Trang chủ » Truyện

THIÊN MỆNH ...

Nguyễn Chính Viễn
Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2011 7:02 PM
        
 Ông sinh năm con Rắn – tuổi Tỵ, cung Tốn, mạng Thổ. Bà sinh năm  con Trâu - tuổi Sửu, cung Đoài mạng Hoả. Thầy tướng lấy lá số Tử vi cho ông bà  trước khi thành gia thất đã mách bảo rằng trai cung “Tốn mà lấy vợ Sửu sẽ gặp nhiều khó khăn về hào con cái, về nghiệp thì trước thịnh sau suy. Ông Thầy còn đọc cho mấy câu thơ 7 chữ nói về cung Tốn lấy cung Đoài như sau : “ Số cao cay đắng cực thân mình/ Lục sát tương xung phạm khắc hình/ Nhà cửa ruộng vườn tiền của sạch/ Cháu con cơ khổ lắm linh đinh”...Nhưng ông Thầy cũng khôn, biết dựa vào thời thế mà phán nước đôi là với thời hiện đại “tên lửa” bây giờ thì vẫn do hai người quyết định là chính, trục trái đất còn lệch nữa là số má, vả lại cũng “Đức năng thắng số mà! chứ xem xét mà làm gì !” Đến ông thầy khác, thì lại được nghe : “tốt đấy, trai Thổ mà lấy gái Hoả là đắc vị, quan vị dồi dào, con cháu đầy đàn và sang giầu. Nhưng ông thầy này cũng nói trai “cung” này lấy gái tuổi này thì “Long khổn vô vô, điền tài miên miên” rồi ông ngâm nga : “ Rồng cạn thiếu mưa giầu sang nhưng thiếu con trai,dù là có cũng  không học hành đỗ đạt gì. Hào con gái tôt, tiền bạc ruộng vườn giầu có bền lâu”. Ông đã hỏi bà “Thầy dạy thế em nghĩ sao?”, bà đã cười và hỏi lại ông “ Sao là sao, còn anh? Rồi lí nhí nói trong cổ họng, Anh định chạy làng rồi đấy à?. Ông cười : Em biết anh là Đảng viên chứ, vô thần mà! Làm thế người ta kỷ luật bỏ xừ ! Hỏi thế thôi...ai lại bỏ em !”Chỉ cái tên hai người cũng đẹp, ghép đôi với nhau đã thấy duyên phận rôi : Quốc – Đoàn - vệ quốc đoàn! Họ đã cưới nhau theo đời “ sống mới” có phông màn treo ở đầu hội trường , hai chữ đầu của tên hai người lồng với nhau trên tấm phông xanh da trời có những đám mây trắng và hai con cò trắng đang bay, con bay trước ngoái lại nhìn con bay sau nhìn thật tình cảm, đại diện nhà gái nhà trai lên phát biểu, có lãnh đạo lên công nhận họ là vợ chồng, bây giờ nghĩ lại việc lãnh đạo lên công nhận họ là vợ chồng đúng là việc làm thừa và vô duyên ! Rồi mời nhau ăn kẹo hút thuốc. Thế là khăn gói đến ở với nhau. Bà đã đứng trong tóp chưa đầy năm mẹ đã đầy tháng con, đứa con trai đầu lòng đã ra đời trong dãy nhà tập thể ở ven đồi phía tây công trường, nơi chung cư cao tầng bây giờ. Những lần vượt cạn sau này của bà đều nhẹ nhàng thanh thoát không vất vả như một số những bà mẹ khác. Đã có người hỏi ông bà là lời thầy bói phán có đúng không, ông bà đều cười rổn rảng : Đúng một nửa sai một nửa, trong cuộc sống chúng tôi đã lấy đức làm đầu nên ông trời đã điều chỉnh căn số cho được hưởng phúc lộc dồi dào cả hai, các cụ chẳng dạy : “Ở cho có “đức” có “nhân”, thì Trời Phật sẽ giành “phận” cho, thế thôi! Bảo hào con khó khăn, con đưòng sinh nở lúc bấy giò là khó khăn lắm, đứa nào cũng sài đẹn, xưng phổi, viêm họng, ghẻ lở...thuốc thang thiếu thốn, nhưng có đầu có tai nuôi dai cũng lớn, ba cháu đấy, có nếp có tẻ, học hành đến nơi đến chốn đều thành đạt cả, kỹ sư, trung cấp, con cái của chúng sinh ra đều xinh xẻo hay ăn chóng lớn học hành giỏi  giang. Ông bà tâm sự trong cuộc đời biết tôn trong nhau, bảo ban nhau thì gia đình luôn trong ấm ngoài êm, hạnh phúc, kinh nghiệm ông cha đã dạy bảo con người biết sống theo nền nếp, làm ăn chính tắc thì bao giờ cũng hay cũng tốt, con người biết hướng thiện làm việc thiện là hạnh phúc bao giờ cũng phúc lộc dồi dào...Bà cũng chẳng dấu diếm , cũng công nhận chồng bát có khi xô, đôi khi cũng cơm chẳng lành canh chẳng ngọt...nhưng biết điều chỉnh lại qua.
       Ông bà đều là bộ đội Cụ Hồ. Ông là thương binh sau chiến dịch Mậu Thân 68, hạng 3/4 cũng năm 1968 sau đợt được điều dưỡng ra Bắc rồi được chuyển ngành, do có trình độ văn hoá nên nhà nước cho đi học một lớp trung cấp Kinh Tế tại Hà Đông, sau về Vùng Mỏ công tác, năm 1993 thì nghỉ hưu. Hồi mới về ông làm việc tại văn phòng Công ty Than, một công ty vừa mới được thành lập làm nhiệm vụ vừa xây dung cơ bản vùa sản xuất than thuộc miền Tây Tỉnh Quảng Ninh, được phân công theo dõi nhân lực, thuộc biên chế phòng Lao động tiền lương, qua nửa năm công tác và  thử thách về nghiệp vụ ông đã được đề bạt chức trưởng phòng định mức lao động tiền lương của xí nghiệp cơ giới thi công. Hồi đó người ta rất quý trọng người đi bộ đội về. Những ngày đầu thật vất vả nhìn kiểu cách làm việc của phái dân sự, làm ông bực mình, ông có tham vọng muốn đem phong cách kỷ luật nhà binh vào xí nghiệp, ông đã vận dụng hình thức “quân sự hoá” trong công việc: điểm danh trước giờ làm việc,chấn chỉnh khâu định mức, viết nội quy kỷ luật nơi làm việc, đi sâu sát tổ đội, uốn nắn kịp thời những việc làm sai trái, nghiêm khắc kỷ luật những tổ đội khai vống khối lượng để tăng thu nhập. Lúc đầu mọi người nhìn thấy ông đã cảm thấy khó chịu, bức xúc nhưng rồi đều công nhận ông là con người chí công vô tư, tuy có nóng nảy đôi chút nhưng sòng phẳng chẳng ghét bỏ ai. Một câu chuyện tuyển người làm ông nhớ mãi cho đến bây giờ. Đó là việc xí nghiệp được công ty cho phép tuyển chọn thêm một số lao động phổ thông vào xí nghiệp để bổ xung cho đội cầu đường Một cô gái tuy không đẹp nhưng có những nét duyên rất ưa nhìn, từ vùng Hải dương sang . Bây giò người ta gọi là cuộc thẩm vấn để kiểm tra tinh thần thái độ đối với công viêc . Ông đã hỏi người con gái  “Tên cô là gì?” . Cô gái cười trả lời : “ Thưa là Khoai”. Ông đã hơi nhíu lông mày, hỏi tiếp : “Họ”. Cô gái lại cười : “ Ngô”! Sợ nghe nhầm ông hỏi lại với giọng hơi căng căng một chút : “Họ của cô?” Cô gái vẫn trả lời “ Thầ là Ngô ạ!”. Ông đã nhìn thẳng vào mặt cô gái xuýt nữa thì bật cười nhưng ông đã kịp kìm lại được. Ông đã  mỉm cười nhắc lại  “Ngô...Khoai , thật hay! ” Cô gái cũng cười : Mẹ em bảo hôm mẹ em đang trồng khoai ở ngoài đồng thì đẻ em nên đặt tên là Khoai để cho nhớ và làm kỷ niệm . Em cũng muốn đổi tên khác cho đep một tý nhưng mẹ em kiên quyết không cho! Chuyện này cũng được nhắc lại trong buổi  lễ cưới của cô sau này. Bà, vợ ông cũng được chuyển ngành năm 1972, họ đã gặp nhau trên công trường xây dựng và tìm hiểu nhau nên đã thành vợ chồng, cũng nghỉ hưu năm 1993.Trong những năm tháng ở vùng mỏ, ông bà đã bươn trải khắc phục nhiều khó khăn, để nuôi dạy con cái trưởng thành. Ngoài việc giúp nhau đảm bảo ngày giờ công ông bà còn tranh thủ lên rừng đồi phát cây cuốc đất trồng rau, khoai, sắn, hồi đó quản lý đất cát chưa chặt chẽ như bây giờ. Mỗi năm lại thu hoạch được lứa lợn sấp sỉ hơn  1 tạ, bà mở quán “Bình Dân” bán cháo, thuốc nước vào buổi sáng cho khách trong địa bàn để có đồng ra đồng vào. Do vậy cuộc sống của ông bà cũng không đến nỗi khó khăn thiếu thốn. Hàng xóm láng giềng cần giúp đỡ cần nhờ vả điều gì là ông bà xắn tay áo sắn sàng giúp đỡ ngay. Cuộc sông gia đình ông bà  không đến nỗi nào.
       Các cụ thường nói : Sông có khúc người có lúc. Đúng vậy! anh thuộc tuýp người sức dài vai rộng, khoẻ khoắn, suốt ngày trên nương rẫy, sáng dạy từ lúc 5 giờ sáng, tối mịt mới về , da lúc nào cũng đen nhẻm, ông bảo “đen như bồ hóng thế này, mọt không ăn đưoc”! Nhưng rồi vào một ngày có  gió mùa đông bắc về thì anh đổ bệnh, Lúc đầu húng hắng ho, sau nóng sốt ho ho kéo dài rồi bật máu tươi, nghĩ là bị lao phổi, cắt thuốc uống nhưng không  khỏi, rồi xuất hiện triệu trứng ù tai, sưng tấy mắt, cả nhà lại đoán “Thiên đầu thống” lại bốc thuốc mát, hạ hoả để uống. Kém ăn, người gầy rộc hẳn, Bệnh càng ngày trầm trọng, bà đã gửi con hàng xóm, đóng cửa quán đưa ông đi bệnh viên K để khám, sau những công đoạn chiếu chụp Bác sĩ kết luận ông bị bệnh hiểm nghèo, bệnh ung thu vòm họng. Qua tư vấn của vị Bác Sĩ, muốn chạy chữa được phải mất 4-50 triệu mới có hy vọng khỏi. Lúc này ông nghĩ đã hơn 60 tuổi rồi, “chết” được rồi, lấy đâu 4-50 triệu mà chạy chữa! Với số tiền như vậy, lúc bấy giờ là to lắm. Ông đã tuyên bố với mọi người, là vào tuổi này ông đã có quyền được chết, không chữa. Xóm giềng nghe ông nói vậy đã phản đối kịch liệt, phân tích trái phải để cho ông nghe. Bạn  bè đồng ngũ biết tin đã gọi điện tới tấp đến yêu cầu ông không được làm thế “còn nước con tát”. Có bạn đồng ngũ ở cách xa hàng trăm cây số cũng đã đến với ông, tổ chức ngay cuộc họp đồng ngũ tại nhà để ra nghị quyết yêu cầu ông “phải Sống” không được tiêu cực thối chí, phải kiên quyết chữa bệnh, phải sống vì đồng đội vì gia đình.  Có ông bạn quê ở tận thị trấn Tân Kỳ Nghệ An cũng đem vợ ra chăm sóc ông hàng tuần, mọi chi phí đều tự lo. Hội Cựu chiến binh đã cho ông vay tiền. Thằng con trai đang học năm thứ 3 Đại học Mỏ Địa chất cũng tức tốc về và ra lời tuyên bố với ông “Nếu bố muốn chết con cũng sẽ bỏ học!”... thế là “nhiều tay vỗ nên kêu”, cùng với sự giúp đỡ của bà con trong xóm phố, sự vay mượn bạn bè, sự gom góp của con cháu trong nội tộc ông đã có hơn số tiền để đi chữa bệnh ở Hà Nội, Bà đã đi  chăm sóc ông, Ông thường  khoe với mọi người  : Tôi đã thuộc Hà Nội như trong lòng bàn tay,vì ông đã sống ở đất Hà Thành 7 tháng liền . Ông đã được BV chạy chữa bằng phương pháp trị liệu chất lượng cao, làm đúng lời dặn dò chỉ bảo của thầy thuốc, sáng dậy phải làm gì, xúc miệng như thế nào, chỉ được ăn thứ gì, ăn bao nhiêu v.v...nhất nhất đều được bà ghi chép cẩn thân và bắt ông thực hiên nghiêm chỉnh.
Bà đã lên ở với ông, thức khuya dạy sớm chăm sóc ông, quan tâm bữa ăn giấc ngủ đến nơi đến chốn, động viên ông. Nhờ vào lòng tin, sự động viên của bà và các con cháu, làng xóm, sự quyết tâm chạy chữa đến hôm nay bệnh tình của ông đã ổn định, Ông tự hào, bệnh ông khỏi được là do gặp thầy giỏi thuốc hay. Tiếp sau đó cứ 3 tháng một lần ông lại phải về Hà nội để lấy thuốc điều trị do BV phát cho để uống..
Trong những ngày ông bị bệnh, mọi sinh hoạt đoàn thể xã hội, cả sinh hoạt chi bộ ông được tạm nghỉ để dường bệnh. Bây giờ bệnh đã ổn định ông lại hăng hái tích cực tham gia công tác xã hội : Ông làm Tổ phó tổ Thương Binh Tình nghĩa của khu, Tổ trưởng Tổ NCT. Tích cựa tham gia sinh hoạt Đảng. Bản chất người lính Cụ Hồ vẫn được ông bà duy trì và phát huy. Ông  thường xuyên có mặt ở tổ cờ để điều hành và tham gia đánh cờ với mọi người. Còn bà là tổ phó Tổ thể dục Dưỡng Sinh, Tổ phó Tổ Phụ Nữ, Tổ phó tổ Hội CTĐ... Nhân dịp Hội CCB kỷ niệm ngày thành lập, Ông Bà đã được tặng Kỷ Niêm Chương của Hội.
        Ông bà đã tư vấn cho con gái, con rể làm thủ tục vay tiên Ngân hàng, mở một dây truyền Sản xuất nuớc sạch cao cấp để phục vụ cho người dân trong khu dân cư, vừa là để ổn định cuộc sống gia đình, vừa là có tiền để trả dần những khoản tiền nợ vì chưã bệnh, tri giá gần 2 tỷ đồng. Vì là giây truyền nhập của Mỹ, nên cơ sở sản xuất của ông được mang tên “Quốc Tế Hạ Long”, chính nhờ việc làm này mà  đã tạo công ăn việc làm cho gấn chục lao động trong khu vực và trả dần được những nợ lớn. .
        Nhìn sức khoẻ của ông ngày được cải thiện rõ rệt, ai cũng vui mừng. Ông đã nói ra cửa miệng, ông được vượt qua số mệnh, khoẻ như ngày hôm nay là có sự nỗ lực của bản thân, của gia đình, sự cưu mang giúp đỡ của những bạn bè đồng ngũ, bà con xóm phố chăm sóc giúp đỡ đến nơi đến chốn. ơn ấy ông phải trả...
        Con gái, con rể ông nay là chủ doanh nghiệp đang điều hành sản xuất kinh doanh. Hàng ngày cả nhà đều bị hút váo vòng xoáy công việc sản xuất kinh doanh để làm giầu cho gia đình và xã hội.
Bà nhìn ông và nhẩm tính, kể từ ngày ông tuyên bố “ kiên quyết ra đi” đến nay cũng được gần chục năm rồi đấy ông nhảy! Ông cười :  Bởi vì tôi thấy nhiều người ung thư vòm họng có ai khỏi đâu nên cũng muốn ra đi cho bà đỡ vất vả. Có lẽ nghị lực, lòng tin cộng với tình người đắp đổi đã cho tôi được sống với mọi người, với bà và con cái ít lâu nữa, đúng không?.... !