Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

VÌ SAO NHỮNG VẤN NẠN CỦA NGÀNH GIÁO DỤC NGÀY MỘT NHIỀU?

Nhà giáo Thái A
Chủ nhật ngày 15 tháng 4 năm 2018 6:22 PM





Hơn vài tuần nay trên mạng xã hội ồn ào về những hiện tượng cô giáo mẫu giáo , cô giáo PTCS, PTTH hành hạ, đánh đập, sỉ nhục học sinh, rồi chuyện học sinh đánh, đâm thầy giáo... và bao nhiêu chuyện tiêu cực khác trong ngành GD diễn ra ở khắp nơi trong nước. Nhiều người cứ hỏi bâng quơ: "Vì sao thế nhỉ''? Tôi thử mạnh dạn nêu ý kiến của riêng mình để bạn bè quen biết tham khảo và trao đổi xem sao.
Người xưa từng tổng kết ''họa hay phúc đều có nguyên do, không phải nó đến bất chợt trong một ngày'' (Họa phúc hữu môi phi nhất nhật- Thơ Quan Hải - Nguyễn Trãi). Nhiều người đổ lỗi cho cơ chế thị trường nên GD và đạo đức xuống cấp. Nếu vậy sao các nước Bắc Âu , Tây Âu và gần ta như Nhật, Hàn, Đài Loan, Singapore..họ theo cơ chế thị trường TB cả, mà ai qua cũng khen dân họ tử tế?HS của họ chăm chỉ đạo đức... Cho nên đổ lỗi cho cơ chế thị trường chỉ là phép ngụy biện phổ biến của kẻ thiếu tinh thần trách nhiệm hay dùng. Lỗi này trước hết phải do đường lối GD của mình chưa hoàn thiện. Nói cụ thể và thẳng thắn thì nền GD của ta còn lạc hậu so với các nước Dân chủ văn minh. Tuy từ sau CM tháng 8 ta đã xóa bỏ nền GD thuộc địa nửa PK, thiết lập nền GD Dân chủ mới, nhưng thực ra cho đến tận bây giờ, theo suy nghĩ của tôi về bản chất vẫn là đào tạo những con người công cụ như thời PK thuộc địa trước đây, Tức là đào tạo ra loại người chỉ biết nghe theo và vâng lệnh người trên, người lãnh đạo. Về mặt này nhà trường không khác trại lính là mấy. Dù cho , môn học và ngành nghề có khác. Các thầy cô giáo trong các trường SP cũng đào tạo theo mẫu người như vậy. Hay nói cách khác là GD bị chính trị hóa. Cách đào tạo con người công cụ này, theo tôi nhận biết, thì ở TQ thực hiện khá sớm từ đời Hán Vũ Đế(Lưu Triệt-156-87 tr.cn). Mà người có công hiến kế, và mở hệ thống trường công đến các quận huyện đầu tiên đào tạo lớp sĩ tử theo cái "ĐẠO" phục tùng QUÂN- SƯ- PHỤ (vua-thầy-cha), để sau này tuyển chọn quan lại cho triều đình giúp vua cai trị dân; người đó chính là nhà nho Đổng Trọng Thư (-179-104tr.cn). Từ đó về sau, các triều đại PKTQ và cả những nước chịu ảnh hưởng của văn hóa TQ như nước ta đều rập khuôn theo nền GD này. Vì vậy, theo thiển ý của tôi , dù sau CM tuy ta đã đổi mới, ta cũng tiếp thu một phần tích cực của nền GD nước Pháp, rồi học theo LX, TQ, nhưng có lẽ nền GD pk và thuộc địa đã kéo dài quá lâu, nhất là GD PK đã đề cao quyền lực người thầy lên trên cả cha, chỉ dưới vua (QUÂN - SƯ - PHỤ), còn được đúc kết thành châm ngôn "tôn sư trọng đạo" để đề cao vai trò người thầy. Tư tưởng đó đã thấm quá sâu nếp nghĩ bất bình đẳng, coi trọng đẳng cấp, ngôi thứ và gia trưởng theo "lễ nghĩa'' Nho giáo, đã lưu trong tiềm thức toàn dân ta, từ nhà LĐ đến người dân rồi truyền sang lớp con cháu thành nếp nghĩ "nô lệ" quen rồi. Cho nên thầy cô giáo như cũng tự thấy có quyền hơn cha mẹ, nhất là sau khi cố TTP.V.Đồng lại công khai vinh danh "Nghề dạy học là nghề cao quý trong những nghề cao quý.'' Vô tình đã khuyến khích thêm các thầy cô tự thấy mình càng có ''giá'', có ''quyền'' hơn(!), rồi cứ vậy sinh "tha hóa", lạm quyền, tự do đánh đập chửi mắng ,sỉ nhục hs...coi như là một sự hợp lí đương nhiên. Nhà sử học nổi tiếng người Anh Lord Acton từng tổng kết:"Quyền lực làm con người tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối." Cha mẹ hs cũng cùng với tâm lí xưa cũ sùng bái người thầy ấy, đến mức đã thành câu cửa miệng ngoài xã hội :" Công cha- nghĩa mẹ - ơn thầy''(!) Thế là họ cũng chấp nhận việc thầy cô hành hạ con mình cũng là hợp với "lễ nghĩa", hợp với đạo người trên (!) LĐ Bộ GD và LĐ các nhà trường thi cũng từ dân mà ra nên cũng nghĩ vậy. Thì ông bộ trưởng Bộ GD đã có lần tự nhận mình là "TƯỚNG" của MẶT TRẬN GD đấy thôi. (Vẫn biết đó là cách nói ẩn dụ, nhưng trong đầu phải có sự ngầm so sánh với lính tráng trong trại lính và tướng lĩnh ở mặt trận ra sao, ông mới bật ra lời so sánh lạ như vậy.)
Với cách nghĩ từ nhà lãnh đạo tới người dân như vậy, làm sao mà GD không vô tình trượt dài theo đường lối GD xưa! Đấy là chưa kể đến nguyên nhân khá quan yếu là đào tạo đội ngũ GV và cư xử với nghề dạy học ở nước ta còn rất tùy tiện. Luật GD cũng phải trải qua mấy chục năm, mãi gần đây mới có ...Như ở các nước văn minh, họ rất chú trọng trong việc tuyển chọn người và đào tạo nghề giáo. Chọn những học sinh giỏi về học vấn, tốt về nhân phẩm, về hình thức cơ thể phải cân đối khỏe mạnh, không có khuyết tật, phải tình nguyện thi vào trường SP, tất nhiên phải yêu trẻ...Đấy là chưa kể những HS đó được gd về tư tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng, nhân quyền, nắm vững Hiến pháp và pháp luật của nước đó từ ở trường phổ thông. Tốt nghiệp trường SP ra trường, tự xin việc. Nơi nhận họ lại "phỏng vấn" và thử việc nữa...Tiền lương thì ưu đãi đủ sống cả nhà, không phải làm thêm việc khác.
Thế còn ở nước ta thì sao? Từ những năm 60 thế kỷ trước đã có những câu ca truyền miệng đại loại như: "Bây giờ chuột chạy cùng sào / Không vào SP thì vào nơi đâu?", hay câu: "Nhất Y, nhì Dược , tạm được Bách Khoa, SP bỏ qua, nông lâm xếp xó..." Còn có cả thơ: "Em chẳng lấy chồng SP đâu / Lấy chồng SP chẳng ai giầu/ Vài ba năm nữa ho ra máu / Để lại cho em một khối sầu!". Nghề thầy còn ví với lái đò...Những năm 60 thế kỷ trước, tuy thế thi cử còn nghiêm túc, không đủ điểm không đỗ, lưu ban lần 2 thì phải thôi học. Thi tốt nghiệp có người trượt, không thấy nói có hiện tượng gian dối trong khâu thi cử tuyển chọn. Nhưng càng về sau này HS thi vào SP càng kém, người khuyết tật cũng được nhận vào SP. Chưa kể nhiều trường hợp quay cóp chạy điểm để vào học,để tốt nghiệp 100%. Ngay các thầy cô ở các trường SP học Thạc sĩ, TS cũng có nhiều hiện tượng gian dối như chạy chọt xin điểm , mua bằng. Thế thì lấy đâu ra chất lương GD cao? ĐHSP Hà Nội những năm đầu chỉ đào tạo có 2 năm. Tốt nghiệp ra trường lại xếp lương đội sổ so với các ngành. Lép vế đến nỗi TT Phạm Văn Đồng phải đích thân đến ĐHSP HN huấn thị và để an ủi, vỗ về tinh thần SV, cụ đã vinh danh nghề dạy bằng những từ mĩ miều tôi đã dẫn ở trên...Nhà giáo cũng nghèo nhất, phải làm thêm nghề phụ. GS Văn Như Cương còn phải nuôi lợn kia mà. Ông cũng có những câu đối rất chua xót về nghề giáo, chẳng hạn như : "Giấy trắng phấn trắng bàn tay trắng ". Vế 2 là " Bảng đen mực đen cuộc đời đen!". Trong dân gian cũng truyền miệng câu " Nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà nghèo"...Tôi nhớ một thời gian dài còn lập ra các trường SP theo kiểu chắp vá (7+1), (7+2); (10+1), (10+2), (10+3)...Nghe cái tên trường với những phép tính bỏ ngỏ không đáp số như vậy đã thấy rõ sự chắp vá kỳ quặc. Sau này chắc các nhà LĐ nhận ra mới đổi thành Trung cấp SP, Cao đẳng SP. Tất cả những cách tư duy và hành xử, đến cung cách đào tạo nghề giáo của ta như vậy, đã ''tích lũy về lượng đến nay đã đủ để nhảy vọt về chất '', theo đúng quy luật ''lượng đổi chất đổi'' như ''phép biện chứng duy vật lịch sử'' mà vị LĐ nào cũng học kỹ ở trường chính trị QG NAQ đấy thôi. Có gì lạ đâu? Tuy đã làm mấy lần CCGD nhưng xem ra chỉ CC tí chót ở trên ''ngọn'' là sách giáo khoa; tốn khá nhiều tiền của công quỹ, chỉ thấy làm cho bọn trẻ con phải mang ba lô sách nặng! Chắc rồi nhiều hs sẽ bị vẹo cột sống ! Còn phần ''gốc'' như đào tạo người thầy cho ra thầy, đãi ngộ cho xứng, và TRIẾT LÝ GD cho cụ thể rõ ràng, thì hình như ''mối xông'' mà vẫn để nguyên như cũ!
Bởi vậy tôi cho rằng: Chừng nào CCGD chưa bắt đầu trước tiên từ "gốc"là bỏ lối đào tạo con người công cụ đi để phát huy tinh thần TỰ DO DÂN CHỦ BÌNH ĐẲNG để khuyến khích cá nhân được sáng tạo. Cũng phải bắt đầu từ đào tạo đội ngũ GV cho đúng với tư cách NGƯỜI- Tôi nói vậy vì thầy giáo là NGƯỜI, học trò cũng là NGƯỜI bình đẳng với nhau về tư cách. Còn việc của thầy là dậy học, cũng là một nghề kiếm sống như mọi nghề khác. Có hơn nghề khác chăng là ở tính chất công việc đặc thù của thầy giáo là truyền thụ những kiến thức và văn hóa, khoa học do thầy được học trước và đào tạo có chuyên môn có phương pháp nghề nghiệp để làm việc truyền lại những kiến thức đó cho lớp người học sau , vậy thôi. Nếu thầy có thừa học vấn, nhưng không đủ tư cách nhân phẩm NGƯỜI, thiếu tình yêu thương đồng loại mà đối tượng truyền thụ lại là lớp trẻ còn trong trắng ngây thơ thì mời những người đó đi làm nghề khác. Những nghề không tiếp xúc trực tiếp với con người, để khỏi ảnh hưởng xấu sang người học, làm hỏng người học, nhất là trẻ vị thành niên là đối tượng phải chăm sóc dạy bảo rất công phu, vì người không phải như vật liệu , hay máy móc hỏng có thể thay cái khác.
Cũng đừng nghĩ rằng cứ làm nghề dạy học thì đương nhiên là cao quý hơn nghề khác như cụ cố thủ tướng từng hào phóng ban tặng cho nghề giáo. Nếu dạy học mà không giữ được tư cách NGƯỜI và NHÂN PHẨM,( Như ăn hối lộ , gạ tình đổi điểm, đánh chửi, làm nhục, bắt hs uống nước giẻ lau, giả câm không giảng....như những chuyện vừa mới đây) thì còn đê tiện hơn cả phường trộm cắp nữa kia! Những loại GV như vậy nếu ở những nước văn minh sẽ phải xích tay và hầu tòa. Sao ở nước mình vẫn tha thứ và dung nạp làm nghề giáo? Sao không nghiêm trị theo luật như các nước? Nếu vì thiên vị con ông cháu cha nên không phải ra tòa, thì ít ra cũng phạt tiền và đuổi khỏi ngành. Làm như vậy xem lũ người ác tâm, thiếu tính người vẫn đang hành nghề giáo liệu còn dám đối xử với hs như vậy nữa không?
Các nhà lãnh đạo GD các cấp ăn lương để làm gì mà không xử lý theo luật GD những trường hợp vi phạm luật GD kể trên ? Hay cố tình bao che để những kẻ mệnh danh nhà giáo thiếu tư cách người kia chà đạp lên danh hiệu nghề giáo,làm vấy bẩn ngành GD nước ta thêm nữa? Nếu vậy thì cũng nên tự giác từ chức, để người có trách nhiệm lên làm lãnh đạo. Nếu không thì Bộ GD cũng cần bãi chức những CB thiếu trách nhiêm như vậy. Người xưa đã dạy:" Trên đã không ngay thẳng gương mẫu, dưới sẽ sinh loạn ngay'' (Thượng bất chính hạ tắc loạn). Vậy tình hình gv ở các trường nào có những việc làm xấu thì Hiệu trưởng trường đó cũng phải chịu trách nhiệm, không thể né tránh.
Tôi trình bầy đến đây kể cũng đã dài, ''dây cà dây muống''... Vậy thì xin tóm lại : Mọi vấn nạn GD và đạo đức xuống cấp là bởi đâu? Ai chịu trách nhiệm ?Chẳng cần nói nữa chắc ai cũng thừa biết. Chỉ có điều người ta sợ "nhạy cảm". Nói ra sợ vạ miệng vì LĐ quyền cao nước mình chưa quen nghe lời "phản biện"!? Mà tôi lại chợt nhớ câu trong tác phẩm Vỡ mộng của nhà văn Ban- zắc rất ý vị:"Không ai điếc hơn kẻ không muốn nghe"!
T.A (11-4-2018)