Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

TÌM HIỂU SỰ SUY TƯ VỀ CHIẾN TRANH VÀ CON NGƯỜI TÌM HIỂU SỰ SUY TƯ VỀ CHIẾN TRANH VÀ CON NGƯỜI

Nguyễn Đức Tiến
Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009 4:20 PM
 
 Chiến tranh, trong mối tương quan nơi nhận thức của nhân loại - không ở thời kỳ cổ xưa, luôn xác định một ranh giới rõ ràng về một sự phân cực: chiến tranh vệ quốc,chiến tranh xâm lược- chiến tranh vệ quốc, có tính chất là cuộc chiến tranh chính nghĩa; chiến tranh xâm lược có ý nghĩa là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
 Trong lịch sử Việt Nam đã từng diễn ra cuộc chiến tranh vệ quốc, chống thực dân  Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Cuộc chiến tranh của đông đảo nhân dân Việt Nam chông quân xâm lược đến từ châu Âu, châu Mỹ như thế trở thành niềm tự hào dân tộc. Cuộc chiến tranh ấy là một đề tài lớn của văn học Việt Nam, cho đến tận bây giờ.
 Nhà Thơ Hoài Quang trong sự thể hiện nghệ thuật của mình đã lấy chiến tranh làm đối tượng để xây dựng ra trường ca Vầng trăng biển. Chiến tranh trong trường ca Vầng trăng biển cũng hiện diện hai thái cực đồi lập, chiến tranh vệ quốc, chính nghĩa giữ quê của người dân Vĩnh Linh nói riêng và của toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung chống lại cuộc xâm lược phi nghĩa của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng.
 Viết Vầng trăng biển với các nhân vật như: Hùng, Kiều Linh, Lena… Nhà thơ đã để cho những nhân vật của mình sống và chiến đấu trong một hoàn cảnh đặc biệt. Ở Làng Hầm, hoặc di chuyển khắp nơi trong lòng cuộc chiến, Hùng, Lena…là những nhân vật may mắn đã đi qua cuộc chiến tranh, bước vào ở cuộc sống mới thời bình. Thế nhưng:
 Lịch sử thời gian là tâm hồn con người thì giữ được, Cũng như sông Hiền Lương không còn chia cắt, vết thương ly biệt đã lành. Cũng có những vết thương không bao giờ lành được. Trong lòng nhân dân vẫn mãi tồn tại cuồn cuộn một dòng sông kỷ niệm, ký ức. dòng sống này càng chảy mạnh hơn khi nhân vật về lại chính nơi ngày xưa họ đã sống và chiến đấu giữ làng, giữ quê. Trong những thời điểm như vậy, những suy tưởng của nhân vật về cuộc chiến tranh và về những con người trong chiến tranh lại có dịp bùng nổ dữ dội. Sự suy tưởng và những day dứt trong khi suy tưởng càng tăng khi nhân vật đứng trước một thực tế.
 Con đường cát ngày xưa in những dấu chân các thế hệ.
 Gió vô tâm xóa, đường không còn giữ được
          dấu chân nào.
 rất dễ lãng quên
 Nhất là khi họ đã thức nhận một cách rõ ràng chân lý hiển nhiên của thực tại khác quan về “Đường đi” trong cuộc hành trình về nguồn:
 Mấy chục năm, mỗi lần về thăm
 Anh đã đi đường bộ, đường sắt, cả đường hành không
 Cách gì cũng qua cầu Hiền Lương và Đường Gió Cát.
 Và một triết lý khác của hiện thực tâm tưởng “Nhưng lịch sử thời gian và tâm hồn con người thì giữ được”, xác tín bằng những suy tư.
 Ta nặng nợ một đời không trả được
 Đi qua chiến tranh ta mắc nợ con người
 Đi qua thời bình ta mắc nợ niềm vui
 Đi qua hồn mình ta mắc nợ tình yêu và cuộc sống
 Triết lý về thực tại hiện tồn và hiện thực tâm tưởng đã được Đại tá Hùng đưa ra do chính sự trải nghiệm của mình trong cuộc sống xã hội, qua sự thử thách của thời gian và chiến tranh. Triết lý về hai kiểu hiện thực như thế có lúc được nhân vật tách biện rạch ròi, có lúc lại ở thế đan xen. Điều này làm tăng cho sức nặng cho những suy tư trăn trở.
         Tuy nhiên, sự minh định về thực tại hiện tồn như chúng tôi vừa đề cập ở trên dẫu mang tính chân lý thì nó vẫn chỉ là cái cớ, là điểm tựa cho sự xuất hiện một hiện thực khác: Hiện thực tâm tưởng trong thế đối sách. Hiện thực tâm tưởng mới là cứu cánh của nhân vật này. Song điểm cốt lõi của hiện thực tân tưởng không phải sự ánh xạ, những va chạm trong hiện tại mà là sự ràng buộc mãnh liệt trong qua khứ. Trong quá khứ ấy hiện diện đau thương, oai hùng, thanh cao, thấp hèn…xoay quanh các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đồng chí, đôi lứa trong mối liên hệ hữu cơ với vấn đề trọng đại của Tổ quốc: Đánh giặc ngoại xâm, giữ vững độc lập dân tộc, xây dựng đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
      Con người sống trong những điều kiện mà nó gặp, chứ không sống trong những điều kiện mà nó chọn. (K.Marx). Những người dân Vĩnh Linh và Làng Hầm, không muốn chiến tranh và chọn chiến tranh để sống, thế mà hàng ngày họ phải đối diện với những hành động dã man của quân xâm lược.
 Trút bom xuống làng mạc
 Trường học
 Bệnh viện
 Nã pháo vào khu dân cư ven biển
 Giết người dân vô tội Việt Nam
 Đế quốc Mỹ còn trắng trợn vu khống:
 (Tít chạy dài trên các báo phương Tây chúng gọi trường cấp ba Vĩnh Linh
          Là “Trung tâm đào tạo cộng sản”.
Và thế là:
 Bom hiện đại Hoa Kỳ
 Ném vào ngôi trường đang học
 Cuộc tàn sát thảm khốc
Đế quốc Mỹ gây ra cảnh:
 Đợi người về tóc bạc màu mây
 Mẹ nhìn lên trời
 Trời thì cao
 Nhìn mặt đất thì cắt chia đất nước
 Hai bờ sông đầm đìa ánh mắt
 Cái ôm xiết cuối cùng để lại bên sông
 Chiếc khăn tang trắng tuổi không chồng
 Đối diện với những hành động dã man và phi lý của kẻ thù, các nhân vật sẽ đặt ra trong đầu mình những câu hỏi chất vấn: thời đại nào cũng có trường học. Nước nào cũng có trường học/ Lẽ nào Trung tâm đào tạo cộng sản / Mở ngay trên đất Hoa Kỳ.
Sự phi lý càng hiện rõ một cách rốt ráo khi nhân vật nghiền ngẫm những sự khẳng định dồn dập về một thực tế hiển nhiên của nhân dân Việt Nam trong mối quan hệ và cách ứng xử đối với chính nước Mỹ để làm tăng sự phi lý trong cách ứng xử của kẻ thù: Không một người Việt Nam  nào làm hại nước Mỹ/ Không một hòn đất Việt Nam nào ném xuống nhà trắng,  lầu Năm góc Hoa Kỳ/ Không một bụi tre đằng ngã nào quật xuống/ người dân nước họ.
Hành trình suy tư đã giúp những con người này nhận ra sự thâm độc của kẻ thù: “Chúng nó mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam/ Qua nhiều đời Tổng Thống/ Nhằm tiêu diệt bản sắc dân tộc ta”.
Người dân  Việt Nam  nói chung và người dân Vĩnh Linh nói riêng trong cuộc sống của mình thân ái, chan hòa với đồng bào, đồng loại, luôn yêu thương đồng loại, cùng hướng đến một nền hòa bình, nhưng cũng thật cương quyết, quyết sống mãi với những ai có mưu đồ phá hoại nền hòa bình dân tộc, có ý định cướp nước. Yêu nước, là một trong những bản sắc, bản lĩnh độc đáo của người Việt.
Quê hương Kiều Linh chống chiến tranh xâm lược
Quê hương mình tiến hành chiến tranh vệ quốc.
Mỗi người dân bình thường đã được trở thành anh hùng một cách bất đắt dĩ bởi hành động chống quân xâm lược của họ mang tầm vóc phi thường: Ánh chớp lóe lên hình chữ Vê (V) / Quả B40 làm vỡ ngực tàu giặc/ Chiếc Bê đét phía ngoải bỏ chạy.
 Đối diện với chiến tranh con người nhận được sự vinh quang, nhưng họ cũng phải nếm những đau thương mất mát:
 “Cái giá xương máu của cả nước
   Nỗi đau dân tộc thấm đến mai sau”
Cách ứng xử của họ trước những đau thượng mất mát cũng thật là phi thường.
Anh đã chuyền sang em giọt sống
 Giành lại em trước biển đên vạn dần hy vọng
 Đây là dịp duy nhất
 Chút sữa đời con gái, em chỉ dành cho anh
                                             {….]
 Nhờ anh chút thôi
 Hãy bú em như con ta bú sau này
Ngay cả khi những dau thương mất mát mà kẻ gây ra không phải là kẻ thù, mà do chính là những người  được gọi là đồng chí của họ,thế nhưng cách ứng xử cũng phi thường bời:
“ Không ai có quyền căm thù trái tim nhân hậu yêu thương…”
và vì:
“Hãy đặt tổ quốc lên trên hết./ Hãy đốt cháy cái thấp hèn bằng ngọn lửa bao dung”.
Con người nơi trương ca Vầng trăng biển sống trong chiến tranh, cùng với chiến tranh trong trạng thái động, chiến đấu và sẵn sàng cho những cuộc chiến  đắu mới;  suy tư và đẩy mạnh sự khám phá những suy tư về bản thể của mình,  về mọi người và vế chiến tranh, về sự sống, cái chết, về lẽ tiêu hưởng và phồn vinh.
Độc giả và các nhà nghiên cứu hãy đọc những suy tư của nhân vật Hùng về sự biến chất đạo đức của Kích trong việc từ một người yêu nước “Lên án kẻ thù âm mưu chia cắt đất nước” đến “làm tay sai” cho địch, đầy những trăn trở day dứt.
Từ một học trò nhà trường cách mạng
Đến một sĩ quan chiêu hồi độc ác, do đâu?
 hay suy nghĩ về cách xử  sự của “hai người bạn lớn của chúng ta”:
  “Vì sao họ muốn nước ta
  rơi vào tình trang chia cắt lâu dài?
  Vì lợi ích hẹp hòi của họ
  Tình quốc tế vô sản của họ
  là màu thuốc nước của tranh bờ hồ
                    [….]
                         Sao họ không biết ơn ta nhỉ?
             Cuộc chiến của ta đầy gian khổ hy sinh.
            Đã giúp họ bình yên sống, bình yên phát triển
hoặc suy tưởng về điển trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ khởi thủy cho đến thời đại Hồ Chí Minh, để nhìn nhận sức mạnh của dân tộc:
Mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước
Có ai dọn sẵn cho ta đâu?
                                    […..]
Sức mạnh của người Việt tích dồn qua nhiều thiên niến kỷ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng của người,
Cầm lái con thuyền cách mạng Việt Nam
Nhân sức mạnh dân tộc lên gấp bội
 Suy tư về con người cùng các mối quan hệ của nó trong cuộc sống xã hội, và rút ra những kết luận cho sự suy tư ấy trở thành một hằng số định dạng tính cách của mỗi nhân vật trong trường ca Vầng trăng biển. Sự suy tư ở m ỗi tính cách như vậy, đậm nhạt là khác nhau, nhưng không có ngoại lệ.  Điều này làm nên sức nặng cho các nhân vật và cho trường ca này. Thế nhưng, người đọc cũng không khó để nhận ra bên cạnh những suy tư của chính các nhân vật , cũng hiện diện những suy tư của “nhân vật ẩn” –t.ácgiả. Sự suy tư này có lúc phân tách, có lúc đồng nhất với sự suy của nhân vật trữ tình :
Chiếc cầu trăng xanh viên mãn trên bầu trời hòa bình
Dịu êm trong sáng như chưa bao giờ có trăng lửa
 Vầng trăng oanh liệt đẩm máu con người trong cuộc chiến tranh
Cầu trăng đêm của riêng Hùng
Của mỗi người còn sống
Của mỗi người đã khuất
Cầu trăng hòa bình bền vững của nhân dân
Của Tổ quốc Việt Nam bước sang trang sử mới
Bắc qua đời anh
Bắc qua thân hình đất nước vẹn toàn
Ở đây người đọc sẽ thấy trong những sự suy tư ấy-của tác giả hay của các nhân vật, không hiện diện sự đổ vỡ niềm tin, khủng hoảng niềm tin, cũng chưa bao giờ người đọc thấy ở họ xu thế mất phương hướng chiến đấu, Họ hiểu cái thiện, cái nhân nghĩa sẽ thắng cái ác, cái phi nghĩa, đó là lẽ đượng nhiên và không có gì ngăn cản nỗi, dù rằng hành trình đi đến thắng lợi là không đơn giản mà đầy phức tạp cam go
Viết về những nhân vật trử tình đầy suy tư triết lý như vậy, nhà thơ Hoài Quang Phương đã cho người đọc thấy sự nhận thức nhận ráo riết của mình về con người và thân phận con người: Con người là không thể hiểu được, nếu người ta không xét trong tổng thể, điều này bao hàm sự cần thiết  phải đưa ra một giải đáp đối với ý nghĩa sinh tồn và phải phát hiện ra những quy tắc mà chúng ta phải sống theo nó (E. Fromm).
Viết trường ca Vầng trăng biển, nhà thơ Hoài Quang Phương đã thể hiện một cách chiếm lĩnh về con người suy tư - tự nhận thức về chiến tranh và đạo đức chiến tranh. Aimatop cũng từng nói rằng: “Chiến tranh và đạo đức chiến tranh; chiến tranh và nhân cách là những vấn đề quan trong trong nghiên cứu bằng nghệ thuật bản chất con người trong thế kỷ XX”.
Trường ca Vầng trăng biển, với sự suy tư về chiến tranh và con người trong chiến tranh, vừa thể hiện sự lặp lại có tính quy luật đặc trưng chung của những tác phẩm văn học viết về đề tài chiến tranh, vừa thể hiện những bản sắc độc đáo riêng của mình. Chính điều này làm cho tác phẩm không lẫn với các tác phẩm cùng loại.
Tiếp cân với trường ca Vầng trăng biển, bạn đọc không chỉ thấy ở đó hiện diện đậm đặc những suy tư về chiến tranh và thân phận con người trong cuộc chiến tranh ấy, mà còn thấy nhiều vấn đề khác nữa, như:, bản lĩnh con người trong chiến tranh, tính triết lý chủ đề tư tưởng, sự độc đáo về hình thức biểu hiện… Đó là những vấn đề thú vị, tuy nhiên không thuộc phạm vi bài viết này. Xin được bàn đến vào dịp khác.
       Đồng Nai 26/8/2009