Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Thơ hậu hiện đại của Ion Milos

Phạm Viết Đào
Thứ tư ngày 25 tháng 2 năm 2009 2:22 PM
 
Một cách diễn giải " kinh dịch " bằng thơ...
Hiện đại và hậu hiện đại không chỉ là một khái niệm và một cặp phạm trù của khoa học-kỹ thuật, của văn minh vật chất mà còn là một khái niệm, một cặp phạm trù trong văn hoá-văn học-nghệ thuật; một khái niệm, một cặp phạm trù cả trong lĩnh vực triết học...Bởi cuộc sống đã chứng minh: Phía sau đỉnh cao là vực thẳm; sau thịnh là suy, thịnh được cái này thì suy cái khác (Thịnh mãn lắm, oán thù càng lắm-Văn chiêu hồn-Nguyễn Du); đối với dương là âm, hễ âm thịnh thì dương suy và ngược lại...
Liệu các giá trị của văn hoá-tinh thần có phát triển tỷ lệ thuận theo sự phát triển của văn minh vật chất- thành quả của khoa học kỹ thuật đã và sẽ đang đến với nhiều quốc gia? Trái đất liệu có tồn tại thiên đường không ? Điều khắc khoảy này người đọc có thể cảm nhận trong nhiều tứ thơ của Ion Milos được tuyển dịch trong tập thơ mới này...
Chúng ta đã nghe nói nhiều về chũ nghĩa hậu hiện đại trên phương diện lý thuyết, lý luận về các lĩnh vực: kiến trúc, hội hoạ, văn học, nghệ thuật; vậy những sáng tác theo trường phái hậu hiện đại là như thế nào? Thông qua thơ của Ion Milos, một nhà thơ Thuỵ Điển chúng tôi muốn giới thiệu với độc giả về trường phái này thông qua cảm thức của một nhà thơ, cảm thức của ngôn ngữ thơ...
Có lần có nhà báo hỏi nhà bác học Đức Einstein Albert: Theo ông, trong thế chiến thứ thứ 3 loài người sẽ sử dụng loại vũ khí nào để tiêu diệt lẫn nhau? Ông trả lời là không biết nhưng ông dám chắc rằng: Tới thế chiến thứ tư... loài người nhất định sẽ sử dụng cung tên để bắn nhau.
Suy ngẫn câu trả lời của Einstein Albert đã dạy cho chúng ta hãy lường định cái mặt trái của văn minh vật chất...Thượng đế chẳng cho không ai một cái gì, một điều gì mà con người không phải trả giá cho nó.
Với 89 bài thơ của Ion Milos, một nhà thơ Thuỵ Điển, chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc những khắc khoảy của một nhà thơ, của một con người đang sống trong một xã hội, một quốc gia đã đáp ứng gần như hoàn thiện phần lớn những nhu cầu vật chất mà con người bình thường đặt ra. Thuỵ Điển- đó là một mô hình quản trị kinh tế- xã hội mà rất nhiều chính phủ, nhiều cư dân trên hành tình này đang ngưỡng mộ, hướng tới. Trong thơ Ion Milos người đọc thấy hình như  không phải nhà thơ đang được thừa hưởng những văn minh vật chất mà đang bị "cầm tù" của cái gọi là văn minh vật chất; người đọc cảm nhận được ngổn ngang đây đó những cảm giác chán chường, mệt mỏi, trống rỗng và lạnh lẽo của tiện nghi vật chất trong thơ Milos...
Thuỵ Điển hiện là một trong những quốc gia có nhiều người tự tử nhất thế giới? Hy vọng tập thơ của Ion Milos phần nào sẽ giúp người đọc hiểu được những bế tắc của một nhà thơ Thuỵ Điển, của con người Thuỵ Điển, bế tắc trong một xã hội giàu sang, của những con người giàu sang theo chuẩn mực thông tục...
Đọc thơ Milos cũng giúp cho người đọc thấy tiện nghi vật chất, tiền bạc chưa hẳn đã là đấng quyền năng tối thượng; Tiện nghi vật chất chưa hẳn đã là chất liệu tiên quyết cho các giá trị tinh thần, cho những niềm vui và hạnh phúc của con người...Đọc thơ Ion Milos người đọc sẽ thấy một đất nước giàu sang, tinh tươm và bóng lộn như một hiệu "kim hoàn" nhưng hình như lại đang thiếu vắng " bóng người"...
Vậy con người sống như thể nào và cần những điều kiện gì để thật sự có hạnh phúc? Hạnh phúc, thiên đường liệu có là điều có thật không? Đó hình như vẫn còn là một bài toán để ngỏ khi đọc thơ Ion Milos ?!
Ion Milos sinh năm 1930 tại làng Sarcia ở vùng Banat-thuộc Nam Tư cũ, bố mẹ là người Rumani; Ion Milos nhập quốc tịch Thụy Điển từ năm 1964; hiện ông đang sống tại thành phố Malmo với số thẻ công dân 300330-1333...
Ion Milos là tác giả của 80 đầu sách viết bằng các thứ tiếng: Thụy Điển, Rumani, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Serbi, tiếng Macedonia, tiếng Croatia, tiếng Slovenia... Sự nghiệp văn học của Ion Milos trải rộng trong các lĩnh vực: làm thơ, ông đã công bố 19 tập thơ với tập thơ đầu tay xuất bản vào năm 1953; số tác phẩm còn lại là dịch văn học từ các ngôn ngữ kể trên sang tiếng Thụy Điển và ngược lại...
Ion Milos đã bảo vệ thành công danh hiệu Tiến sĩ văn học tại Đại học Sorbon-Pari; ông được trao Danh hiệu Tiến sĩ Danh dự Đại học Tổng hợp Oradea-Rumania...
Các hoạt động văn học của Ion Milos được đánh giá cao tại Thụy Điển, Rumani và nhiều quốc gia khác tại châu Âu; Ion Milos là chủ sở hữu của 22 giải thưởng văn học lớn tại Thụy Điển và một số nước châu Âu, trong đó đáng chú ý:
- Giải thưởng quốc tế Artur Lundkvist năm 1978 và năm 1981;
- Giải thưởng Hội Nhà văn Thụy Điển năm 1993;
- Giải thưởng của Viện Hàn lâm Thụy Điển năm 1998 cho các hoạt động văn học;
- Giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Rumani các năm 1989,1990,1995 và 1998;
- Giải thưởng của Viện hàn lâm Rumani...
- Huân Chương Mihai Eminescu do Tổng thống Rumani trao tặng...
- Giải thưởng của Hội Nhà văn Moldavi năm 1995;
Cứ đi đến tận cùng của cái gọi là văn minh phương Tây sẽ bắt gặp phương Đông; đó là cảm giác khi đọc thơ Ion Milos?!
Tác giả: Ion Milos-nhà thơ Thuỵ Điển
Nhà xuất bản: Văn Học
Dịch giả: Phạm Viết Đào
 
Thụy Điển...
Hạnh phúc được kiến tạo như thế nào
Ở cái quốc gia mà tôi lựa chọn
Thụy Điển là  đất nước mà,
con người đã mất thói quen
Tự một mình đi lại
Nhà nước cầm tay từng người
như dắt tay  lũ  trẻ...
Ở đây các loài hoa đều có thể nở
Và các loài hoa đều  có
các mùi hương giống nhau
Tất cả ở đây đều đúng đắn
Mọi thứ ở đất nước này đều xếp đặt
Theo đường ngay, mực thẳng.
Đất nước Thụy Điển
Đất nước của mọi thứ  sắp bày
Như  những đồ trang sức
được chạm tỉa tinh vi
Trong các cửa hàng vàng, bạc...
    Thụy Điến
Đất nước của một nền chính trị tự thân và tự chủ
Đất nước sinh ra những đứa trẻ con
Từ những cuộc tình tự nguyện
Những bếp lò tại đất nước này
Vẫn luôn tỏa ra những làn khói xanh
ảo mộng...
Chỉ có tâm hồn con người ở đất nước này
Là chết cứng vì  trống rỗng
và chán chường
Bởi  các  điều kiện sống
Đã  vươn tới ngưỡng,  đỉnh cao...

Đất nước Nam Tư
Tito đã chết
Người Nam Tư bắt đầu quay sang đánh nhau
Và bắn giết  lẫn nhau...
                                                     Đất nước Nam Tư không còn
Chỉ còn lại:
Serbi
Croatia
Slovenia
Musulmania
Muntenegrinia
Macedonenia
Và một số chủng tộc ít người
không màu da, đọng lại
trong các nắm tro xương
chết chóc...
Lũ trẻ con bơ vơ
Đi tìm chân lý
Lũ trẻ con  mồ côi
Bị đẩy vào chiến tranh
Để đi tìm Thượng đế...

Ai đã bắn vào Rumani
Ai đã bắn vào Rumani
Tôi không bắn
Anh không bắn
Anh ta không bắn
Cô ta không bắn
Chúng ta không ai bắn
Quân đội không bắn
Lực lượng an ninh không bắn
Những người cách mạng không bắn
Những kẻ ngoại bang không bắn...
Không một ai
Nhận mình đã bắn vào Rumani?
Vậy thì ai đã bắn vào Rumani
Mà bấy nhiêu xác người đã ngã xuống?

Con người ta đang cần cái gì
Con người ta cần đầu để làm gì?
Con cá vì cái đầu mà gặp nạn
Con người ta cần tiếng nói để làm gì?
Loài chim vì tiếng hót của mình mà tuyệt diệt
Con người cần mũi để làm gì?
Chiếc mũi chẳng ngửi được mùi xuẩn ngốc
Con người cần trí tuệ để làm gì?
Máy tính cón tính giỏi hơn con người nhiều thứ
Con người cần trái tim để làm gì?
Mà bấy nhiêu năm cứ đập hoài
Để  đến một ngày tắt nhịp...
 

Tình yêu bỏng cháy
Ở Thuỵ Điển không có tình yêu
Cô gái Thuỵ Điển nói với tôi  nh¬ư vậy
Bởi Thuỵ Điển, xứ sở này quá lạnh.
Tình yêu là thứ luôn đòi sự bỏng cháy
Rất cần sự bỏng cháy.
Chính vì thế nên mỗi khi mùa hè đến
Cô gái Thuỵ Điển kia lại phải lên đ¬¬ường
Đến với những miền bỏng cháy
Để mộng mơ...
Sau mỗi giấc mơ cô bừng tỉnh dậy
Tình yêu nào có thấy đâu?
Cô gái Thuỵ Điển kia bắt đầu vấn v¬ương suy nghĩ:
Tình yêu phải chăng cũng giống như¬¬ bát n¬ước-đời cô
Sẽ đóng băng khi gặp lạnh
Sẽ trào dâng khi gặp
Sức nóng của con tim...
 

Con người
Tôi dạo trên phố phường
Để gặp Con người
Để được cất lời chào Con người;
Nhưng rồi tôi chỉ gặp
những kỹ sư, những bác nông dân
Những bác sĩ, những công nhân
Những anh lính áo vẫn còn vương mùi thuốc súng...
Tôi tạt vào quán cafe
Nơi đây tôi lại toàn bắt gặp:
Những triết gia, những nhà buôn
Những bóng ma và cả bóng dáng đàn bà
Tất cả như quyện vào trong khói thuốc
Cả thế gới hình như đang đảo điên
trong một tôn giáo mới...
Tôi vội tạt ra chợ
Vào sâu trong các công viên
Và tôi lại chỉ toàn nhìn thấy;
Những con vượn, con ngỗng, con lừa
Những con bồ câu đang yêu nhau mải miết
Thấy một cánh chim đang than khóc
Về những khu vườn đã mất
Con người nào thấy đâu...