Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Ông Nguyễn Hoà huyênh hoang, đi quá đôi chân của mình

Trần Trương
Chủ nhật ngày 22 tháng 2 năm 2009 8:28 PM
                
 
 Từ mấy hôm nay trang Web Hội nhà văn VN có đăng bài phỏng vấn ông Nguyễn Hoà về vấn đề” lý luận và phê bình văn học” của tác giả Hoài Hương(không biết là ông hay là bà),nhưng thôi việc đó không quan trọng, cái chính là những câu phỏng vấn và việc trả lời của ông Hoà làm nhiều người, nhất là các nhà văn, nhà thơ và kể cả những người làm lý luận  , phê bình văn học cũng thấy sự phản cảm về nhiều ý, nhiều lời quá huênh hoang và sáo rỗng, hoặc lên giọng dạy đời của một nhà báo “Bất đắc dĩ” lại được mệnh danh là “NHÀ” phê bình văn học- Nguyễn Hoà!?.Tôi chưa được đọc cuốn sách nào về phê bình văn học của ông Hoà, chỉ mới đọc vài bài lẻ tẻ trên một số trang Web và báo viết. Một số người đứng đắn trong quan niệm về văn chương vẫn nói đại ý:”Chú ấy khệnh khạng bước vào văn chương bằng một số bài phê bình mang tính “tuyên ngôn caongạo”, nhưng đọc kỹ thì không thấy cái gì gọi là “Học Thuật” cả, và hình như anh ta muốn chạy ngược khi mọi người đang có những ý kiến suôi chiều.Thực ra trong vật lý người ta có thể gọi những ý kiến của ông là một thứ chuyển động Brao,tức là những phân tử chuyển đông lung tung làm cho cát bụi mù lên. Ông Nguyễn Hoà bảo các nhà văn nhà thơ không biết viết lý luận phê bình văn học, và rằng:Lý luận phê bình là một Khoa học, rồi ông không muốn nói lại những bài viết của họ vì ông “thông cảm” cho họ bởi  đó là cái “Nồi cơm” của họ,vì thế ông né tránh.Vậy ông mệnh danh là một “nhà” lý luận phê bình chân chính   mà thấy chuyện “Bất bằng” ấy   lại né tránh thì quả là ông hơi…DÁT (nếu không muốn gọi là HÈN). Ông lại còn thấy hoài nghi và ngờ ngợ những giải thưởng văn chương, và tôi sợ ông đi quá xa lại hoài nghi cả giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh cho các tác phảm văn học nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ yêu quý của chúng ta.? Ông Hoà  còn nói những câu mà tất cả mọi người đều giật mình mà có lẽ chỉ những anh cùn , chày bửa hoặc trên cả trình độ  Chí Phèo , hoặc  văn hoá quá thấp như câu :”Chó cứ sủa, người cứ đi”  nhằm vào đội ngũ văn nghệ sĩ chúng ta. Câu nói như vậy  thì chúng ta phải đem Nguyễn Hoà ra phán xét trước công luận Việc chúng ta bàn về LLPB văn học là chuyện bình thường, nhưng ông Nguyễn Hoà lại không bàn chuyện ấy rõ ràng mà lại đi đổ vấy cho người ta những chuyện không đâu. Ông cứ như người đứng ngoài cuộc hắt bùn bẩn vào các nhà văn,thậm chí vào Hội nhà văn rồi kêu lên là “Họ bẩn quá chỉ có tôi mới sạch sẽ và sáng sủa thôi!!.” Cách hành xử như thế thì kết nạp anh ta vào đội ngũ nhà văn làm gì? Còn ông  Hoà nói LLPB là khoa học thì chưa đủ, mà phải   nói là Khoa hoc xã hội (chứ không phải là khoa học tự nhiên).Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng: một nhà LLPB giỏi không phải là đi bới lá tìm sâu ở các tác phẩm hoặc bài xích  Hội đồng  giám khảo mà trước tiên phải biết phân tầng trình độ văn hoá, nhận thức xã hội của quần chúng, bạn đọc để phân tích những tác phẩm, nhằm làm cho người đọc hiểu thêm cái hay, cái đẹp hoặc cái yếu kém về mặt này, mặt khác của tác phẩm ấy,mà nâng cao trình độ nhận thức của quần chúng. Đơn giản vậy thôi,Nhà LLPB nào làm được việc ấy sẽ là người có công làm cái “GẠCH NỐI” giữa tác phẩm với quần  chúng.Quần chúng mong đợi nhà phê bình như vậy, chứ không chỉ  là lý thuyết suông, nhân danh cái này, cái kia để mạt xát xoá bỏ những thành quả của người khác.Không còn nghi ngờ gì nữa, như ông biết đấy, ngay bây giờ đây  cuốn “THI NHÂN VIỆT NAM” của Hoài Thanh và Hoài Chân vẫn còn nguyên giá trị LLPB chân chính.Một tác phẩm nhỏ  như vậy nhưng đã đem lại thành công lớn lao trong nền Văn chương VN, trong biết bao nhiêu người làm thơ ở thời kỳ “Thơ Mới”  các ông đã “dựng” được hình hài tiêu biểu với 46 nhà thơ VN  của thời kỳ từ 1932 đến 1941.LLPB của Hoài Thanh, Hoài chân thật giản dị mà cả những tầng lớp bình dân vẫn yêu thích.Có bài giới thiệu khuôn mặt một nhà thơ trong “Thi nhân VN” chỉ vỏn vẹn có 132 từ(Nhà thơ Mộng Huyền) mà sao cô
đọng ,sâu sắc đến vậy. Được như thế đúng như Hoài Thanh nói:”Phải lắng hồn ta lại đểnắm bắt hồn người”. Câu nói đó là một    lý luận   sắc bén là phương châm cần thiết cho một nhà phê LLPB văn học, nghệ thuât.Tôi lại xin kể một chuyện có thực về sự LLPB của Bác Hồ trong một việc lớn khi Bác “phản biện” thật đơn giản, mà không thể biện minh lại được. Đấy là năm 1968 nhân dịp tết trồng cây, Bác Hồ muốn kiểm tra  các tỉnh trong những báo cáo số lượng và chất lượng cây trồng. Bác kiểm tra báo cáo của tỉnh Nghệ An-Quê Bác trước tiên.Bác mời đ/c bí thư tỉnh uỷ lên và hỏi: Năm nay Nghệ An Quê bác trồng được bao nhiêu cây? Yên lặng một lúc, Đ/C bí thư  trả lời: Thưa Bác Năm nay tỉnh Nghệ An trồng được Một triệu ba nghìn sáu trăm ,năm mươi mốt cây!Nghe xong Bác khen:Thế là tốt, sau đó Bác hỏi lại: Vậy thì số cây chết là bao nhiêu?Thật bất ngờ câu “phản biện” của Bác, Đ/C bí thư tỉnh uỷ không trả lời được. Cũng liền đó , Bác nói nhẹ nhàng(đại ý):Thế là chú mang tư tưởng thành tích chủ nghĩa, Trồng cây nào phải sống tốt cây ấy, nếu không chăm sóc, bảo vệ thì công trồng cũng bỏ đi.Qua câu chuyện này,ta càng thấy sự Lý luận phê bình của Bác thật nhẹ nhàng, dễ hiểu mà luôn tạo cho người phê bình một sự nhận thức đúng đắn vấn đề và biết sửa chữa. So sánh và dẫn chứng của tôi có thể là khập khiễng nhưng ta vẫn cần hiểu rằng dù trong lĩnh vực nào thì phê bình cũng cần trong sáng rõ ràng, có tính hướng dẫn dư luận. Ông Nguyễn Hoà phát ngôn rối rắm quá.Từ lâu lý luận của Đảng ta đã khẳng định sáng tác  văn học nghệ thuật cần nắm vững 3 yếu tố Dân tộc, khoa học và đại chúng. Đó chính là kim chỉ nam cho những sáng tạo tác phẩm của Văn nghệ sĩ. Dân tộc là hồn Viêt, Khoa học là cái phải, cái đúng, và đại chúng là gần gũi  , đễ hiểu. Nói như ông Nguyễn Hoà cái LLPB của ông như là sự bí hiểm khó nhọc mà chỉ  dành cho các “NHÀ” hiểu biết có trình độ cao siêu mới viết được!? Ông phải nhớ rằng Gorki nói: “Người phê bình tác phẩm lớn nhát là Nhân dân”,nói hẹp hơn là bạn đọc.Nói như thế chúng ta không hạ thấp giá trị của LLPB, mà chính là coi trọng, đề cao nó.Vài năm nay chúng ta chưa có những tác phẩm về LL PBVH được nhận giải thưởng xứng đáng,Bởi chính các nhà LLPB chưa nghiêm túc , nhiều “Nhà” chưa lớn đã hãnh tiến khệnh khạng xa rời quan điểm của Đảng, xa rời đời sống thường nhật của nhân dân, vội vã, chăm chú đi tìm những cái sai sót trong các tác phẩm để moi móc hoặc ca ngợi những cái  chưa được thẩm định,những cái nhố nhăng của một vài  cô ,cậu còn trẻ học mót những ngôn từ khờ khạo ngỡ là lạ lẫm,  “đổi mới” nhưng thực là mang thứ tiếng ngoại  ngoại ngữ còn ngọng ngiụ vào thơ ca và  sách truyện.Khi có một vài bài viết được dư luận quan tâm thì nẩy sinh tư tưởng “Ông lớn”, đó chính là một phần hơi hướng mà ông Nguyễn Hoà đang quên mất vị trí và trình độ của mình mà “Tẩu hoả,nhập ma” vào cái tư tưởng “cao ngạo” ấy, muốn tách mình khỏi đội ngũ viết văn  làm báo chân chính hiện nay để chạy ngược,mà ông cũng chỉ là tầm cấp “thường thường bậc trung”Nhưng dù sao tôi vẫn   mong muốn ông có những tác phẩm LLPB hay đúng với những lời “dạy dỗ” của ông  đối với chúng tôi - Những nhà văn, nhà thơ- chưa biết gì!

   16h Hà Nội ngày trở rét 20/2 09
Ghi chú: trước khi bài viết này lên khuôn, tôi thấy trang Web của Hội Nhà Văn có đăng bài Phỏng vấn ông Nguyễn Hoà  của tác giả Hoài Hương biến mất ,Không hiểu lý do gì, nhưng bài đã tung lên mạng rồi ,tôi đã đọc kỹ bài ấy ,vậy vẫn đề nghị được đăng bài này của tôi để bạn đọc cùng có ý kiến,trao đổi.( Bài của ông Nguyễn Hoà trả lời PV đăng ngày 18,19,20/2

Link đọc bài Nguyễn Đình Chính: http://trannhuong.com/news_detail/889/Một--nền-văn-học-thực-dụng-tủn-mủn
Linh đọc bài Nguyễn Hoà: http://trannhuong.com/news_detail/959/Đã-mang-lấy-nghiệp-vào-thân