Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Về những “Tưyên tập thơ” do cá nhân và một mhóm người biên soạn

Trần Trương
Thứ tư ngày 11 tháng 3 năm 2009 9:58 PM
 
Những năm gần đây trên thị trường sách, chúng tôi và nhiều bạn đọc cũng như các tác giả đã bắt gặp nhiều “Tuyển tập thơ” của nhiều tác giả có số trang tương đối dày dặn. có loại “Tuyển tập” 5, hoặc 10 tác giả, có loại “Tuyển tập” theo chủ đề , hoặc theo địa phương..v..v..Những kiểu “tuyển tập” này cũng đã có ít nhiều làm phong phú thêm thị trường sách và một phần nào khích lệ “môi trường “thơ VN có sức sống của”nàng thơ” , trong các hoạt động văn hoá  đại chúng.
Ở một khía cạnh nào đó chúng ta không phủ nhận công lao của những người làm công tác sưu tầm và tuyển chọn,bởi có tập thơ  vào cỡ “thiên niên kỷ” thì cũng thật “hoành tráng” và táo bạo.Có một số tác giả được chọn bài in trong tuyể tập thì rất phấn khởi bởi đã được “mắt xanh” của ban biên soạn để ý tới, nhưng ngược lại cũng không ít nhà thơ có mặt ở đây lại phản ứng theo nhiều kiểu khác nhau. Người thì bảo :sao họ lại tuyển bài này của tôi,mà không chọn bài kia hay hơn, người lại nói : Tôi chẳng biết họ tuyển lúc nào, hoặc in sai cả chữ trong bài nên có thể gây ra sự hiểu lầm cả ý thơ, có tác giả  phàn nàn :Thơ của tôi được chọn in có đến vài tuyển tập mà chẳng thấy được hỏi ý kiến ,hay sách tặng và thậm chí chẳng bao giờ có nhuận bút.!
Những ý kiến trên đã âm ỷ từ lâu, và chỉ truyền miệng nhau, chứ chưa có những ý kiến trên báo chí,bởi chắc các tuyển tập này chưa có “tai tiếng”  gì về chính trị, hoặc gây nhiều phiền nhiễu cho các tác giả ,và chắc vì thế cũng ít người quan tâm.
Hiện nay chúng ta đã có  ký công ước “BƠN” về quyền tác giả, Hội Nhà văn có Trung tâm bản quyền tác giả Văn học, vậy mà những người (kể cả cá nhân và tập thể) biên tập và xin giấy phép ở các nhà xuất bản lớn như NXB Hội Nhà Văn, NXB Văn học, Thanh Niên, NXB Văn Hoá Thông tin…v..v.. xuất bản các tuyền tập thơ này hầu như phớt lờ những quyền lợi chính đáng của những tác giả có bài in trong các tuyển tập này (trừ một số tuyển tập có chủ trương chỉ đạo của một cơ quan chủ quản).Nhân ngày Hội Thơ năm nay, trên quầy sách tư nhân ,có một tác giả thấy có bài thơ của  mình in trong một tuyển tập thơ “Nghìn năm thăng Long-Hà Nội”, mà ông G D là chủ biên ,tự in ấn và tự phát hành, khi tác giả này có hỏi nhóm người bán sách :Tôi có bài in trong tuyển tập mà sao   không được biết và không có sách biếu?. Người bán sách trả lời: Nhuận bút được bao nhiêu mà biếu các vị được? Sách bán 300 nghìn đồng một cuốn, mà nhuận bút họ bảo chỉ có 20 nghìn thôi,bác có lấy 20 nghìn không? Mà chẳng đáng bao nhiêu mà lấy bác ạ. Thế đấy ông chủ biên trả lời xanh rờn như vậy, thế là tác giả này “im” luôn rồi quay đi lặng lẽ.
Điều chúng tôi nghĩ rằng ở dây không phải là nhuận bút hay sách biếu mà lâu nay các nhà biên soạn đã thực sự “ăn trộm” sản phẩm của người khác để chế biến thành của mình để kinh doanh lấy lãi rồi còn coi thường luật lệ quyền tác giả.Các nhà xuất bản cũng phảic hịu trách nhiệm trước các tác giả, đông thời Trung tâm bản quyền tác giả Văn học Hội Nhà văn VN phải có những biện pháp bênh vực cho các tác giả có mặt trong các ấn phẩm này, chí ít Trung tâm cũngcó được một số kinh phí chính đáng để hỗ trợ các nhà thơ nhân một sự kiện nào đó.Việc tuỳ tiện in các tuyển tập thơ như đã nêu trên đây chúng ta không thể làm ngơ mãi. bởi chính đó là hành vi không có văn hoá của những người  tuyển chọn. Bởi đó phải chăng một số người biên soạn đã làm giầu bất chính trên thành quả của người khác.