
Mail: guenter@giesenfeld.de
Nguyễn Huy Thiệp (1950-2021)
Tờ Viet Nam News đưa tin: một „hiện tượng của văn học hiện đại Việt Nam“ vừa qua
đời. Người ta cũng có thể nói rằng, nhà văn - người khởi đầu cho một giai đoạn mới, quan trọng
của nền văn học Việt Nam - đã về với cõi vĩnh hằng. Tên tuổi của ông là biểu tượng cho bước
ngoặt trong sự phát triển của văn học Việt nam sau 1986 – năm dấu mốc quan trọng khi Việt
Nam chuyển sang một thời kỳ phát triển mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn học
nghệ thuật.
Tin buồn về sự ra đi của ông làm tôi nhớ lại buổi tiếp xúc với bạn đọc của ông, tổ chức
tại Sulzbach-Rosenberg vào năm 2010. Sự kiện
này diễn ra trong một căn phòng thư viện, trên tường treo ảnh của các nhà văn Đức hiện đại,
trong số đó có cả Günter Grass. Nguyễn Huy Thiệp từng biết đến nhà văn này và cảm nhận sự
gần gũi với ông. Có cảm giác rằng, Nguyễn Huy Thiệp đối với Việt Nam cũng tựa như Grass đối
với CHLB Đức. Trong khuôn khổ công việc dịch thuật các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, tôi
đã tìm hiểu sâu các bài viết của ông và tôi nhận thức được rõ vai trò của ông với tư cách là một
nhà cách tân triệt để những thói quen, tập quán ở Việt Nam, cả về mỹ học lẫn về nội dung, điều
mà người ta có thể mô tả ngắn gọn bằng một câu thơ của chính ông: „Rồi sông đãi hết / Anh
hùng còn chi?“. Điều này cũng có liên hệ với „Tướng về hưu“, truyện ngắn nổi tiếng nhất của
ông, được công bố cũng vào năm 1986. Cuộc tranh luận vào thời đó đã diễn ra rất gay gắt, khi
mà văn học dòng chính thống vẫn còn đang tập trung vào việc ngợi ca cuộc chiến tranh vệ quốc
anh hùng. Một nhà bình luận đã từng phê phán: „Suy nghĩ của ông ta không phải kết quả của một
tư duy lành mạnh“. Ở phương Tây, nếu có nhắc đến văn học hiện đại Việt Nam, người ta sẽ nói
về một „cuộc động đất“ hay „vụ nổ bom“ (Le Monde).
Giờ đây, khi mà cuộc đời và sự nghiệp của ông đã khép lại, người ta cũng lại thấy rõ
rằng, không thể đánh giá Nguyễn Huy Thiệp chỉ giới hạn vào vai trò của một kẻ nổi loạn. Mà có
lẽ ông cũng chỉ đóng vai trò này có một lần – và hoàn toàn không chủ ý, bởi đã từ lâu, việc nhìn
nhận ông với tư cách là một „nhà văn kinh điển“, không còn là điều lạ lẫm. Trong văn học Đức
người ta cũng đã từng biết tới những người như Georg Büchner hay cả Günter Grass nữa - những
nhà văn lúc đầu được coi là những người nổi loạn, thậm chí là những kẻ phá hoại - để rồi sau đó
họ đi vào lịch sử văn học, bởi trước hết là những cách tân về thẩm mỹ của họ, cùng với việc đưa
vào những quan niệm mới về văn học, họ đã đạt được những thành tựu to lớn, cả về ngôn ngữ và
phong cách. Sự bền bỉ của Nguyễn Huy Thiệp ở Hội nhà văn đã dẫn tới một sự thay đổi tư duy
thú vị. Chủ tịch Hội nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã từng nói: „Văn học không phải lúc nào
cũng phải làm cho người ta cảm thấy hài lòng và hạnh phúc, mà còn phải làm sao để người ta
biết thấy xấu hổ.“
Tôi không nghĩ rằng, Nguyễn Huy Thiệp từng là người bạn thân thiết của mình, nếu có
chăng thì chỉ theo nghĩa của cái mà trước đây người ta gọi là „tình đoàn kết“, ông không phải là
người mà tôi thường xuyên trao đổi những suy nghĩ và trải nghiệm riêng tư. Tuy nhiên, ông đã
từng nhiều lần là khách của Hội hữu nghị chúng tôi, lần đầu khi ông là thành viên trong một phái
đoàn của Hội nhà văn Việt Nam sang thăm Đức vào năm 2000, cùng với nhà thơ Phạm Tiến
Duật và nhà văn Y Ban. Để chuẩn bị cho chuyến đi này, Marianne Ngo và tôi đã dịch truyện
ngắn „Tướng về hưu“ sang tiếng Đức, bản dịch truyện ngắn này được in trong một cuốn sách
mỏng giới thiệu chương trình gặp gỡ, tiếp xúc độc giả của ba vị khách. Thời gian sau ông đã tới
trụ sở Hội hữu nghị của chúng tôi để giới thiệu cuốn tiểu thuyết „Tuổi 20 yêu dấu“ của mình.
Vào năm 2009 trong khuôn khổ một dự án, chúng tôi đã thuyết phục được nhà xuất bản
Mitteldeutschen Verlag (NXB Trung Đức) tại Halle để in và xuất bản một tuyển tập truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp. Một năm sau đó Nguyễn Huy Thiệp sang CHLB Đức hai tuần, thực hiện
một chuyến đi giới thiệu sách và tiếp xúc độc giả tại Đức. Sau này, mỗi lần sang lại Việt Nam
Marianne Ngo và tôi bao giờ cũng tới thăm ông. Và mỗi khi có những đoàn khách Đức đi du lịch
Việt Nam do Hội chúng tôi tổ chức, ông luôn sẵn lòng tiếp họ.
Berlin Leipzig: Trước Đài kỷ niệm chiến thắng của các
dân tộc châu Âu chống quân xâm lược Napoleon
Chuyến đi này là một trong những dự án tương đối lớn mà Hội hữu nghị chúng tôi thực
hiện, trên cơ sở phối hợp với một số tổ chức địa phương và Ban tổ chức Liên hoan văn học
Berlin. Mãi cho tới chuyến thăm và làm việc hai tuần này của Nguyễn Huy Thiệp tôi mới thực
sự có được những tiếp xúc cá nhân với ông, và qua đó có cơ hội quan sát ông, khi cùng nhau dạo
chơi trong những thành phố mà chúng tôi đã đến và tại các sự kiện mà ông là diễn giả, chẳng hạn
như Liên hoan văn học Berlin hay các cuộc tiếp xúc trong khuôn khổ hẹp hơn, với các độc giả
người Việt, tại các thư viện hoặc trung tâm văn hóa. Những lúc đó ông tỏ ra là một người đối
thoại tự tin, cởi mở, trả lời thấu đáo mọi câu hỏi của khán giả, luôn với một sắc thái riêng, độc
đáo, không rập khuôn, sáo rỗng. Trước những di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh tại những
thành phố mà ông tới thăm, ông thường thích chụp ảnh với hai cánh tay giơ lên, như muốn nói:
„Trông này, tôi đã từng đến đây!“
2010 2017
Mặc dầu khuôn mặt và nhiều đặc điểm của Nguyễn Huy Thiệp rất gần gũi đối với
tôi, và tôi cũng đã tự mình chụp nhiều ảnh của ông, thế nhưng giờ đây tôi không chỉ có
cảm giác là tôi đã mất đi một người bạn. Trên hết, tôi cảm nhận sự may mắn, được làm
quen với một người đã từng đóng vai trò như Büchner hay Grass trong lịch sử văn học ở
một đất nước xa xôi và được giới thiệu tác phẩm của người này với các độc giả ở nước
mình.
Điều làm tôi buồn trước hết là vì sự hội ngộ này giờ đây đã trở thành quá khứ,
không thể được tiếp tục, không thể làm sâu sắc thêm. Tôi thất vọng vì ông đã ra đi quá
sớm. Tôi cũng đã từng được làm quen với hai người con trai của ông. Khoa, người là
nguyên mẫu cho nhân vật chính trong tiểu thuyết cuối cùng của ông và Bách - một họa sĩ.
Hai bức tranh anh vẽ hiện treo ở phòng khách của tôi, chúng luôn nhắc tôi nhớ đến họ.
Có thể tới đây tôi sẽ treo cạnh hai bức tranh này một số bức chân dung của Nguyễn Huy
Thiệp mà tôi đã chụp bằng máy ảnh. Như vậy tôi sẽ có được một nơi tưởng niệm nhỏ,
không phải là cái Ban thờ như trong nhà của các gia đình người Việt, nhưng là một chỗ
nhắc nhở ta phải luôn nhớ rằng, mọi điều mà chúng ta đã kinh qua và trải nghiệm, đến
một lúc nào đó, đều sẽ trở thành dĩ vãng.

Ảnh: Nguyễn Huy Thiệp tại Beclin