Hồi thư mười hai
Bởi khiêm tốn nên biết sai thì sửa
Trên dưới một lòng ghềnh thác vượt qua .
Lại nói sau khi bị đuổi xuống xe ở sân đình làng Thổ Tang , cháu Phú rất hận Thỉnh . Việc đầu tiên tay này cho dừng lại không in tiếp đợt quảng cáo nước khoáng Đakai trị giá gần trăm triệu , và biến luôn một mạch .
Một buổi trưa gặp hắn trên phố, Thỉnh vồn vã : này sao không in tiếp quảng cáo , hắn lạnh tanh : xem đã .
Ít ngày sau nhân mừng thọ bố Thỉnh , Thỉnh cho hắn về dự và đã xin lỗi hắn trước mặt bố . Từ đó về sau này Thỉnh rất yêu thương hắn , trao cho hắn nhiều trọng trách . Lại nói về hắn , mồ côi cha từ nhỏ , thiếu thốn tình cảm , được người cậu ruột là Ngô Văn Phú chăm sóc từ nhỏ . Hắn thừa hưởng nhiều từ cậu hắn . Bước vào chiến trận từ năm 17 tuổi , ai tốt với hắn dù chỉ một lần hắn nhớ ơn suốt đời . Vì vậy sự chu đáo này của Thỉnh khiến hắn không thể thù hận được nữa ,hắn bắt đầu coi Thỉnh như minh chúa . Thỉnh bảo : Tôi chỉ gửi chú một chữ TIN . Và hắn tin Thỉnh .
Và Trần Huy Quang , Phạm Tiến Duật cùng nhiều người khác Thỉnh đều được Thỉnh vô cùng chu đáo .
Đó chính là thành công của Hữu Thỉnh .
Nhưng không phải là không có người chống Thỉnh .
Có người nói: Tôi nghi ngờ vào sự chân thành của một số biểu hiện bề ngoài của đồng chì Thỉnh
Ngày 4-6-1993 người ấy nói: Làm các báo thì báo Văn nghệ là khó nhất vì nó là đi vào con người . Tôi được phụ trách mảng khác nên không tham gia nội dung . Ban biên tập phân công xin làm đúng chức trách . Thời anh Ngọc mới về , chị Trai nghỉ 4 tháng thì tôi được phân công trị sự . Ảnh tư liệu không có ai làm thì tôi làm . Tôi được trám vào những chỗ trống .
Một cách nói lập lờ như là ông bị bỏ rơi .
Ông là người Nghệ , im lìm khó hiểu , ngồi với ông chỉ thấy ông thở dài , không ra bất mãn cũng chẳng thành chống đối . Ngày 2-6-1993 Hữu Thỉnh phát biểu : Sau Linh nghiệm tôi chịu một sức ép rất nặng . Tôi rất chân thành mà nói rằng khi làm một việc gì đó là phải nhìn tới ông T . Cái vướng nhất trong công việc của tôi là anh T.
Và ngày 4-6-1993 anh thẳng thắn : Về tư tưởng đổi mới có lúc gần như đi hơi quá . Tôi cảm thấy như anh Trực là người hội tụ của một hướng chính kiến đi hơi lệch . Về quản lý yêu cầu nhìn sang tầm vĩ mô mà đừng có đối sách những vấn đề cụ thể . Người ta cảm thấy đằng sau anh Trực là một số người , anh Trực như cái ô .
Phạm Tiến Duật cũng nói : Từ rất lâu tôi nghe như đồng chí T là kẻ thù tiềm tàng , vì rất nhiều việc cứ như là chông đối tôi
Một chi ủy viên khác : Con người tận tâm nhưng sao cứ kín như bưng , rất lo và sợ anh Trực , khó gần , như đang giương ô cho ai đó
Và sau này khi Võ Văn Trực cho ra mắt cuốn tiểu thuyết VÊT SẸO VÀ CÁI ĐẦU HÓI thì quan hệ giữa HT và VVT càng lạnh giá.
Hữu Thỉnh đã sống rất đẹp với mọi người , vị tha và chân thành.
Tiện thể công bố hai bức thư mà anh em dưới thời Nguyên Ngọc viêt .
Ngày 30 -10 -1988 Hữu Nhuận viết : - Việc từ trưởng ( phòng – ban ) sau chuyển thành phó là một thiệt thòi cho bản thân tôi , vì từ 1982 tới nay tôi phụ trách ban thư kí . Vậy thì tại sao tôi không có khuyết điểm gì lại bị hạ xuống .
Triều Dương viết thư cho Nguyên Ngọc : … điều đáng nói nữa là tương quan với anh em khác , trong cơ quan ta phần lớn đều được hưởng lộc của báo văn nghệ , tôi không nói đến chuyện phân nhà , đi nước ngoài , mà riêng việc lương rất nhiều người liên tục 2 năm một bậc lương . Các cụ xưa nói “ ăn cho đều kêu cho sòng “ lại nói – người được bát cơm kẻ cũng được húp bát cháo mới là biết xử . thực ra vài bậc lương lúc này chẳng giải quyết được gì , nhưng là niềm an ủi cho người lao động .
Công bố những tư liệu này để thấy phẩm chất đáng quí của Hữu Thỉnh khác với các vị đời trước .
Ngày 2-61993 Hữu Thỉnh kiểm điểm ở chi bộ : Với tờ báo ủng hộ đổi mới văn học trong sự đổi mới của đảng . Hàng ngày chăm lo tìm tòi để vừa giữ vững định hướng tờ báo vừa không ngừng nâng cao chất lượng và nhậy cảm thời cuộc . Tờ báo thực tế có bước chuyển , văn chương điềm tĩnh hơn , đàng hoàng hơn . Có ý thức tạo tiềm năng vật chất lâu dài . Sinh hoạt mở rộng , đoàn kết tốt .
Thiếu sót : Đơn giản , chủ quan , luộm thuộm , thiếu sự chờ đợi thuyết phục . Nhưng bên cạnh đó lại hữu khuynh . Dễ buồn , dễ xúc động
Như trên đã nói giá như Hoàng Minh Châu xả thân vì Hữu Thỉnh trong vụ Linh nghiệm thì tình hình đỡ rắc rối hơn nhiều . Dầu vậy Thỉnh đối với Châu vẫn trước sau như một . Ngày 9-10-1991 Châu có thông báo về hưu nhưng Thỉnh vẫn giữ lại , mà còn giao thêm nhiệm vụ thường trực mặc dù chi ủy đã đề nghị : Ban biên tập không rạch ròi trong việc xử lý với anh Châu . Vấn đề quan hệ giữa lương và chức trách . Anh Châu nên thôi quản lý .
Phạm Tiến Duật cũng cho rằng : Gần đây anh Châu rãn ra , rã đám .
Dịp kỉ niệm 50 năm Hội nhà văn, Hữu Thỉnh còn đề nghị tặng thưởng huân chương lao động cho Hoàng Minh Châu
Hữu Thỉnh có bài thơ TỰ THÚ rất hay :
Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêu
Cây đổ về nơi không có vết rìu .
Ôi hoa tặng chiều nay ai dẫm nát .
Mưa dập vỡ trên đường em trở gót .
Người yêu thơ chết vì những đòn văn .
Người say biển bị dập vùi trong sóng .
Người khao khát ngã vì roi thơ mộng
Ta yêu mình tan nát bởi mình ơi
Không biết sau này ra sao xin xem hồi sau sẽ rõ .