| Nguyễn Đăng Luận làm bài thơ: “Lời thề lá sen" tại Sơn Tây năm 1987. Hai năm sau được đăng báo Văn nghệ Hội nhà văn Việt Nam số 16 ra ngày 22 tháng 4 năm 1989. Sau đó Lời thề lá sen được đăng lại trên nhiều tờ báo, tạp chí ,được tuyển in trong nhiều tập thơ: THƠ TÌNH BUỔI BAN ĐẦU, 210 BÀI THƠ TÌNH HAY... Lời thề lá sen được giới thiệu trên sóng Đài truyền hình Hà Nội (Vào Google: Nguyễn Đăng Luận đi giữa miền thơ), VTV1 Đài truyền hình Việt Nam (Vào Google: Gặp gỡ Nhà thơ Nguyễn Đăng Luận). Lời thề lá sen đăng trên nhiều Web, Blog trong nước và nước ngoài (Vào Google: Lời thề lá sen). Năm 2011 chủ trang Hải Đăng nhận được 8 câu lục bát : |
Lá sen chưa kịp đi tu
Mà hoa cúc đã nhuộm thu óng vàng
Yêu em mua cốm làng Vòng
Nâng niu anh gói trong lòng lá sen
Lời thề hôm ấy của em
Thơm như cốm ướp hương sen giữa mùa
Không ngờ anh thật không ngờ
Lá sen rách. Cốm bây giờ thơm đâu!?
Chủ trang thích, tự rút tít: "Hương cốm lá sen" đăng khuyết danh lên trang Blog Hải Đăng , ngay sau khi đăng có hơn 50 comment và bài họa 8 câu lục bát này (Vào Google: Hương cốm lá sen - Hải đăng đôi mắt của đêm )
Tháng 12 năm 2013 Trang CLB thơ biển - thơ Anh Việt đăng bài thơ Lời thề lá sen của Nguyễn Đăng Luận kèm theo 64 bài HỌA - Lời thề lá sen có 8 câu lục bát, 64 bài họa, mỗi bài cũng có 8 câu (8x64 = 512 câu). Tháng 3 năm 2014 trang trannhuong.com đăng nguyên văn nội dung này với tít: "Bài thơ Lời thề lá sen có nhiều bài họa kỷ lục", tiếp đó còn có nhiều trang đăng theo (Vào Google Lời thề lá sen và 64 bài họa) có điều lý thú là tác giả của 64 bài họa này ở nhiều địa phương khác nhau trên cả nước và Nguyễn Đăng Luận chưa gặp một ai bao giờ, cả 64 bài họa đều chuẩn luật lục bát và đều rất hay.
Lời thề lá sen được nhiều nhà thơ, nhà phê bình, giáo viên dạy văn phổ thông bình đăng tải trên báo giấy , báo mạng Nhà thơ Ngô Quân Miện viết bài: "Lời thề lá sen như bài dân ca xinh xắn" đăng báo Giao thông vận tải và Bưu điện số đặc biệt Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3 năm 1992. Từ khi có Internet bài này được đăng trên nhiều trang mạng, trang Diễn đàn bình thơ. Bài: “Lời thề lá sen như bài dân ca xinh xắn” nhiều năm nay luôn trong top 10 bài đọc nhiều trên trang: Tôn vinh văn hóa đọc.vn... Tính đến tháng 6 năm 2014 riêng trang Tôn vinh văn hóa đọc.vn Lời thề lá sen... đã có hơn hai vạn lượt người truy cập.
Bài thơ Lời thề lá sen được nhà nhiếp ảnh Phan Ngọc Quang dựng, chụp ảnh đăng trên báo Người Xứ Nghệ Kiev Ucraina, được nhạc sĩ Dân Huyền phổ nhạc thành bài hát "Lời thề lá sen" in trên bìa 4 Tân Văn - số 4 - NXB Hội nhà văn 12 - 2013.
Nhà thơ Nguyễn Khôi khi bình Lời thề lá sen đã viện dẫn thơ của Phù Thúc Hoành và Bạch Cư Dị để so sánh Nguyễn Khôi gọi Lời thề lá sen là "Khúc kinh thi Việt" (Vào Google Lời thề lá sen Nguyễn Khôi bình)
Tân Văn trân trọng giới thiệu nguyên văn Lời bình của Nhà thơ Ngô Quân Miện, Nhà thơ Nguyễn Khôi và lời bình của cô giáo dạy văn ở Trà Vinh Ngô Hồng Nhung:
Lời thề lá sen
như bài dân ca xinh xắn
Nhà thơ Ngô Quân Miện (1925-2008) Người Sơn Tây - cùng làng Khê Thượng Của Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu | TVVHĐ - Lời thề lá sen,như một bài dân ca xinh xắn , nói về một tình yêu thất vọng.Nó chiếm được tình cảm của người đọc vì cái cốt hồn nhiên chân thật của hương đồng gió nội mà vẫn có cái duyên dáng thanh lịch: |
| |
|
|
|
| Lời bình của nhà thơ Ngô Quân Miện: Lời thề lá sen,như một bài dân ca xinh xắn , nói về một tình yêu thất vọng. Nó chiếm được tình cảm của người đọc vì cái cốt hồn nhiên chân thật của hương đồng gió nội mà vẫn có cái duyên dáng thanh lịch: "Lá sen chưa kịp đi tu" Hai chữ "Đi tu" nghe thì quê kiểng nhưng ý nhị lắm. Ngày xưa những cô gái thất tình thường hay thề thốt "cắt tóc đi tu" nếu không lấy được người mình phải lòng đắm say thì thà xa lánh trần duyên còn hơn gánh cả đời trần duyên oan trái. Cũng ngày xưa con trẻ nhà quê nghịch ngợm thường bắt bướm vặt bỏ hết chân không cho đậu vào hoa nữa như thế gọi là bắt con bướm đó "đi tu". Nguyễn Đăng Luận dùng trong câu mở đầu bài thơ có sức gợi. Anh đã khéo tìm được tứ thơ hay để góp vào những hình ảnh và từ ngữ dân gian: |
"Lời thề hôm ấy của em
Thơm như cốm ướp hương sen giữa mùa"
Tứ thơ này là một tứ thơ độc đáo đáng yêu.Cũng phải hiểu rằng: Sự bắt được tứ thơ mới trong thơ không phải là ngẫu nhiên, trời cho mà là sự tích đọng tiềm tàng khi gặp thuận thì ngẫu hứng nảy bật lên. Nếu không có được cái tứ "chủ bài" ấy thì không thể có được cái tình huống bất ngờ lý thú đầy kịch tính sau:
Không ngờ anh thật không ngờ Lá sen rách. Cốm bây giờ thơm đâu? Lời thề yêu thương được gói trong chiếc lá sen tơ thì đẹp quá thơm quá thi vị quá. Ai ngờ đâu lại gặp phải cái lá sen rách. Sự hóm hỉnh ở đây cũng chính là một nét truyền thống của thơ ca dân gian Có duyên cũng chính là ở chỗ đó. ( Nguồn Internet : Lời thề lá sen như bài dân ca xinh xắn )
Ngô Quân Miện
Lượt xem: 21066
Lời bình bài thơ:
Lời thề lá sen của nhà thơ Nguyễn Khôi
Nhà thơ Nguyễn Khôi Quê Đình Bảng - Bắc Ninh | Tháng 7, Thi nhân về quê, tới Ao Sen đầu làng...vừa mùa Sen nở lục biếc chen hồng, lòng bật lên một "Ý Xưa" (cổ ý): Sen lá như dù biếc Sen hoa tựa má đào Nhớ ai chưa gặp mặt Thơ thẩn mãi bên ao. - Phù Thúc Hoành |
"Ý Xưa" là lối thơ tả tình theo tứ thơ cổ, nên thường gọi "cổ ý". Gặp cảnh sinh tình nảy ra ý thơ...với cái thói đa tình của Thi nhân xưa nay đều thế. Ở Phù Thúc Hoành (Đại Việt - đời Lê) thấy Sen trên ao mà người thì chưa thấy vẫn đẻ ra một tứ thơ lạ "nhớ ai chưa gặp mặt" rất phi lý nhưng lại thật là thơ để Thi sĩ có cái cớ "thơ thẩn mãi bên ao"...
Còn xưa hơn nữa, ở Bạch Cư Dị (702-846) đời Đường bên Trung Hoa, thì với "Trên ao" (Trì thượng):
Cô em bơi chiếc thuyền con
Bẻ hoa Sen trắng lon ton trốn về
Ngây thơ chẳng biết giấu che
Mặt bèo còn rẽ lối đi rành rành...
Cái "Ý" (cái cớ, cái "cửa mở" vào thơ ) ở đây là "thâu thái bạch liên hồi"(câu 2) là Ý mới tạo ra Tứ lạ " bất giải tàng tung tích "(câu 3)...
Và hôm nay, với Nguyễn Đăng Luận về quê Sơn Tây, đến đầu làng gặp Ao Sen... thì cả một trời thơ hoài niệm - "Ý cũ" (hồi tưởng lại cả cái duyên xưa cũ càng), rồi bật lên một "khúc Kinh thi xứ Đoài - tân biên" đọc lên rõ sướng:
LỜI THỀ LÁ SEN
Lá Sen chưa kịp đi tu
Mà hoa Cúc đã nhuộm thu óng vàng
Yêu em mua cốm làng Vòng
Nâng niu anh gói trong lòng lá Sen
Lời thề hôm ấy của em
Thơm như cốm ướp hương Sen giữa mùa
Không ngờ, anh thật không ngờ
Lá Sen rách. Cốm bây giờ thơm đâu !?
(Văn Nghệ số 16 ra ngày 22/4/1989 )
Đúng, với giọng điệu ngôn từ của "Lời thề lá Sen" thật như là một khúc 'Kinh thi Việt" thuần túy, chất liệu thơ là Ca dao lục bát thuần Việt.
Bài thơ có đủ "Tình- Cảnh -Sự" : Tình chan chứa, cảnh nhà quê rất thơ khi "hoa Cúc nhuộm thu óng vàng"; "Sự" ở đây là có sự cố, (có vấn đề) để gây vết thương lòng...
"Lá Sen đi tu" là sáng tạo độc đáo của Thi sĩ , đã nhân cách hóa cái Lá Sen (ám chỉ cái Cô Nàng) ẩn dụ như 'Lá Diêu Bông" của Thi sĩ Hoàng Cầm...Cái bi kịch là "chớm xuân mà đã thu rồi"- Lời thề của Nàng "thơm" như gió nội hương đồng nên nó bay đi (lời thề gió bay) để Chàng thật không ngờ...?
Ở trên là "Lá Sen...đi tu" (mở), kết là "Lá Sen rách" - trên "tu"/ dưới "rách" đối chọi nhau, coi như 2 "chữ mắt" (nhãn tự) được Nhà thơ đặt ở vị trí (đầu/ cuối) rất đắc địa làm tỏa sáng cả câu thơ, gây âm vang trong lòng người đọc...
Câu 5+6 tạo ra một tứ thơ khá đắt - mà tứ thơ là cái ĐẸP toát ra từ chữ nghĩa, ý tưởng và nhạc điệu- Nó hàm ẩn đủ tư tưởng (sợi chỉ đỏ),ngôn ngữ cùng "thi trung hữu nhạc". Nó là hình tượng thơ diễn đạt được một ý trọn vẹn. Ý đẻ ra Tứ...Đây chính là đặc sản của tâm hồn Thi nhân với một "Thi cách" riêng là thế. Nó là rường cột kết cấu nên bài thơ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ (chứa đựng triết lý sâu sắc, nội dung có tầm bao quát lớn), cốt lõi (thành tựu) của bài thơ chốt ở 2 câu :
Lời thề hôm ấy của em
Thơm như cốm ướp hương sen giữa mùa
đã tạo ra một Tứ thơ ĐẸP để đi đến cái "kết" hẫng hụt...bây giờ thơm đâu ? Đau/ mất mát, nhưng không bi lụy - tâm hồn vẫn trong sáng thanh thỏa như hồn chàng Thi sĩ chốn chân quê, kiểu "hôm qua em đi tỉnh về..."
KẾT: bài thơ Hay thật, nhưng chưa toàn bích ! phải chăng do Nhà thơ quen làm theo lối tự do, không câu nệ niêm luật nên chưa chú ý về phép luyện chữ, ghép vần của thơ lục bát truyền thống do đó việc chọn "từ" (chữ) chưa thật vần, còn lặp từ như vàng/ vòng, câu 4 đã "Sen" xuống câu 6 lại "Sen"...?
Tuy vậy, điều nổi bật là bài thơ này có "Thi cách Nhà quê" (đạt); "Ý" tuy không mới nhưng lại tạo được Tứ lạ...đó là bữa tiệc tâm hồn của riêng Nguyễn Đăng Luận. Cái làm nên bài thơ HAY ở đây là khởi từ một ý thơ sâu sắc (dù là Cổ Ý) nhưng với tâm hồn thơ sung mãn, đang độ chín, Nguyễn Đăng Luận gặp cảnh (cũ) sinh tình (nhớ Nàng xưa) đã bật ra một Tứ thơ để bạn bè nhớ mãi khó quên.( Nguồn : Internet : Lời thề lá sen Nguyễn Khôi bình ) .
Góc Thành Nam - Hà Nội 10-10-2011
Nguyễn Khôi - cẩn bút...