Ngôn Vĩnh là nhà báo chuyện nghiệp. Viết văn là do năng khiếu và trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của nhà báo -nhà văn Ngôn Vĩnh . Ông kể rằng mình được tiếp nhận và trở thành phóng viên Báo Công an nhân dân là do thành phẫn xuất thân cơ bản. Vì say mê văn học , nên khi viết báo , ông cố gắng viết những thể loại báo chí gần gụi với văn học . Phát hiện ra Ngôn Vĩnh, năm 1970 , nhà văn Lê Tri Kỷ triệu tập ngay anh nhà báo trẻ này về dự Trại sáng tác văn học đầu tiên của Bộ Công An tổ chức tại Tây Hồ . Ngôn Vĩnh được phân công viết người tốt việc tốt là chị Nguyễn Thị Minh Châu , Trưởng công an xã , Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân . Năm 1972, nhà văn Lê Tri Kỷ lại triệu tập ông và một số cây bút tham gia đoàn văn nghệ của Bộ Công an vào Quảng Trị viết về các chiến sĩ An ninh giải phóng . Thời gian này ông đã hoàn thành một số truyện ngắn như Bông hoa lạ , Chiều sâu quá khứ ... Đến năm 1973 , Bộ thành lập Phòng Sáng tác văn nghệ , nhà văn Lê Tri Kỷ đề nghị Bộ điều động Ngôn Vĩnh về công tác tại Phòng này. Năm 1974 Ngôn Vĩnh được phân công viêt về vụ bạo loạn phản cách mạng ở Đồng Văn, Hà Giang. Nhờ tác phẩm này Ngôn Vĩnh đã có thêm một bước tiến dài trên con đường
văn chương .
Trò chuyện với Ngôn Vĩnh về thể loại văn học tư liệu, ông nói:
- Từ lâu nay tôi luôn nghĩ rằng,tư liệu là đặc sản văn học đề tài công an nhân dân . Đến giờ tôi vẫn khẳng định thế mạnh của nhưng cây bút trong lực lượng công an chính là văn học tư liệu. Như chúng ta đều biết những hồ sơ, tư liệu về quá trình chiến đấu của các chiến sĩ công an , về lịch sử hoạt động của ngành công an , về các vụ án rất đa dạng , phong phú và rất kỳ lạ . Có nhửng cuộc đời , những số phận éo le không thể tưởng tượng nổi . Nếu được khám phá , dựng lên thành tác phẩm nghệ thuật thì sẽ cuốn hút bạn đoc mạnh mẽ. Chính những cây bút trong lực lương công an mới có điều kiện tiếp cận tư liệu đó hơn là các nhà văn ngoài ngành vì nhưng tư liệu này được bảo quản một cách nghiêm ngặt, không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận , khám phá được. Trong trường hợp này, nghề báo chắp cánh cho văn chương.
Nhà báo Ngôn Vĩnh là một trong những cây bút đi vào văn học tư liệu từ rất sớm. Khi viêt báo, ông nhận ra rằng tư liệu của mình rất kỳ lạ, phong phú và đa dạng quá. Có những con người ,những số phận đầy éo le, dữ dộihoàn toàn có thể xây dựng thành nhân vật tiểu thuyết . Ông cười thành thật và thú thật rằng, trong khi cần xây dưng tác phẩm , điển hình hoá nhân vật, trí tưởng tượng của mình rất kém nên rất khó đi theo phương pháp sáng tác truyền thống , lấy tưởng tượng và hư cấu để xây dựng nhân vật. Ông bảo mình sẽ thất bại nếu nhăm nhăm xây dựng nhân vật trên cơ sở hư cấu . Ông tự nhủ hãy chịu khó đào sâu tư liệu , tìm ra những tính cách, những tình huống éo le , nhưng số phận thăng trầm, những biến cố kịch tính trong cuộc đơi thật của họ rồi cứ thế gọt rũa đôi chút đưa lên trang viết ,dù nó có mộc mạc , xù xì nhưng vẫn hấp dẫn bạn đọc . Ngôn Vĩnh bảo rằng ông sẽ cố gắng làm nhà địa chât đi tìm quặng. Dẫu không luyện quặng thành vàng như nhưng nhà luyện kim tài ba thi mình luyện thành môt hợp kim nào đó, có khi may mắn lại là một hơp kim lạ . Giống như món cá gỏi , tuy rằng ăn sống ăn tươi nhưng thích hơn là kho nấu rán xào…
Trong số các nhà văn công an đồng hành với Ngôn Vĩnh trong lĩnh vứ văn học tư liệu có Văn Phan với Tiếng nổ trên chiến hạm Amigô Đanhvin ; Tôn Aí Nhân với Trinh sát nội thành ; Phùng Thiên Tân với Hồ sơ chưa kết thúc ; Thu Trang với Một kiếp lênh đênh. Họ đều coi nhà văn Lê Tri Kỷ là thủ trưởng, là anh cả trong gia đình văn học công an .
Riêng với nhà văn Lê Tri Kỷ, Ngôn Vĩnh có nhiều kỷ niệm. Khi đang là phóng viên Báo Công an nhân dân, chính nhà văn đã phát hiện , bồi dưỡng , động viên Ngôn Vĩnh sáng tác . Chính Lê Tri Kỷ chọn đề tài và cử ông đi viết về vụ bạo loạn Đồng Văn , về tập đoàn phản động FULRO , tập đoàn phản cách mạng ở Bùi Chu - Phát Diệm ... Nếu không có nhà văn Lê Tri Kỷ thì ông khó mà trở thành nhà văn . Những anh chị Văn Phan , Tôn Aí Nhân , Phùng Thiên Tân , Thu Trang đều do ông đào tạo, vun đắp mà trưởng thành . Ông không những đào tạo các nhà văn trẻ công an về sáng tác văn học mà còn về nhân cách nhà văn- chiến sĩ, sống và viết thế nào cho nhân hậu , tử tế , không bon chen , xu nịnh và độc ác với mọi người .
Đọc lại Cuộc chiến đấu bảo vệ Đồng Văn và sau đó là Bên kia Cổng Trời quá trình biến ghi chép ký sự sang tiểu thuyết tư liệu, Ngôn Vĩnh bảo vì lý do chính trị chứ không phải vì văn chương thuần túy. Cuộc chiến đấu bảo vệ Đồng Văn vốn chỉ được lưu hành nội bộ trong ngành công an. Các nhân vật , địa danh đều mang tên thật. Các sự kiện diễn biến là thật, mà sự thật về vụ này lại rất phức tạp , tế nhị và nhạy cảm. Có một số
nhân vật chủ mưu, chỉ huy ngầm bọn phỉ , nhưng do chính sách đoàn kết dân tộc của Hồ Chủ tịch, ta vẫn giáo dục, vận động và sử dụng, bố trí họ vào một số chức vụ nhất định trong hệ thống chính trị . Khi xét xử vụ án này, toà án chỉ xử bọn thủ ác, bọn tướng phỉ , ta đã khoan hồng, không hề đụng chạm gì đến những người này. Khi viết tiểu thuyết Bên kia Cổng Trời để phát hành công khai, Ngôn Vĩnh không đưa tất cả sự thật lên trang sách, ông cải tên nhân vật , lược bỏ một
số hành vi của các nhân vật có tham gia chỉ huy ngầm phỉ nhưng đang nhưng đang là cán bộ trong chính quyền ta . Ông biết rằng sự thay đổi này thì tác phẩm kém một phần hấp dẫn so với tác phâm trước. Điều này càng chứng minh về sức mạnh của sự thât trong tác phẩm văn hoc tư liệu.
Trao đổi với nhà văn rằng có gì trắc trở giữa trang viết và đời thực , giữa con người cụ thể ngoài đời và con người trong văn học và có gì rắc rối không, ông đã giãi bày về cách xử lý của mình và những thành phần hữu trách trong việc này được không . Ông nhớ lại, sau khi Bên kia Cổng Trời được phát hành công khai , ông V. đã kiện lên Bộ công an và một số cơ quan hữu quan đòi xử lý tôi về tội vu khống. Lý lẽ của nguyên mẫu như sau : Ông là ngừoi tham gia cách mạng đã 40 năm, suốt đời trung thành với Đảng và nhà nước , không có quan hệ gì với bọn tướng phỉ , tại sao trong sách lại viết ông tham gia chỉ huy ngầm bọn phỉ ?
Bộ Công an và cơ quan hữu quan yêu câu nhà văn trinh bày . Lý sự của người viết rất đơn giản, sách có viết về ông V đâu . Nhân vật có tên là H trong sách được tổng hơp và hư cấu từ nhiều người mà thành . Nếu có một số chi tiết trong đời ông V giống nhân vât H trong sách chăng qua là ngẫu nhiên mà thôi . Ông đành im lặng. Nhưng đến khi bộ phim Phía sau Cổng Trời chuyển thể từ tiểu thuyết Bên kia Cổng Trời được trình chiếu, ông V . lại kiện …
Sau đề tài chống bọn phản động trên cao nguyên Đồng Văn, ông đã vào Tây Nguyên và Nam Trung bộ viết tiếp về công việc chống bọn phản động FULRO sau ngày đất nước được giải phóng . Thời gian ấy cây bút trẻ Ngôn Vĩnh thật sung sức . Ông đã trải qua nhiều gian nan, vất vả trên địa bàn 4 tỉnh: Đắk Lắk , Lâm Đồng, Gia Lai - Kôn Tum ( nay là hai tỉnh Gia Lai và Công Tum ), Thuận Hải ( nay là hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận ) . Thời gian đi thực tế keeso dài cả năm
. Mỗi tỉnh ông nằm vùng 3 tháng. Sau 3 tháng ông phải về Sài Gòn lĩnh lương rồi lại tiếp tục lên đường .
Thời gian này FULRO hoạt động rất mạnh ,chúng thường xuyên gây ra những vụ tàn sát đẫm máu, giết cán bộ, giết nhân dân . Khi Ngôn Vĩnh lên đến Đắk Lắk thì được biết cách đó mấy ngày Y Thuyên ( Phó ty công an ), A Ma Đoai ( Trưởng công an xã ) vừa hy sinh. Bên hông nhà văn lúc nào cũng kè kè khẩu súng K54 ,sãn sàng chiến đấu. Nằm vùng ở các thôn bản ông nơm nớp lo FULRO về thăm hỏi…
Trong các cuốn sách của ông, có những nhân vật khó quên . Ông nhắc tới mụ Sính trong Bên kia Cổng Trời là nhân tình của vua Mèo nhưng vì muốn chế ngự ngai vàng nên đã lần lượt gả hai con gái cho ông ta. Nhân vật Cắm Sình làm tình báo cho Nhật, chuyển sang làm tay sai cho Pháp, được phải về Đồng Văn làm tham mưu cho vua Mèo . Y chiếm được trái tim của hoàng hậu . Khi thương thuyết một vua Mèo khác họ Dương, bị Sần Hỏ bắt gọn. Tên này vừa là bạn vừa là nhân viên tình báo của Pháp, tham mưu cho họ Dương, đã hành hình bằng cách mổ bụng sống . Xác Cắm Sình được quân họ Vương đem về Đông Văn chôn. Ngày ngày hoàng hậu ra mộ người tình khóc than thảm thiết.
Nhân vật chính diện đáng nhớ nhất là cán bộ công an Trần Tấn Nghĩa, người hai lần vào hang băt cọp. Một lần vào hang ổ băt tên trùm; Một lần đóng giả trung tướng đăc phái viên của Tổng thống Ngô Đình Diệm gặp Tông tư lệnh phỉ. tạo tình huống để bắt sống tên trùm phỉ này.
Việc tác giả bị kiện khi viết Bên kia Cổng Trời cho thấy khi viết về những vấn đề nhạy cảm, những vấn đề mang tính chính trị, nhất là những vấn đề liên quan đến dân tộc và tôn giáo thì phải rất thận trọng phải tính toán xem điều minh đưa ra có ảnh hưởng gì đến chính sách của Đảng và nhà nước không. Mình không thể nhân danh thượng tôn sự thật làm ảnh hưởng đến chính trị , đến sự đoàn kết đân tộc. Xử lý hài hoà giữa văn học và chính trị nhà văn cần hết sức tế nhị và khéo léo. Ông bảo mỗi lần động đến tư liệu trong ông lại xuất hiện những lo lắng.
Trong các trào lưu văn học trên thế giới hiện nay , văn học tư liệu được đánh giá rất cao . Có chuyên gia về lịch sử văn học thế giới còn cho rằng , văn học tư liệu sẽ chiếm lĩnh văn đàn thế kỷ 21 . Ở Việt nam, văn học tư liệu cũng phát triển rất mạnh mẽ . Hàng loạt các tác phẩm viết về những chiến sĩ tình báo lớn của các nhà văn Nguyễn Khải , Hữu Mai,
Hồ Phương , Nguyễn Trần Thiết ,Nguyễn Thị Ngọc Hải ra đời trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn bạn đọc. Trong đó có những cuốn được tái bản nhiều lần do bạn đọc say mê, mến mộ như Ông cố vấn của Hữu Mai, Giữa xa mạc lửa của Nhị Hồ , Người Bình Xuyên của Nguyên Hùng , Tiếng nổ trên chiến hạm Amiô đanhvin của Văn Phan, Trinh sát nội thành của Tôn Aí Nhân , Một kiếp lênh đênh
của Thu Trang , Ông tướng tình báo và hai bà vợ của Nguyễn Trần Thiết ...
Ngôn Vĩnh tin rằng văn học tư liệu sẽ có một tương lai sáng sủa, ngày càng lớn mạnh , có vị thế cao trên văn đàn và sẽ có những tác phẩm đỉnh cao .
Nói về khuynh hướng sáng tác , Ngôn Vĩnh cho rằng nếu chạy theo sự kiện, say mê trình bày sự kiện thì sẽ biến tác phẩm của mình thành tác phẩm báo chí hoặc lịch sử , không còn là tác phẩm văn học nữa. Coi trọng miêu tả con người với tâm trạng, tình cảm, hành vi của họ hơn là diễn tả sự kiện. Muốn diễn tả sự kiện thì chỉ cần đọc tư liêu là có , nhưng muốn miêu tả con người thì đọc tư liệu chưa đủ , mà phải sống với nhân vật . Sống ở đây theo nghĩa rộng, nghĩa là hiểu cuộc đời họ, có tình cảm, rung động, vui buồn cùng họ . Muốn thế thì sau khi đọc hồ sơ, tư liệ, phải đi thực tế , gặp gỡ nhân vật mà mình sẽ thể hiện.
Ngôn Vĩnh nhắc lại một câu chuyện liên quan đến tính việc bảo đảm chân thức lịch sử của văn học tư liệu. Số là sau khi viết xong bản thảo lần thứ nhất cuốn FULRO , nhà văn Lê Tri Kỷ yêu cầu ông mang bản thảo về Phan Thiết đề nghị lãnh đạo công an tỉnh Thuận Hải góp ý kiến về nội dung tác phẩm để sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh bản thảo trước khi in. Trưởng ty Công an Thuận Hải, ông Huỳnh Anh đã thực hiện một chương trình biên tập tỉ mỉ và lạ hoắc đối với tác phẩm của nhà văn . Từ 19h đến 22h, mỗi này, đích thân Trưởng ty chủ trì việc góp ý kiến cho tác phẩm của hàng chục cán bộ phụ trách các phòng ban có liên quan tham dự. Một người đọc từng chương bản thảo rồi dừng lại để mọi người lần lượt góp ý. Khi chỉ là một chi tiết , một tình huống trong sách. Cứ như thế , sáu bảy tối liền mới góp ý xong bản thảo.
Tác giả thán phục tinh thần trách nhiệm và sự tận tình của người trong cuộc đối với sáng tác của nhà văn trong ngành mà Ngôn Vĩnh được giao thực hiện. Nhờ đó tác phẩm tránh được rất nhiều sai sót, bảo đảm tính chân thực lịch sử. Gần đây có một cuốn tiểu thuyết mang tính chất văn học tư liệu viêt vê một chieesn sĩ điệp báo nhưng không đúng như lịch sử đã bị phản ưng dữ dội bởi hư cấu quá tay đã trở thành bài học kinh nghiệm cho người viết.
Có lẽ chính nhờ nhũng nguyên mẫu- bạn đọc và biên tập viên đặc biệt như ông Huỳnh Anh và các chiên sĩ công an Ninh Thuận mà sáng tác của Ngôn Vĩnh dẫu có hư cấu nhưng không hề làm sai lệch lịch sử. Trong trường hợp này, tiểu thuyết lịch sử hay văn học tư liệu có một vùng chồng lấn rất rộng lớn là bảo đảm tính chân thực lịch sử và bản chất của nhân vật sự kiện lịch sử. Mọi sự hư cấu đều phải tuân thủ nguyên tắc bất di bất dịch này. Người viết nào cố tình vi phạm quy chuẩn này chắc chắn sẽ lĩnh hậu quả tệ hại!
Nếu vậy thì việc làm méo mó hình ảnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Dương Vân Nga, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn… trong tieeut thuyết, phim ảnh sẽ là sai lầm không thể chấp nhận!
Tầm Văn