Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Ký sự quê nhà

Dương Hướng
Thứ ba ngày 6 tháng 1 năm 2009 9:13 PM
  Dương Hướng
 
Chuyện là thế này. Sáng sớm, sau hôm đại hội bế mạc, cả hai vợ chồng tôi tay xách vai mang lỉnh kỉnh những thứ linh tinh: từ cân táo Tàu đến cân chả mực, vài thang thuốc Bắc về làm quà cho cha mẹ.
   Đã có kinh nghiệm nhảy xe về quê nên tôi đã phải kiên quyết từ chối ba chiếc xe chợ phanh kít trước mặt lôi kéo, cuối cùng vợ chồng tôi lên được chiếc xe gọi là uy tín chất lượng cao của hãng Hoàng Hà. Thời buổi kinh tế thị trường khách hàng là thượng đế, được phụ xe mời mọc chăm sóc rất chu đáo. Xe có điều hòa nhưng trời lạnh nên nhà xe chỉ mở chế độ thông gío cho thoáng. Cảm giác lâng lâng khi xe lao lên cầu Bãi Cháy. Vợ chồng tôi được nhà xe xếp cho ngồi hàng nghế sau tài xế. Câu chuyện rôm rả bắt từ một vị  khách ngồi cạnh tài xế, anh ta kể cho tài xế biết bao nhiêu là chuyện. Chuyện nào cũng sống động làm những người xung quanh không thể làm ngơ. Tuy những chuyện vị khách chỉ kể với anh tài xế nhưng người kể đã cố thể hiện khiến mọi người chú ý. Vị khách và tài xế cũng tầm tuổi bốn lăm, bốn bảy. Qua những câu chuyện, vị khách tỏ ra là người dày dạn trường đời, am hiểu thông thạo mọi chuyện thời sự quốc tế, thấu đào nền văn minh nhân loại, biết cả nhưng chuyện thâm cung bí sử chiều chính. Chả hiểu anh ta đọc trên mạng hay thâu lươm từ chính cuộc đời từng trải của anh ta. Người khách tỏ ra tự tin trước tất cả những người xung quanh. Đúng là thời thế quả là thay đổi. Những vấn đề lớn lao của thời đại, những chuyện xưa nay được coi là thiêng liêng cao cả hay chuyện chính trị nhạy cảm, anh ta nói cứ tưng tửng như ở chốn không người chẳng chút kiêng nể ai. Thỉnh thoảng bà xã tôi lại bấm vào sườn tôi mỗi khi anh ta nói những câu gai rợn cả người. Nào là chuyện chủ nghĩa cộng sản ở đông âu sụp đổ, đến chuyện đời tư của bác Hồ, chuyện cuối đời của tổng bí thư Lê Duẩn. Anh ta còn ngân nga giảng giải ý nghĩa sâu kín ca từ bài hát của cố nhạc sỹ Trần Hoàn...Nghĩa là vị khách cố tỏ ra cho mọi người thấy anh ta là người hiểu biết trong mọi lĩnh vực. Kể cả chuyện tình báo gián điệp đến chuyện dẹp những phần tử nổi loạn ở Tây Nguyên mấy năm trước cho đến tình hình người chết và bị thương vì tai nạn giao thông ngáy càng gia tăng...Càng nghe anh ta nói, chẳng riêng vợ chông tôi mà tất cả hành khách xung quanh cứ im thít nghe anh ta nói.
   Bắt đầu chỉ là đề tài quen thuộc được anh tài xế khơi mào là chuyện bắn tốc độ của cảnh sát giao thông và chuyện đối phó tài tình của những người tham gia giao thông. Chẳng hiểu từ bao giờ tất cả cánh lái xe đã thiết lập được một mối liên minh rất chi là tự giác, lại rất đồng bộ thông báo rất chi tiết
và chính xác mọi hoạt động của cảnh sát giao thông đang hoạt động trên các tuyến đường. Chỉ băng những động thái đưa những ngón tay lên ra hiệu cho, nhau thể nào đó mà họ hiểu được tường tận cảnh sát giao thông đang làm gì, ở đoạn đường nào. Thỉnh thoảng tái xế còn nhoay nhoáy điện thoại gọi oang oang như chỉ huy đánh trận: A lô, chú ý con 1289 nó bám đuôi đấy, để nó vượt, vét hết khách có mà ăn cám con ạ. Lúc lại bất chợt kêu rống lên, hãy chú ý ở đoạn M... đang có công an. Lúc lại chử
i đổng: Mẹ kiếp,phải đề phòng mấy cha cảnh sát nằm cả trên tầng hai ngôi nhà bên đường kia kia, nó dòm qua cửa sổ để bắn tốc độ thì xe nào thoát được. Nghe anh tài chửi đổng, vị khách cười hô hố bảo,
thế vẫn chưa cao thủ bằng dùng loại xe tôáic mui, cơ động, lúc mai phục chỗ này lúc chỗ khác, lái xe chỉ có chịu không biết đâu mà lường. Nghe vị khách nói tôi ngỡ như chính anh ta là người trong cuộc.
Đến cả những chuyện thái độ nóng lạnh của cảnh sát ở trạm nọ trạm kia anh ta cũng biết. Anh ta còn biết cả chủ trương của cảnh sát, cuối năm thường phải hoàn thành chỉ tiêu nộp phạt nên mới không  chịu làm luật. Cứ vi phạm là phạt thẳng căng. Với lại giờ nhà nước mới có chính sách cho cảnh sát được hưởng phần trăm số tiền phạt nên họ chịu khó săn lùng để tận thu. Họ mai phục cả những nơi ngõ ngách mà người tham gia giao thông chủ quan không đội mũ bảo hiểm. Thảo nào bữa nọ chính mắt tôi đã chứng kiến cảnh dân chúng đứng xem người cảnh sát giao thông rượy đuổi đối tượng vi phạm không đội mũ bảo hiểm chạy quanh quảng trường chợ giống như trong phim hình sự. Kẻ phạm lỗi liều thân điên cuồng vù ga cứ nhăm chỗ đông người luồn lách, lẩn tránh lao cả xe lên vỉa hè làm cho dân chúng hoảng loạn, chạy dạt lên vỉa hè, tái xanh tái xám mặt mày. Kẻ phạm lỗi coi sinh mạng dân chúng như cỏ rác. Có lúc kẻ chạy trốn tý lao vào ô tô, vội rú ga lao vào một chị phụ nữ ngã lăn quay ra đất mà kẻ chạy trốn và người đuổi bắt vẫn không chịu bỏ cuộc. Đang từ chuyện giao thông, người lái xe phán câu xanh rờn:
•-          Thời buồi này, khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ biết là sống. Mẹ kiếp, cứ trông thăng T...xưa chỉ là thằng buôn chó giờ thành tỷ phú.
•-          Tỷ phú chó gì nó! Người khách tỏ ra am tường, toàn tiền của các quan lớn cả đấy. Chưa bao giờ quan chức lại có uy như thời nay. Và cũng chưa bao giờ cái Uy của các quan lại bị lợi dụng triệt để trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội như bây giờ. Đành rằng cái uy thật thì chả nói làm gì, nào là khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp, công ty ấy là của ông này bà nọ thì rõ rồi, đích thị rồi, nhưng lại còn cả trăm ngàn cái nhà hàng, khách sạn công ty mượn tiếng lấy oai của ông này bà nọ để làm ngáo ộp dọa thiên hạ. Chung quy lại chỉ thằng nào nghiêm túc là đói, chỉ thằng nào giữ gìn trung thành với lý tưởng lại bị coi là lạc hậu. Buồn cười thế, khối kẻ xưa không chịu được cuộc sống khó khăn đã chạy trốn ra nước ngoài bị quy tội là phản bội tổ quốc, giờ có tiền về lại trở thành Việt kiều yêu nước đấy thôi. Vậy là lòng yêu nước yêu dân được tính bằng tiền. Quan chức tham nhũng giàu có hăng hái làm từ thiện để tỏ rõ tình thương dân nghèo. Vị khách vừa nói xong, người lái xe hào hứng đọc làu làu những vần thơ khiến mọi người ngỡ ngàng. Trong đất nước rất nhỏ có một thủ đô rất to. Trong cái thủ đô rất to có những con đường rất nhỏ. Trên những con đường rất nhỏ lại có những ngôi biệt thự rất to. Trong những ngôi biệt thự rất to có những cô vợ nhỏ. Những cô vợ nhỏ dành cho những ông quan to. Những ông quan to đeo những cái cặp rất nhỏ, trong những cái cặp rất nhỏ thường có những dự án rất to. Những dự án rất to nhưng hiệu quả lại rất nhỏ. hiệu quả rất nhỏ nhưng thất thoát thì rất to, những thất thoát đó thường được coi là những lỗi rất nhỏ.
   Mải nghe những vần thơ mà tôi đã được đọc của nhà văn YBan trên trang trannhương.com, Khi xe đã chạy tới khu đất đang đượângn gạt rộng mênh mông bên trái trục đường 10, anh tài xế nói như để giới thiệu với hành khách đây là nhà máy cán thép của Trung Quốc đã mua đất đầu tư. Nơi đây sẽ lại mọc lên khu chung cư của người Trung Quốc. Đàn ông Trung Quốc sẽ lại lấy những cô gái Việt Nam. Đời này qua đời khác họ sinh cơ lập nghiệp sinh con đẻ cái con đàn cháu đống. Việt Nam mình sẽ lại tràn ngập người Việt gốc Hoa, lại có những phố Hoa Kiều, giống như thời trước năm 1979.
Lời người lái xe vừa dứt, vị khách kẻ cả, anh chỉ lo bò trắng răng, các quan thời nay khôn lắm, cứ có nhiều tiền vào túi riêng của mình thì đến cả mồ mả ông bà ông vải các quan cũng bán tuốt. Chung
 quy lại chỉ khổ dân cày thôi. Tốt hơn, ta tranh thủ thời cơ đục nước béo cò,  Nhận rõ điều này, năm vừa rồi tôi đã làm được một việc vô cùng hệ trọng, Anh biết việc gì không? Tôi đã xây được cái nghĩa
trang gia đình rộng cả nửa sào mà chả mất một xu tiền đất. Đám cán bộ xã ức đến tận cổ mà đếch làm gì được nhá. Dân tình thì chả còn hiểu ra làm sao. vị khách nói và thú nhận là mình đã gặp may
như thể có quý  nhân phù trợ. Anh biết không, lúc đầu, chỗ ấy nó chỉ là khoảng đất trũng bỏ  hoang bị dân đào bới lấy đất lấy cát xây mồ mả nên nó thành những cái thùng nước. Vậy mà chỉ trong vòng
vài ba ngày chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu xi măng gạch cát sỏi sắt thép, huy động toàn lực trả công cao gấp đôi bình thường, tôi cấp tập cho xây tường bao, đổ bê tông ngay tắp lự từng phần mộ,
 và trông cây xanh, làm đường vào nghĩa trang nom hoành tráng. Cứ gọi là mười đời con cháu nhà tôi sau này vẫn không hết chỗ nằm. Anh tài xế bỗng thốt lên hỏi, anh làm thế có giấy tờ gì không?-
 Anh hỏi ngơ bỏ mẹ, dân quê xưa nay xây mồ mả ông bà làm sao phải giấy phép. Anh tài xế lại cãi:
Quê tôi làm thế có mà chính quyền nó làm thịt.- Ấy, vấn đề là chỗ đó, vị khách cười khẩy, phải biết chớp thời cơ. Đúng vậy, nếu tôi xây trước đó, hoặc xây sau đó cũng sẽ chết toi với bọn xã. Nhưng tôi đã tính rồi, tôi xây đúng vào dịp ấy, dịp có một vị quan chức giàu có từ thành phố về cũng tính chuyện xây nghĩa trang gia đình. Trước khi xây ông ta cũng đã phải đi khắp lượt những thành phần từ quan xã đến quan thôn cho đến thẳng quản trang. Ông ta xây được thì tôi cũng xây được. Rốt cục ông ta xây hết hơn một tỷ, tôi chỉ vài trăm triệu tiền nguyên vật liệu và công thợ. Bon xã thưa biết động vào tôi thì viên quan kia sẽ muối mặt nên cứ phải lờ đi. Cán bộ lờ đi thì dân ai thèm để ý.  Câu chuyện của vị khách đang còn rôm rả thì bất chợt anh ta ngồi bật dậy nói, mài chuyện nên đã quá mất mấy cây số rồi. Chào tất cả mọi người. Anh tài xế cho xe dừng lại, vị khách nhảy tót xuống đường còn ngoái lại cười rõ tươi, vẫy tay chào anh tài xế hay chào tất cả hành khách trên xe ai mà biết được? Xe chuyển bánh chạy tiếp. Mọi người trên xe chợt lặng đi, không thấy ai bình luận điều gì.
Ký sự quê nhà (phần 2)
Dương Hướng
Dì Tào cậu Tưởng
Câu chuyện của vị khách trên chuyến xe chất lượng cao của hãng Hoàng Hà cứ ám ảnh mãi trong tâm trí tôi. Khi về đến nhà gặp cảnh dì và cậu tôi, khiến tôi không thể không viết. Dì Tào và cậu Tưởng đều là em ruột của mẹ tôi. Chúng tôi gọi dì Tào là do tập tục quê tôi, con gái về nhà chồng thì gọi theo tên chồng, Tào là tên chồng dì. Chú Tào đã hy sinh trong chiến trường miền Nam thời đánh Mỹ. Dì Tào ở vậy nuôi ba cô con gái. Cả ba cô con gái dì đều đặt tên vần T: Toan, Tính, Toán. Dì tôi cho dù có lo toan tính toán thế nào cũng không tránh khỏi số. Cái số dì rõ là vất vả trăm đường. Ba người con gái của dì thì hai người đã trưởng thành lấy chồng sinh  con ở riêng nơi khác.
   Dì Tào ở với Toan. Toan bị bệnh từ nhỏ nên ở vậy với dì Tào. Hai mẹ con chăm sóc lẫn nhau. Nói là chăm nhau, nhưng thực tế Toan bị bệnh động kinh phải uống thuốc quanh năm, dì Tào lo tất mọi việc. Mới cách đây ít ngày, Toan bị ngã xuống ao chết. Bữa tôi về thắp hương cho Toan, dì Tào khóc lặng trong lòng. Nỗi đau mất mát của dì Tào khiên tôi xúc động nhớ những lần về, Toan tất tả lao tới nắm tay ôm cổ tôi mừng.  Dì Tào chính là nguyên mẫu nhân vật trong truyện ngắn Dì Sa của tôi in ở tạp chí văn nghệ quân đội từ năm 1987. Sở dĩ tôi viết được cái truyện ngăn ấy là do lần về thăm nhà, dì tôi bàn tính đi vào trong Nam đưa hài cốt của chú Tào về quê. Cả nhà ái ngại cho dì vì ngày ấy hoàn cảnh còn khó khăn, Tính, Toán còn đang tuổi ăn học, nhưng dì nhất mực bằng mọi giá quyết đưa bằng được hài cốt chú Tào về quê. Dì bảo nếu không đưa được chú Tào về, lỡ lại sảy ra chiến tranh lần nữa thì sao. Câu nói của dì khiến tôi gai cả người. Dì chả lo cho bản thân mà chỉ lo hài cốt chú Tào bị thất lạc lần nữa ( Mộ chí chú Tào bị thất lạc mãi tới năm 1986 mới tìm thấy) Bao năm nay mỗi lần về quê tôi thấy dì Tào lại già đi. Làng xóm nhà cửa đường xá to rộng hơn xưa mà sao vẫn thấy nó xác xơ, thưa vắng và buồn hưu hăt toàn thấy người già. Thanh niên phụ nữ trai tráng đi sạch. Sự chênh lệch mức sống giữa thành thị nông thôn quá lớn khiến họ lao ra thành phố làm ăn. Trẻ con cũng thưa vắng. Nông thôn mà tre xanh không còn, cây cối trụi lủi. Chẳng còn cảnh gốc đa bến nước sân đình. Nông thôn hiện đại hóa nhanh bằng tiền bán đất để làm đường, bán đất để làm lễ đón mừng danh hiệu anh hùng. Cũng giống nhà nước mình bán đồng ruộng cho người nước ngoài để con cháu nông dân trở thành kẻ làm thuê cho họ. Nơi đây những năm chiến tranh chống Mỹ quân dân khí thế hào hùng. Lòng dân phơi phới nuôi quân đánh giặc. Tân binh lớp lớp từng đợt luyện quân chi viện cho chiến trường. Cậu em tôi ngày tôi đi chiến trường còn là cậu bé lẽo đẽo chạy theo sau xem đoàn quân ra trận, giờ đã thành ông lão râu ria tua tủa ngồi bóc lạc. Hơn bốn mươi năm chẳng thay đổi được gì. Thấy vợ chồng tôi về cậu bảo, anh chị sang thăm dì Tào, nay là ngày giỗ chú dì đã làm cơm cúng ban trưa. Chiều vợ chồng tôi sang thăm dì, nhà cửa vắng lạnh, dì không có nhà. Khổ thế, bây giờ thân một mình nên dì suốt ngày đi chùa ăn chay niệm phật. Hễ nghe nhà nào có đám tang hay có người ôm đau, dì là người bao giờ cũng có mặt trước tiên. Niềm tin của dì Tào gửi nơi thần phật, hy vọng kiếp sau được làm kiếp người. Dì Tào không có nhà, vợ chồng tôi mượn xe máy của cô em đi thăm cậu Tưởng. Cậu Tưởng là anh trai dì Tào. Ngày cậu còn khỏe mỗi lần tôi về thăm đều thấy cậu tôi mải mê làm việc gì đó. Bữa thấy cậu đào xới ngoài vườn, bữa cậu mò mẫm dưới ao. Cái ao đầu ngõ được cậu tôi rào chắn bằng lưới thép rất công phu. Nhìn những đàn cá chạy loăng quăng dưới nước, vườn cây trước cửa hoa trái bốn mùa xanh tốt, tôi nhận ra mồ hôi công sức của cậu tôi đã đổ không ít. Tóm lại cậu tôi là người xốc vác mọi công việc gia đình xã hội. Từ một đại tá phó trung đoàn trưởng trung đoàn tăng thiết giáp, đã từng chiến đấu trong chiến trường quân khu 5, giải phóng Đà Nẵng 29/3/1975. Mùa khô năm 1972 cả đơn vị tôi bị đói nằm trong rừng, nhìn đồng đội thằng nào cũng môi thâm mát trăng vì sốt rét. Cả tuần chả được hạt cơm, đến bữa anh nuôi chia đều mỗi thằng một khoanh sắn luộc dài chừng hai hoặc ba đốt ngón tay tuy thuộc vào củ to nhỏ. Bữa đó tôi nghe có tiếng xe tăng ì ầm và bất ngờ cậu tôi xuất hiện đến thăm tôi. Nhìn cảnh lính tráng chúng tôi đói ăn, cậu sai cần vụ về xe lấy đầy hai ruột tượng gạo và mấy hộp thịt hộp tặng chúng tôi. Bữa đó cánh lính tiểu đội tôi được bữa no cơm. Cậu cháu ôm nhau khóc. Cậu tôi là con trai duy nhất đi chiến trường biền biệt,ngày bà tôi mất vẫn không về được, lễ đưa tang bà tôi chỉ có mỗi cây gậy và vòng rơm đặt bên quan tài bà để hương hồn bà tôi ra đi được thanh thả.Và hôm nay về thăm cậu. Cậu tôi nằm bé quắt queo trên giường, nghe tiếng tôi, cậu khẽ mở mắt nhìn, đưa tay nắm chặt bàn tay tôi. Giọng cậu lào phào: Cậu không sống được nữa rôi Hướng ơi. Vợ chồng cháu về được với cậu thế này là mừng rồi, Tôi lặng người nhớ hôm 30/4/1975 cậu dông thẳng xe vào đơn vị hỏi thăm xem tôi có còn sống không. Tôi lao tới đứng sững trước mặt cậu. Cậu tôi thảng thốt kêu lên: Hòa bình rồi cháu ơi. Cậu cháu mình sống rồi. Cậu tôi ra quân mang hàm đại tá, cậu ra chỗ tôi hỏi cháu ở gần biên giới Trung Quốc xem có ai cần phiên dịch tiếng Trung mách cậu với. (cậu tôi học 7 năm chuyên ngành tăng thiết giáp bên Trung Quốc) Tôi bảo, đại tá về hưu như cậu ai lại đi làm phiên dịch cho mấy thằng buôn lậu. (ngày ấy cửa khẩu Móng Cái mới mở, mấy tay buôn lậu rất cần người phiên dịch tiếng Trung) Câu nói của tôi khiến cậu chạnh lòng buồn mãi. Cậu tôi lại về nhà nhận chức chủ tịch hội cựu chiến binh xã cho đến phút lâm bệnh nặng năm liệt giường như lúc này nhưng vẫn lo tết năm nay không biết có lo được chút quà cho anh em cựu chiến binh ăn tết. Tôi nắm bàn tay cậu Tưởng, lại chợt nghĩ tới dì Tào và bỗng nghe âm vang tiếng xe tăng năm nào gầm rú, cái dáng oai hùng của cậu tôi năm nào cứ chập chờn hiện lên và cả hình ảnh vị khách cười rõ tươi vẫy chào tạm biệt người lái xe khách chất lượng cao của hãng Hoàng Hà với những câu chuyện của họ cứ ám ảnh tôi mãi trong chuyến về quê này.
 

Quê nội
Những cảnh đời đi vào trang văn
Quê nội tôi có tục cả làng làm chạp tổ vào ngày mồng một tháng chạp. Vào ngày này dòng họ nào khấm khá tắt bềp ông bà con cháu kéo nhau đến từ đườn họ cúng tổ đánh chén tưng bừng, họ nào yếu hoặc quá đông không kham nổi thì đại diện mỗi nhà một người. Những năm đói kém, mỗi suất đinh góp vài ba đồng, bát gạo, mấy năm gần đây mỗi suất cũng chỉ vài ba chục ngàn là cỗ cũng đủ món xôi thịt, rượu, cam táo Trung Quốc vàng rực ban thờ tổ. Tôi là trưởng Quê nội tôi có tục cả làng làm chạp tổ vào ngày mồng một tháng chạp hàng năm. Vào ngày này, dòng họ nào khấm khá tắt bếp, ông bà con cháu kéo nhau đến từ tộc nên năm nào cũng phải hai lần về cúng tổ vào ngay mồng 1 tháng 5 là ngày giỗ tổ và ngày 1 một tháng chạp là ngày chạp tổ. Ông chú họ tôi tuyên bố xanh rờn: Một năm bốn tiết xuân hạ thu đông anh không về được thì đóng tiên theo suất đinh ở nhà chúng tôi lo, nhưng hai ngày trọng đại- mồng một tháng năm và mồng một tháng chạp, anh là trưởng họ không thể vắng mặt. Cảnh giỗ chạp có trong tiềm thức từ ngày tôi còn bé tý, cả họ gọi tôi là thằng trưởng nam con và ông chú họ giao làm mật vụ chuyên đi canh chừng trong lúc sắp cỗ nhốn nhào có ai ăn vụng xôi oản hay ăn cắp thịt, cá, tiết canh lòng lơn thì báo cho chú. Tôi đã đưa vào tiểu thuyết Bến không chống cả mấy chương viết về dòng họ nhà tôi với những dữ kiện kinh hoàng khi tôi còn là cậu bé con lên mười, chứng kiến cảnh ngôi từ đường họ bốc cháy rừng rực vào một buổi sáng trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Và những nhân vật như chú Vạn, Hạnh, Dâu, Thắm đều là những người trong họ tộc và bạn bè thân tình trong làng, trong xóm. Suốt bao năm, kể từ ngày ngôi từ đường bị cháy trụi, họ Dương tôi không còn nơi để cúng tổ, làm chạp (họ nhà tôi lớn, dân số chiếm tới nửa làng) Sau này lớn lên đi bộ đội tôi nung nấu có ngày sẽ bằng mọi giá phải xây lại ngôi từ đường để họ tộc có nơi thờ cúng tổ tiên. Tới giờ phút này nhìn ngôi từ đường mới, nhìn bà con họ tộc đến cúng tổ, lòng tôi nao nao. Quê tôi nghèo lắm, cả họ trông chờ vào mối mình tôi là trưởng lại lại là nhà văn chắc phải giàu có lắm. Chả thế, ngày tiểu thuyết Bến không chồng lên phim, ông chú họ đọc báo, xem ty vi, nghe người ta kháo thế nào mà đúng đêm giao thừa năm ấy, thắp hương cúng vái xong, ông thay mặt cả họ điện cho tôi, giọng đấy phấn khích: Hướng ơi, mày được mấy trăm triệu tiền bản quyền phim Bến không chồng, bỏ ra vai ba chục triệu, xây từ đường họ nhà mình cho thật oách vào nhá! Mày về mà xem thằng họ Vũ nó xây từ đường họ to nhất xã rồi. Tôi lặng người chẳng biết giải thích cách nào để ông chú hiểu tiền bản quyền tiểu thuyết  làm phim chỉ được có bốn triệu, tôi ngại đi lấy, đành phải viết giấy ủy quyền cho cô con gái ngày ấy đang học phân viện báo chí trên Hà nội để nó chi tiêu đóng tiền học, tiền thuê nhà hàng tháng. Riêng chi tiết này nhà văn Tô Đức Chiêu, đồng hương với tôi đã viết một bài in trên báo Tiền Phong ngày ấy. Khi báo ra tôi chỉ lo ông chú biết, thế nào cũng bị ông cho một trận. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua, nhờ phúc tổ, tôi và bà con trong họ cũng đã xây được ngôi từ đường bằng toàn bộ tiền bản quyền tác phẩm Bến không chồng dịch sang tiếng Pháp và tiếng Ý cộng với tiền đóng góp của bà con họ tộc. Linh hồn cụ tổ họ Dương nhà tôi lâu nay không nơi nương náu, lang bạt kỳ hồ trên ngọn đa ngọn quéo, nay đã có nơi trú ngụ, con cháu khói hương tuần rằm giỗ tết. Bữa khánh thành từ đường cả họ ăn mừng suốt từ chiều hôm trước sang hết ngày hôm sau, múa hát chầu văn dâng hương vui như ngày hội. Tôi xúc động thấy cả bí thư chủ tịch xã cũng sắm lễ vào dâng hương cụ tổ nhà tôi. Ngày chạp tổ năm nay vẫn diễn ra như mọi năm, vẫn những hồi chuông ngân vang lẫn lời thỉnh cầu...a mô di đà... hương hồn cụ tổ linh thiêng mờ ảo trong khói hương nghi ngút. Tôi nhận ra từng gương mặt bà con họ tộc cô dì chú thím, đang thành tâm khấn vái. Trong số họ có rất nhiều người là hình bóng của những nhân vật trong các sáng tác của tôi. Mỗi người mang một số phận. Có người đã mất, những cô gái trong Bến không chồng xưa trẻ trung duyên dáng giờ thành bà già, da nhăn nheo. Thím Xeng ngày nào bị tôi bắt quả tang ăn vụng xôi trong ngày giỗ tổ, bao năm nay chỉ sống bằng nghề cắp mủng khắp ngõ xóm đường làng bán rong ngô rang, kẹo lạc cho trẻ con, giờ ốm nằm liệt giường. Mỗi lần về thăm thím, biếu thím năm chục một trăm, thím mắng yêu: Cha bố anh trưởng họ, lại còn cho cả tiền thím. Thắm, con gái thím năm nay đã ngoài năm mươi vẫn không chịu lấy chồng nguyện sống một mình làm bà tổ cô. Họ tôi có đến mấy cô đã về già vẫn không chồng. Lần nào về tôi cũng thấy Thắm lụi cụi một mình trong gian nhà cấp bốn chỉ kê vừa chiếc giường và bộ bàn ghế nhỏ. Tôi không sao lý giải nổi đời người đàn bà lại có thể sống âm thầm lặng lẽ suốt cả một thời con gái xuân sắc. Hồi trẻ Thắm cũng mặn mà duyên dáng lắm. Ngay cả con sông Đình, với cái bến không chồng xưa nước trong leo lẻo, cả làng chiều chiều đều ra tắm mát cùng lũ trẻ chung tôi lặn ngụp tối ngày, cảnh sắc nên thơ là vậy mà sao giờ như nhỏ hẹp lại, nước đục ngầu không một bóng chim tăm cá. Môi trường đồng đất bị hủy diệt vì thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Tôi ngẩn ngơ khao khát nhớ về kỷ niệm xưa, cả niềm yêu thương và nỗi đau nhân thế. Tôi một mình lần mò ra bến không chồng. Không còn con ba ba thuồng luồng hiện lên mặt nước săn bắt trẻ con. Dấu tích đoạn sông Hạnh tắm đêm vì sự cuốn hút gợi dục của dòng nước mát khiến Hạnh phát điên vì nhớ Nghĩa giờ không còn nữa. Bên kia sông cây ruối già cổ thụ đầu cánh mả Rốt có con ma mặt đỏ trú ngụ chuyên săn hiếp đàn bà phụ nữ góa chồng giờ cũng không còn. Hồi làm phim Bến không chồng, tôi và đạo diễn Lưu Trọng Ninh về chọn cảnh tìm cây đa bến nước sân đình để quay đành phải ra đi vì hai cây cổ thụ đã chết ngẻo từ lâu. Nền đình Đoài xưa giờ là trụ sở đảng ủy. Lần tôi về tặng đảng ủy, ủy ban xã cuốn tiểu thuyết Bến không chồng đúng vào ngày đảng bộ xã họp, các đảng viên truyền tay nhau xem và bình luận thế nào đó. Đến tối, đang ăn cơm tôi nghe bà vợ ông Đột nói oang oang từ ngoài sân: Thằng Hướng về đấy a, mày viết sách nói xấu gì ông Đột nhà bà hả. Tôi sững sờ đành phải lựa lời giải thích để bà bớt giận: Bà lại nghe người ta hiểu lầm cháu rồi, cháu nói là nói cái thời cuộc nó thế! (Ông Đột ngày ấy không biết chữ được bầu làm chủ tịch xã cầm ngược lá đơn của Lão Khi xin bán trâu lại ngỡ đơn kiện). Ông Đột cũng chỉ là nạn nhân thôi...Cả làng mình ai cũng tốt... Tôi phải giải thích mãi bà Đột mới hiểu ra và bảo: có thế chứ, cái thời ấy chả riêng gì ông Đột nhà bà, cả làng cả nước đều u mê tỳ quốc thế. Bà Đột hả hê ra về. Lại đến cái đận xã tổ chức đón danh hiệu anh hùng thật hoành tráng, anh con trai ông Đột gọi tôi ra giọng uất ức: Anh thấy đấy, bố em là chủ tịch đầu tiên của cái xã này, anh đã viêt cả trong tiểu thuyết mà đến ngày đón danh hiệu anh hùng chúng nó không thèm mời bố em, cán bộ bây giờ họ chỉ nghĩ đến tiền thôi, ai lắm tiền là chúng trọng chúng mời, bất kể người đó có là việt gian phản động. Tôi phải an ủi anh con trai ông chủ tịch tiền bối của xã để anh ta thông cảm cho cán bộ xã bây giờ họ cũng phải lo toan quá nhiều công việc nên quên đấy thôi...Tôi nói tránh đi thế để anh ta bớt giận. Chuyện này chẳng riêng gì cán bộ xã tôi, căn bệnh thành tích, đúng hơn, người Việt chúng ta, căn bệnh Hoành tráng đã ngấm vào máu rồi khó sửa lắm. Cũng tại muốn hoành tráng nên phải cố, phải xoay xở đủ đường, muốn hoành tráng phải có tiền, muốn có tiền phải ‘vận động nhìn xem anh nào có khả năng tài trợ bất kể anh ta là ai. Quyên góp vẫn không đủ nên đành phải bán đi mấy mảnh đất để có tiền tổ chức đón danh hiệu anh hùng cho thật hoành tráng. Từ anh nông dân nghèo rớt mồng tơi vẫn thich hoành tráng, vẫn thích oai, ăn chưa đủ no cũng cố gom góp chắt chiu làm được ngôi nhà rõ to. Có người làm xong được nhà thì nợ chồng chất, có anh chưa làm xong đã ngẻo. Còn mọi chuyện cưới xin ma chay cũng phải làm cho thật hoành tráng. Rồi đên cả ông nhà nước cũng thích ‘hoành tráng, cái gì cũng muốn nhất thế giới, đánh nhau cũng anh hùng nhất, nước mình thì nhỏ mà thủ đô cũng phải to nhất nhì thế giới. Rồi các trụ sở đảng, các cơ quan công quyền, các ban ngành, đoàn thể, đến các cơ quan xí nghiệp từ trung ương đến địa phương, anh nào cũng muốn hoành tráng. Hình thức thì nom rõ lộng lẫy nhưng nội dung thì lạc hậu trì trệ nghèo nàn, hiệu quả kinh tế lại thấp. Trên ty vi chả mấy ngày là không phát trực tiếp các chương trình kỷ niệm lế lạt hội hè hoành tráng tiêu tốn tiền tỷ trong khi dân còn đang khốn khổ trăm đường. Ông anh tôi bảo, cứ đà này nông thôn chỉ còn ông bà già. Bọn trẻ bây giờ tìm mọi cách đi hết, kẻ ra thành phố, người đi nước ngoài làm thuê...
 Tôi lững thững từ bến không chồng bước lên cầu Đá Bạc (cầu Đình Đoài). Dòng sông cạn kiệt, nước đục ngầu. Xa xa là cánh mả rốt, nhấp nhô lăng mộ đủ sắc mầu vàng son. Các cụ nói cấm sai Âm thịnh dương suy. Ngôi mộ tổ dòng họ Dương nhà tôi cũng mới xây nom thật ‘hoành tráng. Nơi ấy có cả nấm mồ Nguyễn Vạn, Trần Tăng, Ngô Quất, là những nhân vật trong ba cuốn tiểu thuyết Bến không chồng- Dưới chín tầng trời và Trần gian đời người của tôi. Bên kia cầu là nền Đình Đoài xưa, bây giờ là trụ sở đảng ủy xã. Hai cây quéo cổ thụ đã chết ngẻo từ bao giờ. Chính nơi đây là máu thịt, là tình yêu đời tôi. Nước sông Đình vừa trong vừa mát- đồng làng Đoài bát ngát lúa ngô... Câu ca ngày nào lại vang lên.
  -Ảnh 1 Ngôi từ đường họ Dương bị cháy trụi thời cải cách sau 47 năm mới được xây dựng lại
  -Ảnh 2 đội tế dâng huong ngày khánh thành từ đường họ Dương
Ảnhbây giờ là Dòng sông cạn kiệttNền đình Đoàiđể quay thì đành phải thất vọng ra đi vìchọn cảnhgiờ cũng không                Hạnh             Hạnh Phúc