Chu Văn An dạy:
LẤY ĐỨC THẮNG NGƯỜI LÀ MẠNH
LẤY CỦA THẮNG NGƯỜI LÀ HUNG
LẤY SỨC THẮNG NGƯỜI LÀ MẤT
Hôm nay đoàn nhà văn chúng tôi về thị xã Chí Linh. Huyện Chí Linh nay đã thành thị xã, kiểu như Hà Nội nhà mình có cả bà con dân tộc và trùng điệp núi non. Chí Linh vào năm 1984, tôi và Tô Đức Chiêu nhận lời mời của Phòng Văn hóa đã về đây biên tập giúp tập san Văn nghệ Chí Linh. Vậy là đã gần 30 năm. Chí Linh-Sao Đỏ bây giờ khang trang, riêng trụ sở huyện vào cỡ đẹp nhất nước.
Tôi ít được đi thăm Hải Dương nên đến đâu cũng ngỡ ngàng. Đến thăm đền thờ Bà Nguyễn Thị Duệ, vị tiến sĩ vào thời Mạc
Nguyễn Thị Duệ (hay Nguyễn Thị Du[1]; ngoài ra, có người gọi bà tên Nguyễn Thị Ngọc Toàn[2], hiệu Diệu Huyền), là nữ Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam. Hiện chỉ biết bà sống vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, chưa rõ năm sinh và mất [3].
Nguyễn Thị Duệ là người ở Kiệt Đặc (nay là xã Văn An), huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Vốn là người thông minh, có nhan sắc nên mới hơn 10 tuổi, bà đã được nhiều nhà quyền quí đến xin hỏi cưới, nhưng gia đình không thuận. Năm 1592, chúa Trịnh Tùng đem quân đánh chiếm kinh đô Thăng Long, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng. Nguyễn Thị Duệ cùng gia đình đi theo.
Là một người hiếu học, song luật lệ bấy giờ không cho phép con gái được học hành thi cử, Nguyễn Thị Duệ phải giả trai để dự việc đèn sách. Khoa thi Hội năm Giáp Ngọ (1594)[4] bà mang tên giả là Nguyễn Du đi thi và đỗ đầu khi tuổi vừa 20. Đến khi mở yến tiệc chiêu đãi các tân khoa, vua Mạc Kính Cung thấy vị tiến sĩ trẻ dáng vẻ mảnh mai, mặt mày thanh tú... nên dọ hỏi. Khi đã rõ chuyện, Nguyễn Thị Duệ không bị khép tội mà còn được vua khen ngợi...
Sau đó, vua vời bà vào cung để dạy các phi tần, rồi được tuyển làm phi: Tinh Phi (Sao Sa) và người ta quen gọi là "Bà Chúa Sao"[5].
Năm 1625, quân Lê - Trịnh tiến lên Cao Bằng diệt nhà Mạc. Nguyễn Thị Duệ vào rừng ẩn náu, bị quân lính bắt được. Mến tài, vua Lê và chúa Trịnh vẫn cho bà trông coi việc dạy học trong vương phủ...Năm 70 tuổi, Nguyễn Thị Duệ xin về nghỉ nơi quê nhà.
Nguyễn Thị Duệ sống hơn 80 tuổi mới qua đời. Khi mất, người dân địa phương lập đền thờ, tôn bà làm phúc thần.
Đến đồi Phượng Hoàng viếng đền thờ Chu Văn An.
Chu Văn An (chữ Hán: 朱文安; 1292–1370), tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn (樵隱), tên chữ là Linh Triệt (靈澤), là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An.
Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1300–1357) vời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho tới khi mất.
Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến Việt Nam. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
Hiện nay còn lăng mộ và đền thờ của ông nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 km. Đây là một điểm di tích văn hoá và danh thắng, với cảnh rừng thông đẹp trùng điệp, có đền thờ cũ và mới xây xong năm 2007. Lăng mộ Chu Văn An nằm trong khu di tích này. Lễ hội vào tháng tám và tháng một, trọng hội vào ngày 25-8 và 26-11. Khu di tích được xếp hạng năm 1998.
Đền thờ ông trên núi Phượng Hoàng
Câu đối thờ Chu An:
Trần vãn thử hà thời, dục vịnh đại phi hiền giả lạc
Phượng sơn tồn ẩn xứ, trĩ lưu trường ngưỡng triết nhân phong
Dịch :
Cuối đời Trần là thời nào, ngâm vịnh rong chơi há chẳng phải là cái thú vui của bậc hiền giả?
Núi Phượng vẫn còn dấu vết ở ẩn, đỉnh non vẫn mãi mãi ngưỡng mộ phong thái của kẻ triết nhân !
Buổi chiều chúng tôi đến viếng Đức Thánh Trần tại Kiếp bạc. Lần đầu tiên tôi đến đây. Con cháu họ Trần thế là thất lễ. Dòng Lục đầu giang ngoài kia dậy sóng một thời khiến giặc phương Bắc bạt vía kinh hồn…Đúng ngày hôm nay là ngày giỗ 713 của Người. Khí phác Đông A sẽ còn mãi dù kẻ nào muốn đân ta nhụt chí.
Trần Hưng Đạo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Trần Hưng Đạo
Hưng Đạo Vương (chi tiết...)
Tượng Trần Hưng Đạo của điêu khắc gia Phạm Thông dựng vào giữa thập niên 1960 tại bến Bạch Đằng, Thành phố Hồ Chí Minh
Quốc công Tiết chế
Vợ Nguyên Từ quốc mẫu
Tên húy
Trần Quốc Tuấn
Thụy hiệu Thái sư Thượng Phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương
Triều đại Nhà Trần
Thân phụ An Sinh vương Trần Liễu
Thân mẫu Thiện Đạo quốc mẫu
Sinh 1228
Huyện Tức Mặc, Nam Định.
Mất 1300
Vạn Kiếp, Đại Việt (Chí Linh, Việt Nam)
An táng Vườn An Lạc
Trần Hưng Đạo (chữ Hán: 陳興道) (1228 - 1300), còn được gọi là Hưng Đạo Vương (興道王), tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻); là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, và là nhà văn Việt Nam thời Trần. Có sách ghi ông sinh vào thập niên CXXIII (1230)
Trần Hưng Đạo' là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột [1], và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông [2]. Nguyên quán ông huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Ông là người có “dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người”, và nhờ “được những người tài giỏi đến giảng dạy” mà ông sớm trở thành người “đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ” [3].
Ba lần chống quân Nguyên Mông
Bài chi tiết: Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt
Trần Hưng Đạo trở thành võ quan nhà Trần lúc nào không rõ, chỉ biết vào tháng Chín (âm lịch) năm Đinh Tỵ (1257), ông giữ quyền “tiết chế” để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 9 (1257), (Trần Thái Tông) xuống chiếu, lệnh (cho) tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới (phía Bắc) theo sự tiết chế của (Trần) Quốc Tuấn" [4].
Sau khi đánh lui được quân Nguyên Mông lần đầu (1258), tháng Mười (âm lịch) năm 1283, để chuẩn bị kháng chiến lần hai (1285), Trần Hưng Đạo được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh các lực lượng quân sự. Tháng Tám (âm lịch) năm sau (1284), ông cho duyệt quân ở bến Đông Bộ Đầu (gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay), đọc bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng, rồi chia quân đóng giữ nơi hiểm yếu.
Đầu năm 1285, tức 27 năm sau, quân Nguyên Mông lại ào ạt tiến công vào phía bắc và vùng Thanh Hóa-Nghệ An. Để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế "thanh dã" (vườn không nhà trống), Trần Hưng Đạo ra lệnh rút quân. Quân xâm lược vào Thăng Long rồi tiến xuống Thiên Trường (vùng Nam Định) đuổi theo vua Trần. Vua Trần Thánh Tông lo ngại, vờ hỏi ông xem có nên hàng không. Ông khảng khái trả lời "Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng" [5]. Tháng 5 (dương lịch) năm ấy (1285), ông vạch kế hoạch tổng phản công. Chỉ sau một tháng chiến đấu quyết liệt với các trận Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp,...quân dân nhà Trần đã đánh tan đội quân Nguyên Mông, giải phóng đất nước.
Cuối năm 1287, nhà Nguyên xâm lược lần thứ ba. Trần Nhân Tông hỏi: "Năm nay đánh giặc thế nào?". Trần Hưng Đạo đáp: "Năm nay thế giặc nhàn". Khi đoàn thuyền lương đối phương bị tiêu diệt ở Vân Đồn, chủ tướng là Hoàng tử Thoát Hoan phải rút lui, ông bố trí lực lượng mai phục ở cửa sông Bạch Đằng trực tiếp tổ chức chiến trường tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi vào tháng Tư (âm lịch) năm Mậu Tý (1288). Thoát Hoan nghe tin đội quân thủy đã vỡ tan rồi, liền dẫn tàn quân tháo chạy về nước, dọc đường bị quân Việt đón đánh khiến "quân sĩ mười phần, tổn hại mất 5, 8 phần". Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để trốn chạy về nước.[6].
Lui về Vạn Kiếp rồi qua đời
Tháng Tư (âm lịch) năm Kỷ Sửu (1289), luận công ba lần đánh đuổi quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo được phong tước Hưng Đạo đại vương. Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp, là nơi ông được phong ấp (nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Nhân dân lúc bấy giờ kính trọng ông, lập đền thờ sống (s. từ) ông ở Vạn Kiếp. Tại đền có bài văn bia của vua Trần Thánh Tông, ví ông với Thượng phụ (tức Khương Tử Nha)[7]
Tháng Sáu (âm lịch) năm Canh Tý (1300), ông lâm bệnh, được vua Trần Anh Tông tới thăm và hỏi về kế sách chống ngăn “giặc phương Bắc”. Chữa mãi không khỏi bệnh, ông mất ngày 20 tháng Tám (âm lịch) năm ấy, thọ khoảng 70 tuổi.
Khi sắp mất, Trần Hưng Đạo dặn các con rằng: "Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục"[8]
Nghe tin Trần Hưng Đạo mất, triều đình nhà Trần phong tặng ông là "Thái sư Thượng Phụ Thựơng Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương". Ông được nhân dân cả nước tôn vinh là "Đức Thánh Trần" và lập đền thờ ở nhiều nơi, song nổi tiếng hơn cả là Đền Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo (Chí Linh, Hải Dương). Đây là nơi ông lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần” [10].
Là một Tiết chế đầy tài năng, khi "dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái"[11], đặc biệt là có một có một lòng tin sắt đá vào sức mạnh và ý chí của nhân dân, của tướng sĩ, nên Trần Hưng Đạo đã đề ra một đường lối kháng chiến ưu việt, tiêu biểu là các cuộc rút lui chiến lược khỏi kinh thành Thăng Long, để bảo toàn lực lượng. Kế hoạch "thanh dã" (vườn không nhà trống) và những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa “hương binh” và quân triều đình, những trận tập kích và phục kích có ý nghĩa quyết định đối với cả chiến dịch như ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vân Đồn, và nhất là ở Bạch Đằng...đã làm cho tên tuổi ông bất tử [10].
Có thể nói tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo, là một tấm lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân. Cho nên trước khi mất, ông vẫn còn dặn vua Trần Anh Tông rằng: "Phải nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc" cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà[10].