Trang chủ » Tin văn và...

Người vô sự của Thích Nhất Hạnh

Công ti sách Phương Nam
Thứ năm ngày 19 tháng 2 năm 2009 12:20 PM

 
Công ty Sách Phương Nam đã kết hợp với Nhà xuất bản Trẻ ấn hành quyển Người vô sự của thiền sư Thích Nhất Hạnh; giá 117.000 đồng/quyển.
Sách dày 572 trang, khổ 16x24cm. Trình bày bìa: Đặng Thiên Thư.
Người vô sự chia làm hai phần: 
 
 
Phần một là những lời dạy của tổ Lâm Tế về thế nào là vô sự. Phần hai là phần bình giảng của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Cuốn sách giúp người đọc thoát khỏi những giáo điều, kinh luận, tụng niệm hằng ngày một cách máy móc để có được sự thanh thản, an lạc ngay trong giây phút hiện tại.
 
Bìa 2:
 …Con người vô sự tuy rất tích cực trong việc giúp đời độ người, nhưng không bao giờ bị kéo theo hoàn cảnh và công việc, không bao giờ đánh mất mình trong mong cầu, trong dự án, trong công việc. Ta làm không phải vì tiếng khen, vì danh lợi, vì quyền thế, mà vì tình thương. Con người vô sự luôn luôn còn là mình, còn tự do, không bao giờ bị kiệt sức, cho nên con người vô sự còn mãi thong dong.”
 
Bìa 3:
 “…Những điều chúng ta đi tìm không phải ở trong  kinh điển hay trong một vị thiền sư. Kinh điển và thiền sư chỉ có khả năng giúp tưới ẩm những hạt giống tốt đã có sẵn trong ta…”
 
“…Con người vô sự là người đã dừng lại, không còn vướng mắc vào một lý thuyết, một giáo pháp, một đường lối nào nữa hết. Con người vô sự có tự do, có khả năng sống hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại, không bị bất cứ một cái gì kéo đi…”
 
Bìa 4:
 “Người vô sự là con người tự do, ở đâu cũng làm chủ được mình.”
“Tuệ giác không phải là kiến thức khái niệm.

Tuệ giác có khả năng mang tới sống động và tự do trong giây phút hiện tại. Kiến thức không làm được việc ấy.”
 
“Người vô sự gồm hai phần chính:
 
Phần Lâm Tế Lục và phần bình giảng của thiền sư Thích Nhất Hạnh.
 
Trong đó, Lâm Tế Lục không phải là một tác phẩm do tổ Lâm Tế Lục viết ra, mà là những lời dạy vào buổi chiều, gọi là Khai thị, của Tổ, được đệ tử là pháp sư Tuệ Nhiên ghi chép lại.
 
Lâm Tế Lục kêu gọi chúng ta trở về sống cuộc đời của chính chúng ta một cách đàng hoàng đích thực, đừng phí đời mình trong sự tìm kiếm, dù đó là tìm kiếm Niết bàn, tìm kiếm chân tâm, tìm kiếm giác ngộ.”
 
Xin trân trọng giới thiệu.