TNC: NZzgay chiều 13 đặt chân đến Boston, chúng tôi đã đến thăm Đại học danh tiến Harvard. Chị Chấn phu nhân anh Nguyễn Bá Chung lái xe đưa anh em chúng tôi đi. Bên tượng ông sáng lập ra trường ĐH danh tiến này, chúng tôi sờ mũi giày đã sáng bóng vì ai đến đây cũng mong ông ban cho thông tuệ.
Viện Đại học Harvard (tiếng Anh: Harvard University), còn gọi là Đại học Harvard, là một viện đại học nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy, ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Với lịch sử, tầm ảnh hưởng, và tài sản của mình, Harvard là một trong những viện đại học danh tiếng nhất thế giới.[6][7][8][9][10]
Được thành lập vào năm 1636 bởi Cơ quan Lập pháp Thuộc địa Vịnh Massachusetts và không lâu sau đó đặt theo tên của John Harvard - người đã hiến tặng của cải cho trường, Harvard là cơ sở học tập bậc cao lâu đời nhất Hoa Kỳ.[11] Mặc dù chưa bao giờ có mối quan hệ chính thức với bất kỳ giáo phái nào, Trường Đại học Harvard (Harvard College, sau này là trường giáo dục bậc đại học của Viện Đại học Harvard) trong thời kỳ đầu chủ yếu đào tạo các tăng lữ Tin Lành theo phái Giáo đoàn Tự trị và phái Nhất thể. Chương trình học và thành phần sinh viên của trường dần dần trở nên có tính chất thế tục trong thế kỷ 18, và đến thế kỷ 19 thì Harvard đã nổi lên như một cơ sở văn hóa chủ chốt của giới tinh hoa vùng Boston.[12][13] Sau Nội chiến Hoa Kỳ, Charles W. Eliot trong nhiệm kỳ viện trưởng kéo dài nhiều năm của mình (từ 1869 đến 1909) đã chuyển đổi trường đại học này và các trường chuyên nghiệp liên kết với nó thành một viện đại học nghiên cứu hiện đại. Harvard là thành viên sáng lập Hiệp hội Viện Đại học Bắc Mỹ vào năm 1900.[14] James Bryant Conant lãnh đạo viện đại học này trong suốt thời kỳ Đại suy thoái và Đệ nhị Thế chiến, và sau chiến tranh bắt đầu cải cách chương trình học và mở rộng việc tuyển sinh. Trường Đại học Harvard trở thành cơ sở giáo dục dành cho cả nam lẫn nữ vào năm 1977 khi nó sáp nhập với Trường Đại học Radcliffe.
Viện Đại học Harvard được tổ chức thành 11 đơn vị học thuật - 10 phân khoa đại học và Viện Nghiên cứu Cao cấp Radcliffe - với các khuôn viên nằm rải rác khắp vùng đô thị Boston:[15] khuôn viên chính rộng 209 mẫu Anh (85 ha) nằm ở thành phố Cambridge, cách Boston chừng 3 dặm (4,8 km) về phía tây bắc; Trường Kinh doanh và các cơ sở thể thao, bao gồm Sân vận động Harvard, nằm bên kia sông Charles ở khu Allston của Boston; còn Trường Y khoa, Trường Nha khoa, và Trường Y tế Công cộng thì nằm ở Khu Y khoa Longwood.[5] Trong số các tổng thống Hoa Kỳ, có tám người là cựu sinh viên Harvard; chừng 150 người được trao giải Nobel là sinh viên, giảng viên, hay nhân viên của viện đại học này. Ngoài ra, có 62 tỉ phú hiện đang còn sống và 335 Học giả Rhodes, hầu hết sống ở Hoa Kỳ, là cựu sinh viên Harvard.[16][17] Thư viện Viện Đại học Harvard cũng là thư viện đại học lớn nhất ở Hoa Kỳ.[18] Tính đến tháng 6 năm 2013, tổng số tiền hiến tặng mà Harvard có được là 32,3 tỉ đô-la, lớn hơn ở bất cứ cơ sở học thuật nào trên thế giới.[3]