Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

THƠ VÀ CUỘC SỐNG

Nguyễn Ngọc Dương
Thứ tư ngày 7 tháng 4 năm 2021 9:11 AM


Trước những những vấn đề nóng bỏng của xã hội, nhìn chung Trí thức, Văn nghệ sĩ và người dân đều quan tâm. Trong khi có rất nhiều người chọn cách “im lặng là vàng”, vì nhiều lý do khác nhau, thì cũng có không ít người dấn thân, khô
Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và đang ngồi
ng biết sợ hãi để lên tiếng bằng những LỜI NÓI THẬT với những hình thức khác nhau, mong nuốn cho cuộc sống tốt đẹp hơn, trong đó có văn, thơ.
Riêng về thơ trong lĩnh vực này, xem ra “phái yếu” “khỏe” hơn “phái mạnh”. Vì thế, mình nhớ nhất 3 bài thơ của 3 người đẹp mà mình gọi các chị là những “Nữ sĩ”.
Có thể là ảnh chụp cận cảnh 1 người, kính mắt và văn bản cho biết 'Trần Thị Lam'
1. Bài MÙA XUÂN NHỚ BÁC của PHẠM THỊ XUÂN KHẢI, công bố vào mùa xuân năm 1986, đúng “đêm trước đổi mới”, cách nay hơn 1/3 thế kỷ. 2. THỜI ĐẠI 
Có thể là hình ảnh về 1 người, cây, ngoài trời và văn bản cho biết 'Nguyên Thị Thanh Yên'
TÔI ĐANG SỐNG của nhà thơ NGUYỄN THỊ THANH YẾN và 3. ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH của cô giáo THPT chuyên Hà Tĩnh TRẦN THỊ LAM, đều công bố vào những năm 2015, 2016, khi mà “công cuộc đổi mới đất nước” đã dường như “kiệt sức”, đang đòi hỏi một cuộc đổi mới lần hai.
Có thể nói, MÙA XUÂN NHỚ BÁC của Phạm Thị Xuân Khải, sinh viên khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội – nhân văn), so với những bài sau này chưa là gì về độ mạnh mẽ, nhưng nó có giá trị khai mở sự vượt lên nỗi sợ hãi sau khi thống nhất đất nước… Hơn nữa, sau 30 năm “bi kịch nhân văn giai phẩm” vẫn chưa “nguội” hẳn.
Vì thế cho nên nó trở thành hiện tượng “chấn động dư luận” mà đến 2006, báo chí mới dám rầm rộ ngợi ca. Trong đó có một tình tiết rất ấn tượng: Khi bài thơ công bố, dù thời kỳ đó chưa có mạng xã hội, chưa có facebook, nhưng từ rừng núi Tuyên Quang đã có một người đàn ông bị bắt giam về “tội hưởng ứng bài thơ”. Sau 49 ngày, ông ấy đã được thả vì “không thể xử được”. Tuy nhiên, ông cũng đã “thân tàn ma dại”, vì dù chỉ 49 ngày nhưng “một ngày tù - nghìn thu ở ngoài”.
20 năm sau, khi ông ấy đã về với Tổ tiên thì đứa con gái 26 tuổi, cán bộ thuế của Tuyên Quang về tận Hà Nội tìm gặp “cô” nhà thơ Phạm Thị Xuân Khải, lúc đó đã ngoại tứ tuần, để thực hiện lời di nguyện của cha, rằng ông không ân hận và vẫn ngưỡng mộ tác giả cho đến lúc chết…
Trong bài thơ của Phạm Thị Xuân Khải có những đoạn:
“…Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt
Có học hành, lại phải sống cầu an
Phải thu mình, xin hai chữ “bình yên”
Bởi lẽ đấu tranh – tránh đâu cho được?
Đồng chí không bằng đồng tiền
Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp
Có ai thấu chăng
Và ai phải sửa?
….
Lòng vẫn thầm mơ ước
Bác Hồ được sống đến hôm nay
Làm nắng mặt trời xua tan hết mây
Trừ những thói đời làm dân oán trách
Có mắt giả mù, có tai giả điếc
Thích nghe nịnh hót, ghét bỏ lời trung
Trấn áp đấu tranh, dập vùi khốn khổ
Cùng chí hướng sao bầy mưu chia rẽ?
Tham quyền cố vị Sợ trẻ hơn già
Quên mất lời người xưa: “Con hơn cha là nhà có phúc”
Thời buổi này,
Không thiếu người xông pha thuở trước
Nay say sưa trong cảnh giàu sang
Thoái hóa, bê tha khi dân nước gian nan?
Phạm thị xuân khải (Xuân 1986)
…..
Cuối năm 2015, nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Yến, một nữ doanh nhân xinh đẹp, sinh năm 1972 đã công bố bài thơ THỜI ĐẠI TÔI ĐANG SỐNG. Nguyên văn như sau:
Thời đại tôi đang sống
Trẻ con học chữ cái không bắt đầu bằng chữ a
Tiếng gọi đầu tiên không phải là bà
và trên vai đã chất chồng khoản nợ
Thời đại tôi đang sống
Cứ mở mắt là thấy mình khó ở
Tháng tư vấn vương hoa sữa
Đông sang vẫn nóng như hè
Trẻ con không đón hè bằng những tiếng ve
mà bằng iphon, ipad
Thức ăn ngập tràn các market
Nhưng nuốt vào mồm là ngập hoá chất dư thừa
Thời đại bây giờ ai cũng như lừa
Chỉ biết phận mình, thản nhiên bịt tai còn mặc đâu thiên hạ
Vào trang các hót gơn hót boi like còm tung lả tả
Chuyện xã hội đau nhưng nhức lại im lìm
Thời đại bây giờ con người sống thiếu hẳn trái tim
Mượn gió bẻ măng, gắp lửa bỏ tay người đâu ra mà nhiều thế
Thượng tầng nát bươm hạ tầng lẽ nào không thể
Ngỡ các đấng nam nhi đang mặc váy thay quần
Xã hội bây giờ người chế tạo máy bay lại là nông dân
Ông tiến sĩ cất bằng đi nuôi lợn
Người hiền lành luôn thua người bặm trợn
Chân thực ngủ vùi cho xảo trá lên ngôi
Thời đại bây giờ thủ khoa là con hộ đói mà thôi
Nhưng tuổi trẻ tài cao đương nhiên là con sếp
Bài thơ thần ngàn đời bất diệt
Bỗng đâu tan vì cái mới lên ngồi
Thời đại bây giờ thiên hạ um xùm vì mất một con ruồi
Con voi lọt qua lỗ kim thì thản nhiên công nhận
Lấy hoạt động từ thiện nuôi thân còn mang lòng thù hận
Rắp tâm gieo tiếng ác cho người
Thời đại gì mà thương cái thân tôi
Bao chuyện trái ngang cứ vờ như không biết
Tai vẫn tinh mà như bị điếc
Miễn sao không vơi cơm vơi gạo nhà mình
Có những lúc trách mình rồi lại tự phân minh
Phận mình đàn bà biết sinh con nuôi con là đủ
Những thứ lớn lao mang tầm vũ trụ
Xin nhường cho cánh đàn ông...
Đã thế rồi mà nhiều khi vẫn thấy lông bông
Ngơ ngác trước “Bụi Chương Mỹ, đĩ Đồ Sơn”
có khả năng trở nên thành ngữ
Niềm tin lung lay trước một xã hội hèn, mình cũng hèn đủ thứ
Dạy con thế nào đây trước bộn bề sóng gió cuộc đời
Tự thấy mình như kẻ dở hơi
Dẫu không còn trẻ vẫn muốn sinh thêm đứa nữa
Lại lo lúc ra đời trán con in dòng chữ
“Nợ ngân sách" mẹ ơi!!!"
2/11/2015 - NGUYỄN THỊ THANH YẾN
Và chỉ 5 tháng sau, cô giáo Trần Thị Lam, trường THPT chuyên Hà Tĩnh đăng lên fecebook của mình bài thơ Đất nước mình ngộ quá phải không anh? Bài thơ cũng “chấn động dư luận”, thậm chí có tin đồn “cô giáo Trần Thi Lam bị kỷ luật…”. Nhưng có lẽ rút kinh nghiệm, các nhà chức trách không “dại” nữa. Cô Lam vẫn dạy học bình thường. Bài thơ quá nổi tiếng, dù không mấy ai chưa đọc, nhưng để cho có hệ thống, tôi vẫn “dán” theo đây bài thơ:
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...
26/4/2016 - TRẦN THỊ LAM
LỜI CUỐI:
Thơ phải có ích cho cuộc đời, cho nhân dân. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh khi Người viết: “Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
Quả đúng vậy, hồi còn trẻ, chưa hiểu biết gì về xã hội, đôi lúc mình cũng thích những bài thơ thuần túy tả cảnh, tả mây gió trăng sao, yêu đương mộng mị…
Nhưng nay, khi nhìn vào đời sống xã hội còn quá nhiều điều “nước sôi lửa bỏng”, nên tự dưng những bài thơ “hoa lá cành” thuần túy, xa rời cuộc sống thì thấy nhạt phèo. Tất nhiên tả trăng, hoa, tuyết, nguyệt cũng là để phục vụ nhân sinh thì mới có ích.
Những bài thơ đau đáu về cuộc sống của những NGƯỜI ĐẸP này là những tác phẩm có trách nhiệm xã hội.
Chuc Dong Thi, Nguyễn Anh Tuấn và 93 người khác
24 bình luận
26 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ