Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

“CÁN BỘ” VÀ “QUAN”

Nguyễn Ngọc Dương
Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2021 2:20 PM

Chỉ một ngày trước cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 6/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến Việt Nam Học xá (nay là Trường đại học Bách khoa Hà Nội) dự Lễ ra mắt các ứng viên trước toàn thể nhân dân Thủ đô. Tại đây, Bác Hồ thân mật căn dặn: “NHỮNG AI MUỐN LÀM QUAN CÁCH MẠNG THÌ NHẤT ĐỊNH KHÔNG NÊN BẦU”.
Thời Phong kiến, tầng lớp QUAN LẠI là “quan phụ mẫu” – cha mẹ dân. Họ “đè đầu cưỡi cổ”, hà hiếp dân. Vì thế, giữa Dân với Quan có sự cách bức, đối lập. Xét cho cùng là bởi sự KHÁC BIỆT VỀ QUYỀN LỢI CƠ BẢN. Một bên thuộc GIAI CẤP THỐNG TRỊ (cai trị), MANH THẾ. Một bên thuộc GIAI CẤP BỊ TRỊ, YẾU THẾ. Hai thế lực đó luôn đối kháng, nhưng vẫn tạm thời tồn tại trong một sự thống nhất tương đối.
Tuy nhiên, khi thế lực cai trị vượt quá giới hạn hà khắc, vua quan tha hóa, dùng quyền lực tuyệt đối áp bức, ức hiếp người dân đến mức mà tầng lớp bị trị “không thể chịu được nữa” thì cách mạng xã hội tất yếu nổ ra. Điều này Karl Marx chỉ ra trong triết học Duy vật lịch sử của ông như một quy luật xã hội phổ biến. Trong thời khắc ấy, những người trí thức tiến bộ, nhận ra xu hướng của lịch sử, đã đứng về phía nhân dân, lãnh đạo quần chúng nổi dậy lật đổ chế độ chính trị đương thời để thiết lập triều đại mới.
Mâu thuẫn giữa giới QUAN với DÂN phản ánh mâu thuẫn của XÃ HỘI PHÂN CỰC GIAI CẤP. Về lý thuyết, Đảng Cộng sản lãnh đạo xã hội đi đến “xóa bỏ giai cấp”, nên mới lật đổ xã hội Phong kiến, lập ra chế độ dân chủ, đem lại sự bình đẳng xã hội. Ngày xưa, người dân hễ nhìn thấy quan là cúi rạp đầu, nhưng trong lòng thì vô cùng căm phẫn.
Những tác phẩm văn học “hiện thực phê phán” nửa đầu thế kỷ XX như Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố… đã lên án bọn quan lại như lý trưởng, chánh tổng, tri phủ… Thậm chí ngay cả những quan bà, những cậu ấm, cô chiêu, lính lệ... cũng bị oán ghét.
Tất nhiên đó là cái phổ biến của xã hội, chứ xét từng con người cụ thể cũng có nhiều ông quan tốt, thương dân và được lịch sử ghi nhận, bởi họ có tài, có đức cao vọng trọng và có quan điểm vượt lên trên ý thức hệ thời đại. Ví dụ như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu Văn An… mà muôn đời người dân thờ phụng.
Khi cách mạng tháng Tám thành công, từ “QUAN CHỨC” được thay bằng từ “CÁN BỘ”. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ được Hồ Chí Minh, người sáng lập chế độ mới đã dạy: “Cán bộ phải là ‘đày tớ’ của dân, là ‘công bộc’ của dân”… Cụ rút kinh nghiệm từ trong xã hội Phong kiến để dạy cán bộ và có thể đó cũng là lời CẢNH BÁO, nếu không thực sự là ‘đày tớ’, ‘công bộc’ của dân thì “cán bộ” sẽ trở thành “quan phụ mẫu”.
Chỉ một ngày trước cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 6/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến Việt Nam Học xá (nay là Trường đại học Bách khoa Hà Nội) dự Lễ ra mắt các ứng viên trước toàn thể nhân dân Thủ đô. Tại đây, Bác Hồ thân mật căn dặn: “NHỮNG AI MUỐN LÀM QUAN CÁCH MẠNG THÌ NHẤT ĐỊNH KHÔNG NÊN BẦU”.
Bởi nếu “cán bộ” mà thành “quan” như thời Phong kiến thì lịch sử sẽ lặp lại, cuộc cách mạng tốn bao xương máu của đồng bào trở nên công cốc.
Khi đất nước đổi mới, từ “quan chức” lúc đầu chỉ rụt rè nêu ra như một sự nhạo báng số ít người trong đội ngũ cán bộ bị tha hóa. Gọi như thế là có ý phỉ báng rằng, họ cũng như bọn quan lại Phong kiến xưa kia mà thôi.
Nhưng rồi không hiểu sao từ “quan chức” dần dần được dùng ngày càng nhiều. Bây giờ thì ngay trên báo chí chính thống cũng được sử dụng phổ biến, chẳng thấy e ngại…
Ở tầng lớp cán bộ thấp như trưởng thôn bản, bí thư, chủ tịch xã ở một số nơi, báo chí đã nói toẹt ra là “cường hào ác bá mới”, ví dụ như khi đọc loạt bài viết về “Gánh nặng quê nghèo” đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam hồi giữa năm 2015.
Và nay thì đối với đội ngũ cán bộ các cấp, báo chí vẫn thả phanh nói khơi khơi là “quan chức”, chả cần phải gìn giữ. Bây giờ cái “bộ phận không nhỏ”… đã nhiều đến mức “Kỷ luật hết thì lấy ai làm việc!” (CTQH Nguyễn Sinh Hùng). Bây giờ, việc “chỉ mặt đặt tên” và truy tố ra trước tòa án những quan chức, kể cả quan chức cao cấp “ăn của dân không từ thứ gì” (PCT nước Nguyễn Thị Doan) thì không khó. Và trong thực tế, TBT - CTN Nguyễn Phú Trọng đã được người dân ca ngợi trong “chiến dịch đốt lò”.
Với thái độ khoa học, chúng ta không nên vơ đũa cả nắm. Trong đội ngũ cán bộ, công chức cũng còn không ít người tốt, xứng đáng là công bộc của dân, nhưng vì “ngồi cùng chiếu” với những ông “quan cách mạng”, nên họ bị vạ lây… Lâu nay dân gian xuất hiện một thành ngữ: “Tuy (ông ấy) là đảng viên, nhưng mà tốt” !... Chẳng lẽ cái tốt trong Đảng lại là cá biệt?!... Ví dụ, rất ít những người được ca ngợi như ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, ông Nguyễn Sự, cựu bí thư thành ủy Hội An … Có lần ông Nguyễn Sự nói: đã làm “quan” là phải đàng hoàng”.
Bây giờ từ “cán bộ” chỉ được sử dụng chính thức trong các văn bản của hệ thống chính trị, còn trong đời sống xã hội, truyền thông... người ta thường gọi là “quan chức”…
Chỉ một ngày trước cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 6/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến Việt Nam Học xá (nay là Trường đại học Bách khoa Hà Nội) dự Lễ ra mắt các ứng viên trước toàn thể nhân dân Thủ đô. Tại đây, Bác Hồ thân mật căn dặn: “NHỮNG AI MUỐN LÀM QUAN CÁCH MẠNG THÌ NHẤT ĐỊNH KHÔNG NÊN BẦU”.
Thời Phong kiến, tầng lớp QUAN LẠI là “quan phụ mẫu” – cha mẹ dân. Họ “đè đầu cưỡi cổ”, hà hiếp dân. Vì thế, giữa Dân với Quan có sự cách bức, đối lập. Xét cho cùng là bởi sự KHÁC BIỆT VỀ QUYỀN LỢI CƠ BẢN. Một bên thuộc GIAI CẤP THỐNG TRỊ (cai trị), MANH THẾ. Một bên thuộc GIAI CẤP BỊ TRỊ, YẾU THẾ. Hai thế lực đó luôn đối kháng, nhưng vẫn tạm thời tồn tại trong một sự thống nhất tương đối.
Tuy nhiên, khi thế lực cai trị vượt quá giới hạn hà khắc, vua quan tha hóa, dùng quyền lực tuyệt đối áp bức, ức hiếp người dân đến mức mà tầng lớp bị trị “không thể chịu được nữa” thì cách mạng xã hội tất yếu nổ ra. Điều này Karl Marx chỉ ra trong triết học Duy vật lịch sử của ông như một quy luật xã hội phổ biến. Trong thời khắc ấy, những người trí thức tiến bộ, nhận ra xu hướng của lịch sử, đã đứng về phía nhân dân, lãnh đạo quần chúng nổi dậy lật đổ chế độ chính trị đương thời để thiết lập triều đại mới.
Mâu thuẫn giữa giới QUAN với DÂN phản ánh mâu thuẫn của XÃ HỘI PHÂN CỰC GIAI CẤP. Về lý thuyết, Đảng Cộng sản lãnh đạo xã hội đi đến “xóa bỏ giai cấp”, nên mới lật đổ xã hội Phong kiến, lập ra chế độ dân chủ, đem lại sự bình đẳng xã hội. Ngày xưa, người dân hễ nhìn thấy quan là cúi rạp đầu, nhưng trong lòng thì vô cùng căm phẫn.
Những tác phẩm văn học “hiện thực phê phán” nửa đầu thế kỷ XX như Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố… đã lên án bọn quan lại như lý trưởng, chánh tổng, tri phủ… Thậm chí ngay cả những quan bà, những cậu ấm, cô chiêu, lính lệ... cũng bị oán ghét.
Tất nhiên đó là cái phổ biến của xã hội, chứ xét từng con người cụ thể cũng có nhiều ông quan tốt, thương dân và được lịch sử ghi nhận, bởi họ có tài, có đức cao vọng trọng và có quan điểm vượt lên trên ý thức hệ thời đại. Ví dụ như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu Văn An… mà muôn đời người dân thờ phụng.
Khi cách mạng tháng Tám thành công, từ “QUAN CHỨC” được thay bằng từ “CÁN BỘ”. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ được Hồ Chí Minh, người sáng lập chế độ mới đã dạy: “Cán bộ phải là ‘đày tớ’ của dân, là ‘công bộc’ của dân”… Cụ rút kinh nghiệm từ trong xã hội Phong kiến để dạy cán bộ và có thể đó cũng là lời CẢNH BÁO, nếu không thực sự là ‘đày tớ’, ‘công bộc’ của dân thì “cán bộ” sẽ trở thành “quan phụ mẫu”.
Chỉ một ngày trước cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 6/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến Việt Nam Học xá (nay là Trường đại học Bách khoa Hà Nội) dự Lễ ra mắt các ứng viên trước toàn thể nhân dân Thủ đô. Tại đây, Bác Hồ thân mật căn dặn: “NHỮNG AI MUỐN LÀM QUAN CÁCH MẠNG THÌ NHẤT ĐỊNH KHÔNG NÊN BẦU”.
Bởi nếu “cán bộ” mà thành “quan” như thời Phong kiến thì lịch sử sẽ lặp lại, cuộc cách mạng tốn bao xương máu của đồng bào trở nên công cốc.
Khi đất nước đổi mới, từ “quan chức” lúc đầu chỉ rụt rè nêu ra như một sự nhạo báng số ít người trong đội ngũ cán bộ bị tha hóa. Gọi như thế là có ý phỉ báng rằng, họ cũng như bọn quan lại Phong kiến xưa kia mà thôi.
Nhưng rồi không hiểu sao từ “quan chức” dần dần được dùng ngày càng nhiều. Bây giờ thì ngay trên báo chí chính thống cũng được sử dụng phổ biến, chẳng thấy e ngại…
Ở tầng lớp cán bộ thấp như trưởng thôn bản, bí thư, chủ tịch xã ở một số nơi, báo chí đã nói toẹt ra là “cường hào ác bá mới”, ví dụ như khi đọc loạt bài viết về “Gánh nặng quê nghèo” đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam hồi giữa năm 2015.
Và nay thì đối với đội ngũ cán bộ các cấp, báo chí vẫn thả phanh nói khơi khơi là “quan chức”, chả cần phải gìn giữ. Bây giờ cái “bộ phận không nhỏ”… đã nhiều đến mức “Kỷ luật hết thì lấy ai làm việc!” (CTQH Nguyễn Sinh Hùng). Bây giờ, việc “chỉ mặt đặt tên” và truy tố ra trước tòa án những quan chức, kể cả quan chức cao cấp “ăn của dân không từ thứ gì” (PCT nước Nguyễn Thị Doan) thì không khó. Và trong thực tế, TBT - CTN Nguyễn Phú Trọng đã được người dân ca ngợi trong “chiến dịch đốt lò”.
Với thái độ khoa học, chúng ta không nên vơ đũa cả nắm. Trong đội ngũ cán bộ, công chức cũng còn không ít người tốt, xứng đáng là công bộc của dân, nhưng vì “ngồi cùng chiếu” với những ông “quan cách mạng”, nên họ bị vạ lây… Lâu nay dân gian xuất hiện một thành ngữ: “Tuy (ông ấy) là đảng viên, nhưng mà tốt” !... Chẳng lẽ cái tốt trong Đảng lại là cá biệt?!... Ví dụ, rất ít những người được ca ngợi như ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, ông Nguyễn Sự, cựu bí thư thành ủy Hội An … Có lần ông Nguyễn Sự nói: đã làm “quan” là phải đàng hoàng”.
Bây giờ từ “cán bộ” chỉ được sử dụng chính thức trong các văn bản của hệ thống chính trị, còn trong đời sống xã hội, truyền thông... người ta thường gọi là “quan chức”…