Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

TOÀN CẦU HÓA, ĐỂ THẾ GIỚI CẤU TRÚC LẠI HAY SẼ BỊ PHÁ HỦY ?

Tô Hoàng
Thứ bẩy ngày 8 tháng 8 năm 2020 10:16 AM



Cập nhật Cô Vít(covid-19)-20/2/20 | ĐỒNG HƯƠNG KONTUM

Đại dịch vi rút Covid càng làm tăng thêm cuộc tranh cãi về những nẻo đường phát triển mà thế giới sẽ lựa chọn. Ngày càng vang lên mạnh mẽ hơn những cuộc trao đổi về các ranh giới của việc toàn cầu hóa và các cuộc cãi cọ ai sẽ là chủ nhân của thế giới mới ( trong điều kiện Mỹ để mất đi sự vĩ đại vốn có ).

Đại dịch Covid-19 đã chứng minh sự dễ tan vỡ của hệ thống thế giới hình thành sau chiến tranh, tính ích kỷ của các quốc gia riêng lẻ, tính bất khả kháng của sự thống nhất trong những điều kiện của cuộc khủng hoảng và hiệu quả có giới hạn của những công cụ hợp tác quốc tế như Liên Hợp quốc ( OOH ), Tổ chức y tế thế giới ( WHO ), Tổ chức thương mại thế giới ( WTO ).Các nhà bình luận chính trị ( kể cả ở phương Tây lẫn ở Nga ) đều đua nhau tung ra những dự báo mịt mờ.

CON NHÍM CHÂU ÂU TRONG MÀN SƯƠNG MÙ

Trong thời gian gần đây toàn cầu hóa đã trở thành một trong những trận địa đối đầu mà hai phía địch thủ còn chưa kịp so gươm. Toàn cầu hóa đang tiếp tục sao hay đã bắt đầu “ quá trình tan rã “ ? Những niềm hoài nghi về tính bền vững của cấu trúc thế giới hiện nay ( chí ít ra ở châu Âu ) đã nẩy sinh và nhanh chóng phát tán sau tuyên bố của Anh rút ra khỏi Liên minh chấu Âu. Khi chuyện này mới le lói không một ai tin cả. Xét về mặt lịch sử Liên hiệp Vương quốc Anh luôn luôn là một phần của châu Âu, và xét theo các phương diện kinh tế, hệ thống luật pháp và chính trị trong suốt nhiều thế kỷ - nước Anh vẫn là “ người nhạc trưởng “. Nhưng ( không muốn dùng 2 tiếng “ than ôi “ ) sự gẫy vỡ đã xẩy ra. Nước Anh đã rời khỏi E.U. Tuy điều này cũng không có gì là lạ.Sau Đại chiến II Anh ngày càng cố gắng đuổi theo Mỹ . Nhưng bây giờ, xét cả về cả kinh tế, chính trị, trên thực tế Anh không còn điều gì để chứng tỏ có thể sóng hàng với Mỹ. Báo chí Anh trong những ngày gần đây lặp đi lặp lại những gì các báo Mỹ đã viết ( đặc biệt trong mối quan hệ với Nga ). Đôi khi nẩy sinh cảm tưởng Anh đã biến thành một bang của nước Mỹ.

Hậu quả cuộc ly hôn giữa Anh và EU hiện tại còn chưa đoán định được. Xét từ quan điểm về các lợi lộc kinh tế của Anh, bước đi này nếu tỏ ra có kết quả thì nhiều nước khác có thể noi gương Anh. Lời kêu gọi rời bỏ EU cũng đã vang lên tại Italy. Những người theo chủ nghĩa hoài nghi ở châu Âu đang tập hợp lực lượng ở Pháp.Ba Lan cũng đang tỏ thái độ cứng đầu với Liên minh châu Âu. Varsawa tuy không tuyên bố ra miệng điều này , nhưng về thực chất cũng đang tự lựa chọn giữa EU và Mỹ, theo hướng có lợi cho Washington.

Nói tóm lại cái trụ đế có thực về cả mặt chính trị lẫn kinh tế của thế giới là hoàn toàn không chắc chắn. Trong lời tuyên bố của những người chống lại toàn cầu hóa có nhiều điều phô trương và phiến diện. Phía sau những lời lẽ om xòm thường ẩn náu ý muốn của một số thủ lĩnh dân túy ở một số nước châu Âu muốn gom điểm của các nhóm dân có nhiều bất bình xã hội.

AI THẮNG, AI BẠI

Khi nói tới công việc tuyên truyền chống toàn cầu hóa dự liệu cho số đông, các nhà phân tích thời cuộc nhấn mạnh, thoạt khởi thủy toàn cầu hóa như một sản phẩm của Phương Tây, sớm nữa là của Mỹ. Việc khám phá ra những thị trường nước ngoài là mục đích nhắm cho hàng hóa Mỹ. Và thắng lợi ở một thời điểm ngắn ngủi đã khiến các nhà hoạch định chiến lược Mỹ phạm sai lầm. Sau 20 năm đã chứng tỏ lợi tức cổ phần, trước hết thuộc về Trung quốc. Làm một cú nhẩy mạnh mẽ về phương diện kinh tế, Trung Quốc đúng là đã đổ ngập nước Mỹ hàng hóa của họ. Hôm nay trong cách khu xử với toàn cầu hóa Donall Trump đã lật qua một trang khá quyết định khi yêu cầu bảo hộ mậu dịch. Ông ta yêu cầu thị trường Mỹ trả về cho hàng hóa sản xuất tại Mỹ rồi âm mưu đánh sập tổ chức Thương mại thế giới (WTO ). Và “ cuộc chiến tranh lạnh “ với Trung Quốc hiện nay, tất nhiên, để giảm thiểu nguy cơ Trung Quốc có thể đẩy Mỹ xuống vị trí thứ hai.

Còn những gì liên quan tới toàn cầu hóa, không nghi ngờ gì đó là một tiến trình theo yêu cầu của lịch sử. Việc phản đối nó dường như đã thuộc về một quá vãng xa xôi. Thông qua buôn bán tự do và việc trao đổi vốn liếng, quy trình kỹ thuật và kiến thức, toàn cầu hóa trong những nam gần đây đã chứng minh ngay cả nhiều thành tựu khác nữa. Ngày càng tỏ rõ tính thiết yếu của khuynh hướng toàn cầu hóa trong việc giải quyết những vấn đề đang nổi lên sâu sắc trên thế giới, như việc thay đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đấu tranh với sự nghèo đói và với sự tàn phá nền văn minh châu Âu bởi những dòng thác người tị nạn và di tản do sự nghèo đói xua đuổi.

TOÀN CẦU HÓA VÀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

Với báo chí Nga bây giờ cũng nổi lên hiện tượng phê phán toàn cầu hóa. Tựa như những gì đang diễn ra ở Mỹ nước Nga cũng làm theo.Rõ ràng là Covid 19 đã thúc đẩy quá trình phi toàn cầu hóa , đưa mọi người quay về với khái niệm “ lợi ích dân tộc ”, dẫn dắt các nước thoát ra khỏi cái ách của chủ nghĩa quan liêu quốc tế đã cắm gốc ở Bruxelles. Có những bằng chứng đã nói lên rằng nếu đóng cửa biên giới các nước thì giữa các thành viên mới và cũ của EU những bất đồng sẽ tăng lên. Không cần những chứng cớ đặc biệt cũng có thể khẳng định sự yếu đi và những đổ vỡ của Liên minh Châu Âu sẽ mang lại lợi lộc cho Nga. Logic đơn giản và không phức tạp gì : Moskva sẽ có những công việc làm riêng rẻ với Pháp, Italy, Đức, Tây Ban Nha..v..v..Cũng không thể bỏ qua, chính Liên minh châu Âu trong thời gian gần đây ngày càng tỏ ra cứng rắn hơn với sự vênh váo của Mỹ. EU bất đầu chống lại đối với những chế tài của Mỹ phản đối các nước tham gia vào “ Dòng chẩy Phương Bắc-2 “. EU cũng ngày càng to tiếng hơn phản đối việc thực thi áp dụng luật dân sự của Mỹ trên toàn quốc. Rõ ràng là chính một châu Âu thống nhất, ngoại trừ những thành phần chống Nga riêng lẻ ( như ở Ba Lan, ở các nước vùng Baltic )tất cả đều muốn tạo một khoảng cách với Mỹ trong hàng loạt vấn đề chính trị thế giới. Thế giới Cũ không nhìn thấy mình đang là người tham gia trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Vì EU còn vướng chân trong những lĩnh vực kinh tế và hơn thế EU không muốn sa chân vào những cuộc xung đột quân sự lớn.

Vì vậy cơn cớ gì người Nga chúng ta, vừa bước ra khỏi đống tro tàn còn đang âm ỉ khói của những giáo điều cũ lại đấu tranh chống toàn cầu hóa, lại vui mừng vì những khủng hoảng của Liên Minh châu Âu và trông đợi sự đổ vỡ của họ ?

Tiện thể nói luôn ý tưởng toàn cầu hóa rất giống với mơ ước của Liên Xô một thời “ ca khúc khải hoàn của chủ nghĩa cộng sản trên khắp hành tinh này”. Hoàn toàn không thể hiểu nổi tại sao đồng chí Juiganov như một người cộng sản chân chính lại quá tức giận lên tiếng chống toàn cầu hóa. Thái độ ấy không theo cụ Max, cũng không theo cụ Lenin.

Không cần nói thêm, toàn cầu hóa là một quá trình phức tạp và chứa đầy mâu thuẫn. Những yếu tố này, yếu tố kia của nó trong giai đoạn phát triển hiện nay chúng ta có thể cảm thấy là nguy hiểm, là độc hại. Nhưng điều đó không có nghĩa là gạt bỏ đi ý tưởng này. Toàn cầu hóa cần thiết không phải trong dạng còn chưng kết mà là trong yêu cụ thể hóa. Thêm vào đó , theo tôi, đối với Moskva sẽ rất là quan trọng để sự cụ thể hóa đó diễn ra không theo cách của Mỹ hay của Trung Quốc, mà phải được tính toán trên lợi ích của toàn công đồng xã hội loài người nói chung. Và đương nhiên của những người Nga.

TÔ HOÀNG

( chọn dịch từ báo Nga “ Nhân chứng và Sự kiện “ )