TNc: Sáng nay 8-5-2019 tại Nhà Thái Học Văn Miếu Quốc Tử giám, Ủy ban nhân dânTP Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử và Hội đồng họ Phùng Vn đã tổ chứ hội thảo về sự nghiệp và đóng góp cua Bố cái Đại vương Phùng Hưng.
Sinh ra trong một gia đình Hào trưởng, bố là Phùng Hạp Khanh một người nổi tiéng hiền tài đức độ, từng tham gia việc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (722). Ông sinh ra được 3 người con gồm: Phùng Hưng, Phùng Hải và Phùng Dĩnh. Trong 3 anh em Phùng Hưng là người có hình thái khôi ngô khác thường, sức khỏe và khí phách của ông được sử sách và nhân dân truyền tụng lại về tài trí đánh trâu, giết hổ dữ bảo vệ dân làng và gia súc. Thời bấy giờ nước Nam ta đang chịu ách đô hộ khắc ngiệt của giặc nhà Đường (Trung Quốc) mà trực tiếp là tên tri phủ khét tiếng cầm đầu Cao Chính Bình, chúng đóng đô ở Phủ Tống Bình (Hà Nội ngày nay).
Sự nghiệpPhùng Hưng nối nghiệp cha trở thành hào trưởng đất Đường Lâm. Cho tới nay dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện ông dùng mưu kế giết hổ dữ mang lại bình yên cho làng xóm.
Việt Nam thời thuộc Đường gọi là An Nam đô hộ phủ, khi đó đang nằm dưới ách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ. Các viên quan đô hộ nhà Đường ra sức vơ vét của cải của nhân dân, bắt dân Việt phải đóng sưu cao thuế nặng khiến lòng người ngày càng căm phẫn.
Năm 767, Cao Chính Bình, hiệu úy châu Vũ Định (miền Việt Bắc) giúp kinh lược sứ An Nam là Trương Bá Nghi đánh bại được cuộc xâm lược của quân Chà Và (Java) ở Chu Diên, sau đó được cử làm đô hộ An Nam. Chính Bình ra sức vơ vét của cải của nhân dân, đánh thuế rất nặng.
Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-779), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân lòng căm phẫn của nhân dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình (Hà Nội) nổi loạn, Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ.
Cuộc khởi nghĩa do Phùng Hưng phát động nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của nhân dân từ khắp các miền đất giao châu. Thoạt đầu, anh em họ Phùng nổi dậy làm chủ Đường Lâm rồi nghĩa quân tiến lên đánh chiếm được cả một miền rộng lớn quanh vùng thuộc Phong Châu, xây dựng thành căn cứ chống giặc. Phùng Hưng xưng là Đô Quân; Phùng Hải xưng là Đô Bảo và Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng, chia quân đi trấn giữ những nơi hiểm yếu. Cao Chính Bình đem quân đi đàn áp nhưng chưa phân thắng bại. Tình hình diễn ra như vậy hơn 20 năm.
Tháng 4 năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng cùng các tướng lĩnh đem quân vây đánh thành Tống Bình. Quân của Phùng Hưng chia làm 5 đạo do các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần và chủ tướng Phùng Hưng tiến công vây thành. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt trong khoảng 7 ngày, quân Đường chết nhiều, Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành, lo sợ cuối cùng bị ốm rồi chết.
Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì và vào phủ Đô hộ, coi chính sự đất nước được 7 năm thì mất. Ông được nhân dân suy tôn là Bố Cái Đại Vương.