Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

NHIỆM VỤ CỦA QUÂN XANH

Mai Thu
Thứ năm ngày 16 tháng 7 năm 2015 10:49 AM
Kính gửi nhà văn Đình Kính
Trong một bài viết tâm sự của Đình Kính được nhà văn Trần Nhương đăng trên trang Trần nhương.com, tôi xin được có lời thưa lại với nhà văn Đình Kính như sau:
Thường trong tập luyện quân sự, để sát với thực tế người ta bố trí một đội ngũ quân xanh.Quân xanh đóng giả địch, để quân đỏ giả tưởng đó là đối phương mà thực hiện xử lý tình huống đi đến thắng lợi cuối cùng.
Quân xanh phải thực thi nhiệm vụ mà người chỉ huy đã vạch sẵn. Bày binh bố trận ra làm sao? Tiến lui thế nào? Khi nào anh mới được “hy sinh”? Ai hy sinh, hy sinh lúc nào? Ai không được hy sinh? Đều do người chỉ huy ra lệnh.
15 vị Ban chấp hành Hội nhà văn khóa 8, thì 14 vị được giao nhiệm vụ làm quân xanh, để cho trận đánh thắng lợi. Trận đánh tuy có nhiều tình huống nảy sinh không theo kế hoạch, nhưng người chỉ huy đã thông minh, sáng tạo, biến báo, mưu sâu, kế hiểm và rồi cuối cùng đã thành công.11/14 quân xanh đã phải “hy sinh” theo đúng kế hoạch. Còn lại 3 quân xanh không được phép hy sinh, mà tiếp tục thực thi nhiệm vụ quân xanh 5 năm nữa.
Anh là quân xanh, anh phải hiểu nhiệm vụ quân xanh. Nhiệm vụ của anh là đến thời điểm đó anh phải hy sinh. Hy sinh là phải chết. Chết thì phải chôn. Anh không phải quân đỏ, nên không thể là liệt sỹ, nên không thể đòi hỏi tôn vinh, lấy danh hiệu liệt sỹ.Nếu quân xanh không hy sinh, thì lấy đâu trận đánh thắng lợi.Vì vậy quân xanh phải hy sinh là điều đương nhiên.Nếu hiểu được điều đó thì kết thúc trận đánh, quân xanh vui vẻ “sống dậy”, phủi quần áo ra về. Chấm hết!
Chính vì 14 vị Ban chấp hành khóa 8 ngỡ mình là quân đỏ, không may bị ngã xuống trên chiến trường, nên bất ngờ, hẫng hụt. Rồi không thấy ai tôn vinh, hoặc tặng danh hiệu liệt sỹ, chia tay, chia chân, tặng hoa… nên cảm thấy tủi, thấy thiệt thòi, rồi sinh ra tư tưởng này nọ.
Mai Thu
-----------------
Kính gửi nhà văn Đình Kính
Trong một bài viết tâm sự của Đình Kính được nhà văn Trần Nhương đăng trên trang Trần nhương.com, tôi xin được có lời thưa lại với nhà văn Đình Kính như sau:
Thường trong tập luyện quân sự, để sát với thực tế người ta bố trí một đội ngũ quân xanh.Quân xanh đóng giả địch, để quân đỏ giả tưởng đó là đối phương mà thực hiện xử lý tình huống đi đến thắng lợi cuối cùng.
Quân xanh phải thực thi nhiệm vụ mà người chỉ huy đã vạch sẵn. Bày binh bố trận ra làm sao? Tiến lui thế nào? Khi nào anh mới được “hy sinh”? Ai hy sinh, hy sinh lúc nào? Ai không được hy sinh? Đều do người chỉ huy ra lệnh.
15 vị Ban chấp hành Hội nhà văn khóa 8, thì 14 vị được giao nhiệm vụ làm quân xanh, để cho trận đánh thắng lợi. Trận đánh tuy có nhiều tình huống nảy sinh không theo kế hoạch, nhưng người chỉ huy đã thông minh, sáng tạo, biến báo, mưu sâu, kế hiểm và rồi cuối cùng đã thành công.11/14 quân xanh đã phải “hy sinh” theo đúng kế hoạch. Còn lại 3 quân xanh không được phép hy sinh, mà tiếp tục thực thi nhiệm vụ quân xanh 5 năm nữa.
Anh là quân xanh, anh phải hiểu nhiệm vụ quân xanh. Nhiệm vụ của anh là đến thời điểm đó anh phải hy sinh. Hy sinh là phải chết. Chết thì phải chôn. Anh không phải quân đỏ, nên không thể là liệt sỹ, nên không thể đòi hỏi tôn vinh, lấy danh hiệu liệt sỹ.Nếu quân xanh không hy sinh, thì lấy đâu trận đánh thắng lợi.Vì vậy quân xanh phải hy sinh là điều đương nhiên.Nếu hiểu được điều đó thì kết thúc trận đánh, quân xanh vui vẻ “sống dậy”, phủi quần áo ra về. Chấm hết!
Chính vì 14 vị Ban chấp hành khóa 8 ngỡ mình là quân đỏ, không may bị ngã xuống trên chiến trường, nên bất ngờ, hẫng hụt. Rồi không thấy ai tôn vinh, hoặc tặng danh hiệu liệt sỹ, chia tay, chia chân, tặng hoa… nên cảm thấy tủi, thấy thiệt thòi, rồi sinh ra tư tưởng này nọ.
Mai Thu
-----------------