Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

LIÊN VĂN BẢN VÀ (TỰ) CHUYỂN HÓA

Đỗ Quyên
Thứ hai ngày 17 tháng 2 năm 2020 2:17 PM

Liên văn bản & (Tự) Chuyển hóa.

Tư tưởng & Văn học & Chính trị;

Tác giả & Người (chuyển) dịch & Người trình bày.

Toàn là các mối quan hệ giữa những cặp đôi, cặp ba phạm trù xưa hơn trái đất. Bài nhỏ đây chỉ là một cách minh họa. Minh họa để cập nhật. Cập nhật, nhân một “hiện tượng” không chỉ ở mức báo chí, mạng xã hội mà - nếu “nâng quan điểm” thì nó - lên tới tầm quốc gia, đất nước, thậm chí… “dân tộc”!

Bày tỏ ngay cái nhìn của riêng tôi với hiện tượng đó: Nội hàm bình thường thôi, song nó bị/được “trở thành” khác thường là ở diễn ngôn, nhất là bởi ngoại diên của nó. Chừng 15-20 năm đổ về trước, chắc nó chẳng “trở thành” gì...

*

A. Nội dung

1. C. MÁC & PH. ĂNG-GHEN: "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" (1848)

"Ngoài ra, người ta còn buộc tội những người cộng sản là muốn xoá bỏ tổ quốc, xoá bỏ dân tộc. Công nhân không có tổ quốc. Người ta không thể cướp của họ cái mà họ không có.

Vì giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc[9], phải tự mình giành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu."

-----------

[9] Trong bản tiếng Anh xuất bản năm 1888 thay cho những chữ "tự vươn lên thành giai cấp dân tộc" là những chữ “tự vươn lên thành giai cấp chủ đạo trong dân tộc".

Trên đây là trích nguyên văn từ bản dịch tiếng Việt của trang marxists.org "Marxists Internet Archive" (Lưu trữ tư liệu mạng Mác-xít), tại link

https://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1840s/tuyen/phan_02.htm

2. ĐỖ QUYÊN chiểu theo link trên mà liên văn bản ra thành "Chương kết: Tuyên ngôn của Chủ Nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách" của tiểu thuyết Đẻ Sách (Người Việt Books - 2018).

Trong đó có đoạn sau:

"Chưa hết! Người ta còn buộc tội những Nhà Văn Ăn Thịt Người Đẻ Sách là muốn xóa bỏ văn học Tổ quốc, xóa bỏ văn chương dân tộc, xóa bỏ ngôn ngữ mẹ đẻ. Nhà Văn Ăn Thịt Người Đẻ Sách không có ngôn ngữ văn học. Người ta không thể cướp của họ cái mà họ không có.

Vì giai tầng Ăn Thịt Người ở mỗi nước, ở mỗi ngôn ngữ trước hết phải giành lấy văn quyền, phải tự vươn lên thành giai tầng dân tộc, phải tự mình giành quốc ngữ, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai tầng Không Ăn Thịt Người hiểu."

(Trang 319-320, Đẻ Sách; cũng có thể xem trích đoạn trên tại

https://www.trieuxuan.info/?pg=tpdetailHYPERLINK "https://www.trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=18316&catid=&fid=18265"&HYPERLINK "https://www.trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=18316&catid=&fid=18265"id=18316HYPERLINK "https://www.trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=18316&catid=&fid=18265"&HYPERLINK "https://www.trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=18316&catid=&fid=18265"catid=HYPERLINK "https://www.trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=18316&catid=&fid=18265"&HYPERLINK "https://www.trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=18316&catid=&fid=18265"fid=18265 )

3. NHỊ LÊ không “liên văn bản” theo kiểu văn học, mà ắt là “tự chuyển hóa” với hướng tích cực cho Đảng, ra thành bài "Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc".

In trên báo Đầu Tư số 15 (3622) ra ngày 3/2/2020 và trang mạng baodautu.vn trong dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

https://baodautu.vn/dang-tu-minh-ngay-cang-xung-dang-tro-thanh-dan-toc-d115313.html

Với 2 đoạn, thiển ý, hệ trọng nhất:

"Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Chính trị lúc này là đạo đức. Đạo đức chính là đòi hỏi và cũng là nền tảng để Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc Việt Nam."

"Đó là con đường Đảng tự mình xứng đáng trở thành dân tộc, xứng đáng là ‘đứa con nòi của giai cấp lao động’, người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân!"

B. Phụ lục:

I. Tham khảo:

1) Hai trích dẫn gốc từ bản dịch tiếng Việt:

Sau bài báo trên, Nhị Lê - tại phỏng vấn của báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam - đã phản biện rõ ràng:

"Trong tác phẩm ‘Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản’, khi bàn về tính dân tộc của Đảng Cộng sản, C. Mác và Ph. Ăngghen viết: ‘Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc’, nhưng tính dân tộc biểu hiện như thế nào thì chưa có điều kiện làm rõ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm rõ tính dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam.” ("Tít bài ‘Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc' gây tranh cãi: TS Nhị Lê lên tiếng"; vtc.vn 6/2/2020:

https://vtc.vn/chinh-tri/tit-bai-dang-tu-minh-ngay-cang-xung-dang-tro-thanh-dan-toc-gay-tranh-cai-ts-nhi-le-len-tieng-ar526174.html?fbclid=IwAR2TO2024gAfnnWjMvuqBfAj5V73li6qUhGS6Ck_OrxtWlC9uTggvru-SIs )

Còn đây là trích đoạn có các câu mà Nhị Lê tư vấn Mác và Ăng-ghen:

“Công nhân không có tổ quốc. Người ta không thể cướp của họ cái mà họ không có. Vì giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu.” (Bản dịch tiếng Việt của Nxb Sự Thật; dẫn từ Gia Ninh Trần FB 8/2/2020, tại link

https://www.facebook.com/gianinh.tran.3/posts/2509836512563271 ).

Mời coi thêm hình được chụp từ sách (theo FB Thu Nga & Hoàng Xuân Huấn).

Chốt: Sợi chỉ đỏ trong bản dịch “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” mà Nhị Lê từng tham chiếu là “phải tự mình trở thành dân tộc.

(Chi tiết sau đây thì nhỏ: ở bản dịch mà ĐQ liên văn bản là “phải tự mình giành dân tộc”.)

Còn đây, 2 ý kiến về bản dịch tiếng Việt phát sinh sau đề tài Đảng-(CSVN)-trở-thành-dân-tộc-(Việt-Nam):

+ "Công nhân không có tổ quốc. Chúng ta không thể cướp của họ cái mà họ không có. Vì giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành GIAI CẤP LÃNH ĐẠO CỦA DÂN TỘC, phải tự mình trở thành MỘT PHẦN CỦA DÂN TỘC, do đó phải mang tính dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu." (Theo Sen Hoa FB 6/2/2020:

https://www.facebook.com/people/Sen-Hoa/100000283104576 )

+ "Góp ý cho tác giả: Câu tiếng Đức trên là từ Bản Tuyên ngôn ĐCS năm 1848. Còn sau này đã sửa lại rồi! Cụ thể: Cụm từ ‘sich zur nationalen Klasse erheben’ trong bản 1848 nói trên (nghĩa là ‘trở thành giai cấp dân tộc’) 40 năm sau, năm 1888, đã được sửa lại thành ‘zur führenden Klasse der Nation’ (nghĩa là ‘trở thành giai cấp lãnh đạo của dân tộc’)!” [Minh Muon Nguyễn còm trên Gia Ninh Trần FB]

2) Hai bản nguồn của vấn đề (tôi trích ra từ lò marxists.org):

- Nguyên bản tiếng Đức của trích đoạn nói trên trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" của Mác & Ăng-ghen:

"Den Kommunisten ist ferner vorgeworfen worden, sie wollten das Vaterland, die Nationalität abschaffen. Die Arbeiter haben kein Vaterland. Man kann ihnen nicht nehmen, was sie nicht haben. Indem das Proletariat zunächst sich die politische Herrschaft erobern, sich zur nationalen Klasse [53] erheben, sich selbst als Nation konstituieren muß, ist es selbst noch national, wenn auch keineswegs im Sinne der Bourgeoisie."

-----------

[53] 1888: zur führenden Klasse der Nation

https://www.marxists.org/deutsch/archiv/marx-engels/1848/manifest/2-prolkomm.htm

- Bản dịch tiếng Anh:

"The working men have no country. We cannot take from them what they have not got. Since the proletariat must first of all acquire political supremacy, must rise to be the leading class of the nation, must constitute itself the nation, it is so far, itself national, though not in the bourgeois sense of the word."

https://www.marxists.org/archive/marx/works/1848/communist-manifesto/ch02.htm

II. Kết

Nhân đây, "người trình bày" Đẻ Sách xin ngả lời cáo lỗi mà vừa may mắn tìm ra ở dịp này: Trong sách in (tr. 296) và bản trên mạng trieuxuan.info đã dẫn, các chữ "bản tiếng Việt của Chu Đình Châu" cần được sửa thành "bản tiếng Việt của 'Marxists Internet Archive' marxists.org".

Số là khi làm sách, tâm thân bị quay cuồng tít mù đặng chạy theo liên văn bản gần như từng chữ một cùng hai nhà tư tưởng lớn hàng đầu nhân loại, kẻ liều (nên dễ ẩu) này đã bé cái nhầm: nhòm tên người trình bày văn bản lên mạng (HTML markup) lộn thành tên dịch giả của bản Tuyên ngôn.

Mới hay, dẫu là ai, nhà tư tưởng, nhà văn hay nhà chính trị - người đi trước kẻ theo sau - chẳng có ai là "tác giả" đích thực của Cuộc sống. Tất cả đều là “người chuyển hóa”, "người (chuyển) dịch", "người trình bày" cho một Thực tại/ Hiện thực/ Thực tiễn nào đó mà thôi. Các “người” đó - theo quan sát từ một “người” lừng danh J. W. Goethe (đồng hương Đức quốc với Mác và Ăng-ghen) - hết thảy đều màu xám mà chỉ có “tác giả” Cây đời là mãi mãi xanh tươi.

“Chuyện không có chi phải ầm ĩ.” Thì vẫn, W. Shakespeare - một “người chuyển hóa”, "người dịch", "người trình bày" ở tầm đầu bảng thiên hạ - đã bảo rồi. Lại bằng tiếng Ăng Lê cổ hẳn hoi. Lại trong một kịch phẩm danh tiếng mang tên "Much Ado About Nothing". Lại từ tít tận năm 1598 lận, hơn đứt 1848 những là 250! Nói chi đến 2018, rồi 2020…

Vancouver, 15/2/2020

Đỗ Quyên