Tranh Trần Nhương
BÀI VIẾT MỚI
Phương Linh
 
 

Giới văn chương, hội họa, các học trò của nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ Đặng Đình Hưng tề tựu trong buổi ra mắt cuốn Di cảo Đặng Đình Hưng tại Hà Nội, hôm 19.12. Sách ra mắt dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1924-2024).

Ấn phẩm gồm các phần Rra (1965), Songe A (1968), sử thi Phù Đổng ca (1970) và một số thủ bút loạt tập thơ của Đặng Đình Hưng. Sách còn có những bản vẽ, phác thảo hội họa của ông, chân dung ông qua ống kính nhiếp ảnh gia Hà Tường và các bài viết của tác giả Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phan Đan, Nguyễn Thụy Kha.

Tác phẩm do Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Gallery 39 phát hành. Ảnh: Phương Linh

Ở lời giới thiệu, họa sĩ Lê Thiết Cương – người thực hiện cuốn di cảo – cho biết năm 2021, sau khi Một bến lạ ra mắt, một số người bạn đã tin tưởng đưa anh bản thủ bút những tác phẩm của ông Đặng Đình Hưng. ”Di cảo như tên gọi của nó là những gì chưa được biết tới. Nó cần phải được phổ biến để bức chân dung của tác giả hoàn chỉnh hơn”, họa sĩ nói.

 
 
Xem tiếp
 
Nhà văn Nguyễn Đình Thi sinh ngày 20.12.1924 ở Luang Prabang (Lào), nguyên quán làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Năm 1931, ông cùng gia đình về quê hương. Ông say mê văn chương, âm nhạc, mỹ thuật từ nhỏ; học và tìm hiểu triết học khi còn là học sinh trường Bưởi, sau là Ban Triết Trường đại học Đông Dương. Ông đã viết nhiều sách triết học như: Triết học nhập môn, Triết học Einstein, Triết học Kant, Triết học Nietzsche, Siêu hình học và Triết học Descartes…  

Nguyễn Đình Thi tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn rất trẻ. Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa cứu quốc, sau đó là Hội Văn hóa cứu quốc. Năm 1945, ông tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, được bầu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa I, II, III. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông tiếp tục viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Từ năm 1958 đến năm 1989, ông là Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

 
Xem tiếp

 

 Tô Hoàngundefined
 
Suy ngẫm…


1-Báo giấy bây giờ ít ai đọc nên số ấn phẩm thấp, báo luôn luôn lo bị lỗ. Từ đó đồng nhuận bút thấp. Nhuận bút thấp thì ít ai viết, bài gửi về tòa soạn khan hiếm, mà bài đã khan hiếm thì sự tuyển chọn cũng dễ dàng, chất lượng bài kém là chuyện đương nhiên. Vì vậy báo giấy không còn sức mạnh ghê gớm như xưa, đừng lấy danh nhà báo để hù dọa các ông chủ doanh nghiệp mà vòi tiền, vòi quảng cáo đấy nghe!

2-Trước kia Truyền hình phân cho đều cho các tỉnh thì đâu đó có khoảng trên dưới 70 chương trình phát sóng. Bây giờ Thông tấn xã, Báo Nhân dân, Quốc Hội, Quân đội… đều có kênh phát sóng riêng.Có đầu đơn vị tới 2,3 kênh. Thành thử ước tính cả nước có tới sấp sỉ 200 chương trình. Và “nhà đài “ nào cũng gắng gỏi phủ sóng kín 24/24h mỗi ngày. Làm ra một phút để phát sóng tính đâu chi phí cả tiền triệu trở lên. Vì vậy tốt nhất là mua phim rẻ của Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Tây ban nha, Bồ đào nha…mà “lấp” chương trình.Và còn hoán đổi phim, chương trình của nhau nữa . Đó là cung cách lấp sóng …tiện nhất, rẻ nhất.

Xem tiếp

 

 Lê Bá Thự
(Đọc “Đi về phía mặt trời” của nhà thơ Lê Cảnh Nhạc)


Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc sinh ngày 15/ 8 /1957. Quê Vũ Quang, Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Đại học tại Liên xô (cũ); Tiến sĩ Giáo dục học; Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số. Tổng Biên tập Báo Gia đình và Xã hội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ tháng 1/1996), Phó Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội.

 

“Đi về phía mặt trời” là tập thơ vừa trình làng của nhà thơ Lê Cảnh Nhạc, gồm hai phần - phần 1: Dặm đời và phần 2: Hồn Việt. Nhan đề của tập thơ lấy từ tiêu đề của một bài thơ trong tập thơ này, bài Đi về phía mặt trời. Tác giả quả là sâu sắc và tinh tường khi chọn tiêu đề giàu tính biểu tượng, biểu đạt hàm súc nội hàm của “Dặm đời” và “Hồn Việt”. Đây là bài thơ viết về dòng sông Đak Bla, chảy qua thành phố Kon Tum, dòng sông chở nặng phù sa, bao đời nay nuôi sống người Bana, Jrai và Xơ Đăng - những dân tộc Tây Nguyên. Đặc biệt con sông Đak Bla không chảy từ Tây sang Đông như bao dòng sông khác trên đất Việt, mà ngược lại, chảy về hướng Tây, về phía mặt trời. Cho nên tác giả mới bảo rằng, dòng sông này chẳng bao giờ tắt nắng, là dòng sông hướng về khát vọng:

Xem tiếp
Nguyễn Ngọc Chu
 
 


1. CHÍNH SÁCH VÀ NHÂN SỰ

Vào thời phong kiến, mỗi vị vua mới lên ngôi đều bắt đầu bằng thay đổi niên hiệu, xác định triều đại mới của mình khác với triều đại trước, dù triều đại trước là của cha anh. Nhưng thay đổi niên hiệu chỉ là dấu nhận biết về triều đại theo biên niên sử. Cùng với thay đổi niên hiệu, vị vua mới sẽ ban hành các quốc sách quản trị mới. Các quốc sách mới thường bao gồm:

– Thay đổi các chức vụ và quan lại của bộ máy quản lý.

– Thay đổi chính sách trị quốc, bao gồm sửa đổi bãi bỏ các chính sách của triều đại trước.

– Củng cố quân đội và an ninh.

– Xây dựng các công trình lớn.

– Phong tước, ban ơn, ân xá.

Cho nên, khi lên ngôi, các vị vua thường thay đổi các chức vụ, bổ nhiệm các quan lại mới. Thay đổi chính sách trị quốc, ví như sắp xếp lại bộ máy, sắp xếp lại tỉnh huyện – là vì mục tiêu quản trị hiệu quả hơn.

Xem tiếp
Trần Nhương
 
Ngày 15-12-2024 giỗ lần thứ 2 nhà văn Trần Huy Quang, Tôi xin đưa lại bài thơ viếng ban và kí họa chân dung Trần Huy Quang năm 2000 tại Đèo Ngang trong chuyến đi thực tế TCT Sông Đà.
 
TRẦN HUY QUANG 
Đồng hương Hồ Xuân Hương
Người Nghệ mà không cá gỗ
Trái tim nén chặt yêu thương
Con chữ nghiêng về bên lở
“Linh nghiệm” tiên tri bất hủ
Nghệ An có Trần Huy Quang
Quỳnh Lưu vùng quê đất cũ
Còn đây vằng vặc trăng vàng…
Ngày 17-12-2022
Xem tiếp
Khuất Bình Nguyên
 

Không phải ngẫu nhiên mà cậu Sen kẻ Bưởi – cái biệt danh thân thiết người đời gọi Tô Hoài, lại chọn Nguyễn Tuân làm nhân vật chủ chốt trong thiên hồi ký Cát bụi chân ai nhiều dí dỏm, chua cay và không biết bao nhiêu là não nùng trần ai của ông. Thảo nào mà tôi cũng như bao người khác đã và đang mê đọc Nguyễn Tuân, đặc biệt là Vang bóng một thời ngay từ khi còn trẻ. Nhưng càng về già, khi thấu hiểu lẽ đời và ở cái tuổi người ta ai nấy đều muốn tìm lại sự thanh bình của quá khứ giữa thời buổi ồn ã của xã hội thị trường, lại càng muốn đọc. Sự trải nghiệm dư vị đắng cay của lòng trung thực cũng như sự thật phũ phàng về tráo trở của người đời thì càng yêu thêm những giá trị nhân bản trong văn chương Nguyễn Tuân tỏa ra từ cái ánh sáng lấp lánh yêu thương và nhiều khi mờ tỏ của cái ngày xưa dường như mới xảy ra ngày hôm qua và cái ngày nay của lương tâm con người, làm nên vẻ đẹp kỳ lạ có một không hai trong văn chương Việt Nam hiện đại.


Xem tiếp
Đinh Quang Tỉnh (Ba Tỉnh
 
TNc: Ngày 12-12-2024 này trang trannhuong.com kỉ niệm 18 năm lên sóng. Trang nhà xin đưa lại bài của HS Đinh Quang Tỉnh viết khi trang trannhuong.com có 7 triệu lượt truy cập. Hôm nay số lượng đã 30 triệu rội. 18 năm kiên trì được thế là vui. Xin cảm ơn bạn đọc xa gần rất nhiều...
 
 

Kính Bác Trần Nhương,

Nhân dịp chào mừng lượt bạn đọc thứ 7 triệu (7.000.000) truy cập vào trang webtrannhuong.com, chúng tôi xin có nhời chúc tụng và giãi bày cùng bác Trần Nhương như sau:

Tôi là người kinh hoàng và “tá hỏa tam tinh” về cái tin “trannhuong.com” đạt con số kỷ lục 7 triệu lượt bạn đọc vào đúng lúc tôi cũng ăn mừng 3 năm (1095 ngày/đêm) ròng rã đắm đuối, vật lộn, viết lách, săn tin…để trang web của mình có được 200 ngàn lượt bạn đọc, thời con số 7 triệu của Bác đối với chúng tôi nó mới lớn lao, vĩ đại, kính nể và ngưỡng mộ đến nhường nào, bác Nhương ơi. Lòng tôi bỗng rộn ràng tự nhủ: Hãy nhìn gương bác Trần mà phấn đấu, mà làm theo, nhưng quả thật đối với chúng tôi việc ấy còn khó hơn cả leo bộ lên đỉnh Everest trên dãy Himalaya!

Đưa mắt nhìn thế giới mạng rộng lớn bao la, còn khiếp khủng hơn nhiều. Trang trannhuong.com huy hoàng là vậy mà mới chỉ xếp thứ 587.735 toàn cầu và thứ 3.751 tại nước CHXHCN Việt Nam. Mơi hay, lùi xa ra, nhìn rộng ra, mới thấy mình nhỏ bé và dường như mất hút trong cái thế giới mạng mênh mông bể sở…

Xem tiếp
Bạn đọc khắp nơi trên thế giới truy cập vào trannhuong.com
Profile Visitor Map - Click to view visits
Click vào đây để xem chi tiết (Hình ảnh 5 phút cập nhật lại 1 lần)